12 ngành luật cơ bản trong hệ thống pháp luật Việt Nam

12 ngành luật cơ bản trong hệ thống pháp luật Việt Nam

Hệ thống pháp luật Việt Nam là gì?

Hệ thống pháp luật Việt Nam là tổng thể các quy phạm pháp luật, các nguyên tắc, định hướng và mục đích của pháp luật có mối liên hệ mật thiết và thống nhất với nhau, được phân định thành các ngành luật, các chế định pháp luật và được thể hiện trong các văn bản do cơ quan nhà nước Việt Nam có thẩm quyền ban hành theo những hình thức, thủ tục nhất định để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam.

..

Những nội dung liên quan:

..

Các ngành luật cơ bản

Mục lục:

  1. Luật Nhà nước (Constitutional Law) (còn gọi là Hiến pháp – luật gốc)
  2. Luật dân sự (Civil Law)
  3. Luật tài chính (Finance Law)
  4. Luật đất đai (Land Law)
  5. Luật hành chính (Administrative Law)
  6. Luật lao động (Labour Law)
  7. Luật hôn nhân và gia đình (Marriage and Family Law)
  8. Luật hình sự (Criminal Law)
  9. Luật tố tụng hình sự (Criminal Procedure Law)
  10. Luật tố tụng dân sự (Civil Procedure Law)
  11. Luật kinh tế (Economic Law)
  12. Luật quốc tế (International Law)

Hệ thống pháp luật

Các ngành luật trong hệ thống pháp luật việt nam

Hiện nay, Việt Nam có hệ thống pháp luật phức tạp nhất thế giới, hệ thống này được đặc trưng bởi sự đồ sộ, rườm rà, rắc rối nhưng lại có quá nhiều kẻ hở và lỗ hổng, một hệ thống quy định chồng chéo, mâu thuẫn, thiếu đồng bộ gây cản trở và đè nặng lên người dân, doanh nghiệp, một hệ thống pháp luật thiếu tính thực tiễn, không có tính khả thi, thiếu sự minh bạch và không đi vào cuộc sống do quá trình xây dựng pháp luật thiếu tư duy, tầm nhìn, đầy cục bộ, thiếu công bằng và thể hiện lợi ích nhóm.

Dưới đây là 12 ngành luật cơ bản trong hệ thống pháp luật Việt Nam:

1. Luật Nhà nước (Constitutional Law) (còn gọi là Hiến pháp – luật gốc)

Luật Nhà nước là ngành luật bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản về tổ chức quyền lực Nhà nước về chế độ chính trị, về chế độ kinh tế, văn hoá-xã hội, chế độ bầu cử, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quy định tổ chức và hoạt động của cơ quan Nhà nước trong bộ máy Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Luật Hiến pháp được coi là ngành luật chủ đạo trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Tất cả các ngành luật khác đều được hình thành trên cơ sở những nguyên tắc của luật Nhà nước và không trái với Hiến pháp.

Hiến pháp

2. Luật dân sự (Civil Law)

Luật dân sự là ngành luật bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ tài sản dưới hình thức hành hoá tiền tệ và một số quan hệ nhân thân dựa trên nguyên tắc: tự định đoạt, bình đẳng quyền khởi tố dân sự và trách nhiệm vật chất của các bên tham gia quan hệ đó. Nội dung luật dân sự bao gồm các chế định quy định về: quyền sở hữu, hợp đồng dân sự, quyền thừa kế, quyền tác giả, quyết phát minh sáng chế.

Bộ luật Dân sự

3. Luật tài chính (Finance Law)

Luật tài chính là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tạo lập, phân phối, sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước. Bao gồm các chế định sau: luật ngân sách Nhà nước, chế định thu, chi ngân sách Nhà nước, chế định về tài chính doanh nghiệp, bảo hiểm thương mại, tín dụng và thanh toán.

4. Luật đất đai (Land Law)

Luật đất đai là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật, là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội hình thành trong quá trình quản lý vag sử dụng đất đai, khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân mà Nhà nước là chủ sở hữu duy nhất, mặt khác cũng quy định chế độ quản lý, sử dụng đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

Luật đất đai

5. Luật hành chính (Administrative Law)

Luật hành chính là ngành luật bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các Quốc hội xã hội hình thành trong quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động chấp hành điều hành của Nhà nước trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội.

6. Luật lao động (Labour Law)

Luật lao động là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ lao động giữa người lao động làm công ăn lương với người sử dụng lao động. Các quy phạm pháp luật lao động quy định quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động, các tiêu chuẩn, các nguyên tắc sử dụng và quản lý lao động góp phần thúc đẩy sản xuất xã hội.

Bộ luật Lao động

7. Luật hôn nhân và gia đình (Marriage and Family Law)

Luật hôn nhân và gia đình là ngành luật bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ nhân thân, quan hệ tài sản phát sinh do việc kết hôn giữa nam và nữ. Như điều kiện kết hôn, quan hệ tài sản giữa vợ và chồng, cha mẹ và con cái. Nhằm mục đích đảm bảo hôn nhân tự do, tiến bộ, đảm bảo quyền bình đẳng nam nữ xây dựng gia đình hạnh phúc, bảo vệ lợi ích của bà mẹ trẻ em, chăm sóc, giáo dục con cái.

Luật Hôn nhân và gia đình

8. Luật hình sự (Criminal Law)

Luật hình sự là ngành luật bao gồm các quy phạm pháp luật quy định hành vi nào là tội phạm, mục đích hình phạt, điều kiện áp dụng hình phạt và mức độ hình phạt đối với người có hành vi phạm tội.

Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

9. Luật tố tụng hình sự (Criminal Procedure Law)

Luật tố tụng hình sự là ngành luật bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong việc điều tra, xét xử là kiểm soát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động điều tra, xét xử những vụ án hình sự.

Bộ luật Tố tụng hình sự

10. Luật tố tụng dân sự (Civil Procedure Law)

Luật tố tụng dân sự là ngành luật bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ giữa các cơ quan xét xử, viện kiểm sát nhân dân các cấp, đương sự và những người tham gia tố tụng khác trong quá trình điều tra, xét xử các vụ tranh chấp dân sự. Các quy phạm pháp luật của tố tụng dân sự quy định thẩm quyền, trình tự thủ tục xét xử và những vấn đề khác nhằm giải quyết đúng đắn việc tranh chấp dân sự.

Bộ luật Tố tụng dân sự

11. Luật kinh tế (Economic Law)

Luật kinh tế là tổng thể các quy phạm pháp luật làm cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của các loại doanh nghiệp ký kết hợp đồng kinh tế, về phá sản doanh nghiệp, về giải quyết các tranh chấp kinh tế.

12. Luật quốc tế (International Law)

Công pháp quốc tế

Luật quốc tế là tổng thể các quy phạm pháp luật được hình thành trên cơ sở thoả thuận giữa các quốc gia với nhau nhằm điều chỉnh quan hệ giữa các nước trong quá trình đấu tranh và hợp tác lẫn nhau. Luật quốc tế bao gồm hai bộ phận: Công pháp quốc tế và Tư pháp quốc tế.


Các tìm kiếm liên quan đến việt nam có bao nhiêu luật: pháp luật và hệ thống pháp luật việt nam hiện nay, các bộ luật trong hệ thống pháp luật việt nam, các bộ luật việt nam 2017, việt nam có bao nhiêu ngành luật, bộ luật là gì, 10 luật bộ luật của việt nam đang có hiệu lực, sơ đồ hệ thống pháp luật việt nam, các bộ luật của việt nam thời phong kiến, hay ke ten mot so luat cua nuoc ta, ngành luật của nước ta hiện nay, các ngành luật trong hệ thống pháp luật việt nam, nội dung cơ bản một số ngành luật trong hệ thống pháp luật việt nam, ngành luật nào quan trọng nhất, hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa việt nam, các ngành luật ở việt nam

Hệ thống pháp luật Việt Nam là gì?

Hệ thống pháp luật Việt Nam là tổng thể các quy phạm pháp luật, các nguyên tắc, định hướng và mục đích của pháp luật có mối liên hệ mật thiết và thống nhất với nhau, được phân định thành các ngành luật, các chế định pháp luật và được thể hiện trong các văn bản do cơ quan nhà nước Việt Nam có thẩm quyền ban hành theo những hình thức, thủ tục nhất định để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam.

Tại sao nói Hiến pháp là ngành luật chủ đạo trong hệ thống pháp luật Việt Nam?

Ngành Luật Hiến pháp có một vị trí đặc biệt. Ngành Luật Hiến pháp không chỉ là một ngành luật độc lập mà còn có vị trí là ngành luật chủ đạo của toàn hệ thống. Vị trí chủ đạo cũng là nội dung của mối quan hệ giữa ngành Luật Hiến pháp với các ngành luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Hiểu một cách đơn giản, vị trí chủ đạo có nghĩa là ngành Luật Hiến pháp thiết lập “con đường”, bảo đảm “hướng đỉ” cho sự hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật Việt Nam. Nói cách khác, ngành Luật Hiến pháp, bằng nội dung của các quy phạm pháp luật và các chế định của mình, vừa đóng vai trò tạo lập nền tảng, vừa dẫn dắt sự phát triển của hệ thống pháp luật Việt Nam cũng như các ngành luật khác trong hệ thống.
Ba khía cạnh thể hiện “Vị trí chủ đạo” của ngành Luật Hiến pháp
1) Quy phạm pháp luật của ngành Luật Hiến pháp làm nền tảng hình thành các ngành luật khác
2) Ngành Luật Hiến pháp làm nền tảng hình thành các ngành luật khác
3) Ngành Luật Hiến pháp thay đổi dẫn đến các ngành luật khác cũng phải thay đổi
>>> Xem thêm: Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước có hiệu lực pháp lí cao nhất

5/5 - (11045 bình chọn)

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Nếu cần BQT hỗ trợ gấp, vui lòng liên hệ hotline 1900.0164 bấm phím 0.

Phản hồi

  1. Ngành Luật Hiến pháp làm nền tảng hình thành các ngành luật khác
    Do do ngành Luật Hiến pháp làm nền tảng hình thành các ngành luật khác nên nhiều ngành luật thể chế hoá các tư tưởng chứa đựng trong các quy phạm pháp luật của ngành Luật Hiến pháp. Cũng chính vì điều này nên trong nhiều trường hợp, nếu các quy phạm pháp luật của các ngành luật đã lỗi thời và không còn phù hợp với tư tưởng của các quy phạm pháp luật tương ứng của ngành Luật Hiến pháp thì các quy phạm pháp luật của các ngành luật cụ thể đó sẽ bị vô hiệu. Ví dụ minh hoạ rõ ràng nhất cho mối quan hệ này chính là giữa ngành Luật Hiến pháp và các ngành luật thủ tục, ví dụ ngành luật tố tụng hình su, tó tụng hành chính, tố tụng dân sự v.v..

  2. Lí do ngành Luật Hiến pháp có vị trí nền tảng và chủ đạo trong hệ thống pháp luật Việt Nam là bởi vì đối tượng điều chỉnh của nó. Đối tượng điều chỉnh là nhân tố khách quan quyết định sự hình thành một ngành luật độc lập cũng như các đặc điểm riêng của ngành luật đó. Đối tượng điều chỉnh của ngành Luật Hiến pháp là các quan hệ cơ bản nhất và quan trọng nhất trong xã hội, là những quan hệ nền tảng mà chỉ khi nào xác định được hướng điều chỉnh chúng thì mới xác định được hướng điều chỉnh các quan hệ cụ thể. Qua việc điều chỉnh các quan hệ cơ bản, quan trọng nhất trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, ngành Luật Hiến pháp hình thành nên những quy phạm pháp luật nền tảng, cơ bản mà các quy phạm pháp luật của các ngành luật khác phải căn cứ vào khi điều chỉnh các quan hệ xã hội cụ thể của từng lĩnh vực.