Tại sao nói luật hành chính là ngành luật độc lập?

Chuyên mụcLuật hành chính, Thảo luận pháp luật luật Hành chính

Luật hành chínhngành luật điều chỉnh các hoạt động hành chính Nhà nước cụ thể là điều chỉnh những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong lĩnh vực tổ chức và hoạt động hành chính Nhà nước.

 

Những nội dung liên quan:

 

Khái niệm Luật hành chính

Luật hành chính ngành luật điều chỉnh các hoạt động hành chính Nhà nước cụ thể là điều chỉnh những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong lĩnh vực tổ chức và hoạt động hành chính Nhà nước.

Luật hành chính là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam

Luật hành chính là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam bởi luật hành chính có đối tượng điều chỉnh riêng, phương pháp điều chỉnh riêng, nguyên tắc hoạt động riêng và nguồn luật riêng.

Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của luật hành chính

Đối tượng điều chỉnh của luật hành chính

Đối tượng điều chỉnh của luật hành chính gồm ba nhóm lớm:

Nhóm thứ nhất: Nhóm quan hệ phát sinh trong quan trình cơ quan hành chính thực hiện hoạt động quản lý hành chính Nhà nước.

+ Giữa cơ quan hành chính cấp trên với cơ quan hành chính cấp dưới theo hệ thống dọc.

+ Giữa cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền chung với cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền chuyên môn cùng cấp ( Chính phủ với các bộ, cơ quan ngang bộ); giữa cơ quan hành chính có thẩm quyền chung với cơ quan chuyên môn trực thuộc nó ( Chính phủ với các cơ quan chuyên môn của nó như: ban quản lý lăng chủ tịch Hồ Chí Minh;mbảo hiểm xã hội Việt Nam; thông tấn xã Việt Nam; học viện chính trị – hành chính quốc gia Hồ Chí Minh; viện khoa học và công nghệ Việt Nam; viện khoa học xã hội Việt Nam; đài tiếng nói Việt Nam; đài truyền hình Việt Nam hoặc giữa ủy ban nhân dân tỉnh các cơ sở nội vụ, tài chính, lao động thương binh xã hội…)

+ Giữa cơ quan hành chính có thẩm quyền chuyên môn ở trung ương với cơ quan hành chính có thẩm quyền chung ở cấp tình: bộ với ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

+ Giữa cơ quan hành chính có thẩm quyền chuyên môn ở trung ương khác nhau: các bộ, cơ quan ngang bộ với nhau.

+ Giữa cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương với các đơn vị trực thuộc cơ quan hành chính ở trung ương đóng tại địa phương đó. Trong quan hệ này thì không có quan hệ về tổ chức nhưng có quan hệ về hoạt động.

+ Giữa cơ quan hành chính với các đơn vị cơ sở trực thuộc.

+ Giữa cơ quan hành chính Nhà nước với các tổ chức kinh tế thuộcc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Các tổ chức kinh tế này phải đặt dưới sự quản lý thường xuyên của cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương nơi đóng trụ sở.

+ Giữa cơ quan hành chính Nhà nước với các tổ chức xã hội.

+ Giữa cơ quan hành chính Nhà nước với công dân, người nước ngoài, người không quốc tịch.

Nhóm thứ hai: Nhóm quan hệ phát sinh trong quá trình các cơ quan Nhà nước xây dựng và củng cố chế dộ công tác nội bộ: kiểm tra, nâng cấp trình độ nghiệp vụ, khen thưởng, kỉ luật, sắp xếp nhân sự, tổ chức…

Nhóm thứ ba: Quan hệ được phát sinh trong quá trình cá nhân, tổ chức được Nhà nước trao quyền thực hiện hoạt động quản lý hành chính Nhà nước trong một số trường hợp cụ thể.

+ Trao quyền cho các nhân, tổ chức trong bộ máy Nhà nước như: tòa án nhân dân, thẩm phán chủ tọa phiên tòa…

+ Trao quyền cho cá nhân, tổ chức không phải trong bộ máy Nhà nước: chỉ huy tàu bay, tàu biển khi rời sân bay, bến cảng…

Phương pháp điều chỉnh của luật hành chính

Phương pháp điều chỉnh của Luật Hành chính là cách thức Nhà nước áp dụng trong việc điều chỉnh bằng pháp luật để tác động vào các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động quản lí hành chính Nhà nước

Phương pháp điều chỉnh của luật hành chính là phương pháp mệnh lệnh được hình thành từ quan hệ “quyền lực – phục tùng” giữa một bên có quyền nhân danh Nhà nước ra những mệnh lệnh bắt buộc đối với bên kia là cơ quan, tổ chức hoậc cá nhân có nghĩa vụ phục tùng các mệnh lệnh đó.

Chính môi quan hệ “quyền lực – phục tùng” thể hiện sự không bình đẳng giữa các bên tham gia quan hệ quản lí hành chính Nhà nước. Sự không bình đảng đó là sự không bình đẳng về ý chí và thê hiện rõ nét ở những điểm sau:

– Trước hết, sự không bình đẳng trong quan hệ quản lí hành chính Nhà nước thể hiện ỏ chỗ chủ thể quản lí có quyền nhân danh Nhà nước để áp đặt ý chí của mình lên đối tượng quản lí. Các quan hộ này rất đa dạng nên việc áp đạt ý chí của chủ thể quản lí lên đôi tượng quản lí trong những trường hợp khác nhau được thực hiện dưới những hinh thức khác nhau:

+ Hoặc một bên có quyền ra các mệnh lệnh cụ thể hay đặt ra các quy định bắt buộc đối với bên kia và kiểm tra việc thực hiện chúng. Phía bên kia có nghĩa vụ thực hiện các quy định, mệnh lệnh của cơ quan có thẩm quyền.

Ví dụ điển hình cho trường hợp này là quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới, giữa thủ trưởng với nhân viên.

+ Hoặc một bên có quyền đưa ra yêu cầu, kiến nghị còn bên kia có quyền xem xét, giải quyết và có thể đáp ứng hay bác bỏ yôu cầu, kiến nghị đó.

Ví dụ. Công dân có quyển yêu cầu (cùng vói những giấy tờ nhất định) công an quận, huyện giải quyết cho di chuyển hộ khẩu. Công an quận, huyện xem xét và có thể chấp nhận yôu cầu (nếu hổ sơ của cồng dân đó là hợp lộ) hoặc khổng chấp nhận (nếu hổ sơ không đầy đủ, không hợp lệ).

+ Hoặc cả hai bên đều có quyền hạn nhất định nhưng bên này quyết định điều gì phải được bên kia cho phép hay phê chuẩn hoặc cùng phôi hợp quvết định.

Ví dụ: Quan hộ giữa Bộ giáo dục và đào tạo và các bộ khác về việc quyết định hình thức, quy mồ đào tạo. Việc các bộ khác quvết định hình thức, quy mô đào tạo phải được Bộ giáo dục và đào tạo cho phép hay phê chuẩn.

– Biểu hiện thứ hai của sự không bình đẳng thể hiện ứ chỗ một bên có thổ áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhằm buộc đối tượng quản lí phải thực hiện mệnh lệnh của mình. Các trường hợp này được pháp luật quy định cụ thể nội dung và giới hạn.

Sự không bình đẳng giữa các bên tham gia quan hệ quan lí hành chính Nhà nước luôn thể hiộn rõ nét, xuất phát từ quy định pháp luật, hoàn toàn khống phụ thuộc vào ý chí chủ quan của các bên tham gia vào quan hệ đó.

Sự không bình đẳng giữa các bên là các cơ quan trong bộ máy Nhà nước bắt nguồn từ quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới trong tổ chức của bộ máy Nhà nước. Sự khống bình đẳng giữa các cơ quan hành chính Nhà nước với các tổ chức xã hội, đơn vị kinh tế. các tổ chức và cá nhân khác không bắt nguồn từ quan hệ lổ chức mà từ quan hệ “quyền lực – phục tùng”. Trong các quan hệ đó, cơ quan hành chính Nhà nước nhân danh Nhà nước để thực hiện chức năng chấp hành – điều hành trong lĩnh vực được phân công phụ trách. Do vậy, các đôi lượng kể trên phải phục tùng ý chí của Nhà nước mà người đại diện là cơ quan hành chính Nhà nước.

– Sự không bình đẳng giữa các bên tham gia quan hệ quản lí hành chính Nhà nước còn thể hiện rõ nét trong tính chất đơn phương và bắt buộc của các quyết định hành chính.

Các cơ quan hành chính Nhà nước và các chủ thể quản lí hành chính khác, dựa vào thẩm quyền của mình, trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình có quyền ra những mệnh lệnh hoặc đề ra các biện pháp quản lí thích hợp đối với từng đối tượng cụ thể. Những quyết định ấy có tính chất đơn phương vì chúng thế hiện ý chí cúa chủ thể quản lí hành chính Nhà nước trên cơ .sờ quyển lực đã dược pháp luật quy định.

Trong thực tiẽn quản lí có những trường hợp cơ quan hành chính Nhà nước ra quyết định do yêu cầu của cơ quan cấp dưới, đơn vị trực thuộc hav của cá nhân. Cũng có nhiều trường hợp trước khi ra quvốt định các chủ thể quản lí hành chính Nhà nước tổ chức trao đổi. thảo luận vổ nội dung quyết dịnh với sự tham gia của đại diện cho cơ quan cấp dưới, đơn vị trực thuộc hoặc những đối tượng có liên quan. Ngay cả trong những trường hợp này quvết định của cơ quan có thẩm quỵền vẫn có tính chất dơn phương hởi vì yêu cầu của các đối tưọng có liên quan, của cấp dưới hoặc V kiến đóng góp trong các cuộc thảo luận không có tính chất quyết dịnh mà chỉ là những ý kiến để chủ thể quan lí hành chính Nhà nước nghicn cứu, xem xét, tham khảo trước khi ra quyết định.

Những quyết định hành chính đơn phương đều mang tính chất bắt buộc dối với các đối tượng quản lí. Tính chất bắt buộc thi hành của các quyết đinh hành chính được bảo đảm bằng các biện pháp cưỡng chế Nhà nước. Tuy nhiên, các quyết định hành chính đơn phương không phải bao giờ cũng được thực hiện trên cơ sở cưỡng chế mà được thục hiện chủ yếu thông qua phương pháp thuyết phục.

Tóm lại, phương pháp điều chỉnh của luật hành chính là phương pháp mệnh lệnh đơn phương. Phương pháp này được xây dựng trên nguyên tắc:

– Xác nhận sự không bình đẳng giữa các bên tham gia quan hệ quản lí hành chính Nhà nước: một bên được nhân danh Nhà nước, sử dụng quyền lực Nhà nước để đưa ra các quyết định hành chính, còn bcn kia phải phục tùng những quyết định ấy.

– Bên nhân danh Nhà nước, sử dụng quyền lực Nhà nước có quyền dơn phương Va quyết định trong phạm vi thẩm quyền của mình vì lợi ích của Nhà nước, của xã hội.

– Quyết định đơn phương của bên có quyền sử dụng quyền lực Nhà nước có hiệu lực bắt buộc thi hành đối vói các bên hữu quan và được bảo đảm thi hành bằng cưỡng chế Nhà nước.


Các tìm kiếm liên quan đến tại sao nói luật hành chính là ngành luật độc lập: chứng minh luật hành chính là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật việt nam, tại sao nói luật hành chính là ngành luật về quản lý hành chính Nhà nước, phương pháp mệnh lệnh phục tùng trong luật hành chính, ngành luật độc lập là gì, khái niệm luật hành chínhm mệnh lệnh hành chính là gì, các nhóm đối tượng điều chỉnh của luật hành chính, phương pháp điều chỉnh của luật hình sự, tính mệnh lệnh đơn phương trong quan hệ hành chính, ngành luật hành chính là gì, pháp luật hành chính là gì, luật hành chính việt nam

Đối tượng điều chỉnh của luật hành chính?

Đối tượng điều chỉnh của luật hành chính gồm ba nhóm lớm:
Nhóm thứ nhất: Nhóm quan hệ phát sinh trong quan trình cơ quan hành chính thực hiện hoạt động quản lý hành chính Nhà nước;
Nhóm thứ hai: Nhóm quan hệ phát sinh trong quá trình các cơ quan Nhà nước xây dựng và củng cố chế dộ công tác nội bộ: kiểm tra, nâng cấp trình độ nghiệp vụ, khen thưởng, kỉ luật, sắp xếp nhân sự, tổ chức…;
Nhóm thứ ba: Quan hệ được phát sinh trong quá trình cá nhân, tổ chức được Nhà nước trao quyền thực hiện hoạt động quản lý hành chính Nhà nước trong một số trường hợp cụ thể.

Phương pháp điều chỉnh của luật hành chính?

Phương pháp điều chỉnh của luật hành chính là phương pháp mệnh lệnh được hình thành từ quan hệ “quyền lực – phục tùng” giữa một bên có quyền nhân danh nhà nước ra những mệnh lệnh bắt buộc đối với bên kia là cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có nghĩa vụ phục tùng các mệnh lệnh đó. Chính mối quan hệ “quyền lực – phục tùng” thể hiện sự không bình đẳng giữa các bên tham gia quan hệ quản lí hành chính nhà nước.

5/5 - (9761 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền