Đề cương ôn tập và một số đề thi môn Tội phạm học

Chuyên mụcĐề cương ôn tập, Tội phạm học Tội phạm học

Tội phạm học là môn học qua trọng trong chương trình đào tạo củ nhân luật ở Việt nam. Môn học nay cung cấp những kiến thức cơ bản về tình hình tội phạm, nguyên nhân của tình hình tội phạm, nhân thân người phạm, và các giải pháp phòng ngừa tội phạm.

..

Những nội dung liên quan:

..

Đề cương ôn tập môn tội phạm học

Nội dung:

Chương 1. Khái niệm Tội phạm học và vị trí Tội phạm học trong hệ thống các khoa học

1. Khái niệm Tội phạm học).

  • 1.1. Đối tượng nghiên cứu.
  • 1.2. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.
  • 1.3. Chức năng, nhiệm vụ và hệ thống Tội phạm học.

Xem thêm:

2. Vị trí Tội phạm học trong hệ thống các khoa học).

  • 2.1. Mối quan hệ giữa Tội phạm học với các khoa học xã hội.
  • 2.2. Mối quan hệ giữa Tội phạm học với các khoa học pháp lý.

Chương 2. Tình hình tội phạm

1. Khái niệm tình hình tội phạm.

  • 1.1. Các thuộc tính, đặc điểm của tình hình tội phạm.
  • 1.2. Các thông số của tình hình tội phạm

2. Tình hình tội phạm ở Việt Nam.

  • 2.1. Giai đoạn 1945- 1954.
  • 2.2. Giai đoạn 1955- 1975.
  • 2.3. Giai đoạn 1976- 1985.
  • 2.4. Giai đoạn 1986- nay.

Chương 3. Nguyên nhân và điều kiện tình hình tội phạm

1. Khái niệm nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm.

  • 1.1. Khái niệm.
  • 1.2. Các đặc điểm chung của nguyên nhân và điều kiện tình hình tội phạm.
  • 1.3. Ý nghĩa nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện tình hình tội phạm.

2. Phân loại nguyên nhân và điều kiện tình hình tội phạm.

  • 2.1. Căn cứ vào phạm vi, mức độ tác động của nguyên nhân và điều kiện tình hình tội phạm.
  • 2.2. Căn cứ vào nội dung, tính chất tác động của nguyên nhân và điều kiện tình hình tội phạm.
  • 2.3. Căn cứ vào nguồn gốc hình thành của nguyên nhân và điều kiện tình hình tội phạm.

3. Nguyên nhân và điều kiện tình hình tội phạm ở Việt Nam.

  1. 3.1. Giai đoạn 1945 – 1954.
  2. 3.2. Giai đoạn 1955 – 1975.
  3. 3.3. Giai đoạn 1976 – 1985.
  4. 3.4. Giai đoạn 1986 – nay.

Chương 4. Nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cụ thể

1. Khái niệm chung.

  • 1.1. Khái niệm tội phạm cụ thể và cơ chế tâm lý xã hội của hành vi phạm tội.
  • 1.2. Khái niệm nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cụ thể.

2. Các nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cụ thể.

  • 2.1. Nguyên nhân và điều kiện từ phía người phạm tội.
  • 2.2. Các tình huống, hoàn cảnh phạm tội cụ thể

Chương 5. Nhân thân người phạm tội

1. Khái niệm nhân thân người phạm tội.

  • 1.1. Khái niệm.
  • 1.2. Phân biệt khái niệm nhân thân người phạm tội với một số khái niệm khác có liên quan
  • 1.3. Ý nghĩa nghiên cứu nhân thân người phạm tội.

2. Mối quan hệ giữa các đặc điểm sinh học với các đặc điểm xã hội trong nhân thân người phạm tội.

  • 2.1. Quan điểm đề cao vai trò các đặc điểm sinh học)
  • 2.2. Quan điểm đề cao vai trò các đặc điểm xã hội.

3. Nội dung các đặc điểm nhân thân đặc trưng của người phạm tội.

  • 3.1. Các đặc điểm sinh học của người phạm tội.
  • 3.2. Các đặc điểm xã hội của người phạm tội.
  • 3.3. Các đặc điểm về nhận thức) tâm lý của người phạm tội

4. Phân loại người phạm tội.

  • 4.1. Phân loại theo giới tính, lứa tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp.
  • 4.2. Phân loại theo khuynh hướng chống đối xã hội.
  • 4.3. Phân loại theo dấu hiệu pháp lý hình sự.

Chương 6. Phòng ngừa tội phạm

1. Khái niệm phòng ngừa tội phạm.

  • 1.1. Khái niệm.
  • 1.2. Nội dung phòng ngừa tội phạm.
  • 1.3. Ý nghĩa của phòng ngừa tội phạm

2. Phân loại các biện pháp phòng ngừa tội phạm.

  • 2.1. Căn cứ vào phạm vi, mức độ tác động của biện pháp.
  • 2.2. Căn cứ vào nội dung, tính chất của biện pháp.
  • 2.3. Căn cứ vào đối tượng tác động của biện pháp.
  • 2.4. Căn cứ vào địa bàn, lĩnh vực cần phòng ngừa tội phạm.

3. Các nguyên tắc phòng ngừa tội phạm.

4. Các chủ thể phòng ngừa tội phạm.

Chương 7. Dự báo tình hình tội phạm và kế hoạch hóa hoạt động phòng ngừa tội phạm

1. Dự báo tình hình tội phạm.

  • 1.1. Khái niệm.
  • 1.2. Các nội dung dự báo tình hình tội phạm.
  • 1.3. Đặc điểm dự báo tình hình tội phạm.
  • 1.4. Các thông tin được sử dụng trong hoạt động dự báo tình hình tội phạm.
  • 1.5. Các phương pháp dự báo tình hình tội phạm.

2. Kế hoạch hóa hoạt động phòng ngừa tội phạm.

  • 2.1. Quá trình kế hoạch hóa hoạt động phòng ngừa tội phạm.
  • 2.2. Các thông tin, tài liệu được sử dụng trong kế hoạch hóa hoạt động phòng ngừa tội phạm.
  • 2.3. Các nội dung cơ bản của kế hoạch phòng ngừa tội phạm.
  • 2.4. Các tiêu chí đánh giá kế hoạch phòng ngừa tội phạm.
  • 2.5. Phân loại kế hoạch phòng ngừa tội phạm.

giao-trinh-toi-pham-hoc

Đề thi môn tội phạm học

Đề số 1

Câu 1 (3 điểm)

Trình bày các loại tội phạm ẩn trong các giai đoạn sau đây:

– Từ khi tội phạm được thực hiện cho đến trước khi bị khởi tố vụ án.

– Trong giai đoạn điều tra) truy tố.

– Trong giai đoạn xét xử.

Theo ý kiến của anh (chị), loại tội phạm ẩn nào chiếm tỷ lệ cao nhất? Vì sao?

Câu 2 (3 điểm)

Phân tích chỉ số thiệt hại của tình hình tội phạm. Vì sao nói chỉ số thiệt hại của tình hình tội phạm được coi là một trong những căn cứ quan trọng để đánh giá tình hình tội phạm?

Câu 3 (4 điểm)

Các nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao?

a) Tội phạm gây thiệt hại cho nạn nhân luôn luôn có lỗi của nạn nhân trong cơ chế tâm lý xã hội của hành vi phạm tội.

b) Tất cả các tội phạm được thực hiện luôn luôn có nguyên nhân và điều kiện từ phía người phạm tội.

c) Dự báo tội phạm bằng phương pháp chuyên gia là các chuyên gia tổ chức hoạt động dự báo tội phạm.

d) Bất kỳ biện pháp chữa bệnh nào cũng không được coi là biện pháp phòng
ngừa tội phạm.

Câu 4: Các nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao?

a) Số liệu tội phạm được thống kê đồng nhất với số liệu tội phạm rõ?

SAI. bởi vì chỉ có số liệu thống kê tội phạm được quy định tại điều 5 Luật tố cáo VKSND năm 2002 và thông tư liên tịch số 01/2005 giữa VKSTC-TATC-BCA thì số liệu tội phạm được thống kê mới đồng nhất với số liệu tội phạm rõ

b) Để đánh giá hiệu quả phòng ngừa tội phạm chỉ cần căn cứ vào tỷ lệ tăng, giảm số tội phạm và người phạm tội đã bị phát hiện, xử lý

SAI. bởi vì phòng ngừa tội phạm bao gồm: tiến hành các hoạt động phòng ngừa tội phạm(phòng ngừa XH)khôi phục ngnhân và điều kiện phạm tội và phát hiện xử lý tội phạm mà trọng tâm là hoạt động điều tra xét xử cải tạo người phạm tội. Do đó nếu đánh giá hiệu quả phòng ngừa tội phạm chỉ căn cứ vào tỷ lệ tăng, giảm số tội phạm và người phạm tội đã bị phát hiện xử lý là chưa đầy đủ

c) Sự thay đổi của pháp luật hình sự không làm thay đổi cơ cấu tình hình tội phạm

SAI. cơ cấu THTP là thành phần, tỷ trọng sự tương quan giữa các tội phạm, loại tội phạm trong 1 chỉnh thể THTP. Hiện nay BLHS thường được sử dụng làm căn cứ, tiêu chí xác định cơ cấu THTP do đó nếu có sự thay đổi của pháp luật hsự cũng làm thay đổi cơ cấu THTP

d) Tất cả những tội phạm được thực hiện đều có vai trò khía cạnh nạn nhân trong ng nhân và điều kiện phạm tội

SAI. không phải bất cứ tội phạm nào trong thực tế cũng có vai trò của nạn nhân. Trong thực tiễn phòng chống tội phạm chỉ có 1 số loại tội phạm mới có vai trò của nạn nhân như: tội xâm phạm sở hữu, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩmè mới phải xem xét đến vai trò của nạn nhân; còn như tội xâm phạm an ninh quốc gia) tội về chức vụ…èkhông có vai trò của nạn nhân

Câu 5: Các nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao?

a) Không phải tội phạm nào được thực hiện cũng có khâu hình thành động cơ và khâu thực hiện tội phạm

ĐÚNG. bởi vì căn cứ vào mức độ hoàn thành của cơ chế tâm lý XH thì có 2 loại cơ chế là cơ chế bộc lộ đầy đủ và cơ chế bộ lộ không đầy đủ. Trong cơ chế bộc lộ không đầy đủ có 2 trường hợp: 1 là hình thành động cơ và kế hoạch hoá việc thực hiện tội phạm (nhưng không có khâu thực hiện tội phạm trong thực tiễn) và 2 là chỉ có khâu thực hiện tội phạm trong thực tế như với lỗi vô ý: vô ý vì quá tự tin, vô ý do cẩu thả TD: vô ý làm chết người…

b) Chỉ n~ tội phạm đã qua xét xử mới được coi là tội phạm rõ

SAI, tội phạm rõ là số vụ tội phạm, ngừơi phạm tội đã bị phát hiện, các cơ quan đã có thông tin và tiến hành giải quyết theo thủ tục tố tụng hsự nhưng có 2 loại: 1 là loại đã qua xét xử bản án đã có hiệu lực pháp lụât, 2 là loại không qua giai đoạn xét xử, phụ thuộc vào 2 lý do:do quan điểm chính sách hsự của nhà nước , ý chí của gcấp thống trị;hoặc phụ thuộc vào khả năng, năng lực thực tế của cơ quan tố tụng

c) Chữa bệnh không được coi là biện pháp phòng ngừa tội phạm

SAI. Đối với các bịên pháp chữa bệnh nhằm gíup đỡ các thành viên trong cộng đồng, xoá bỏ các tình huống, hoàn cảnh phạm tội, loại trừ khả năng làm phát sinh, tái phạm các tội phạm cụ thể cũng được coi là biện pháp phòng ngừa tội phạm (TD: Chữa cai nghiện ma tuý tại các trung tâm cai nghiện hoặc chữa cho các bệnh nhân tâm thần)

d) Dự báo tình hình tội phạm bằng phương pháp thống kê đều cho kết quả tin cậy trong mọi điều kiện dự báo và đối với tất cả các loại tội phạm được dự báo

SAI. Bởi vì dự báo THTP bằng phương pháp thống kê chỉ cho kết quả chính xác đối với dự báo trong đkiện ngắn hạn và chỉ có thể dự báo với các loại tội phạm có độ ẩn thấp trong xh (như tội giết người, gây thương tích,…)và phải đầy đủ thông tin về THTP trong quá khứ và hiện tại và THTP trên địa bàn phải có mức độ ổn định tương đối (nếu có biến động thì cũng phải ổn định về mặt thời gian ) SAI,chỉ dự báo trong điều kiện ngắn hạn mới cho kết quả chính xác) chỉ có thể dự báo các loại tội phạm có độ ẩn thấp trong xh; còn ngược lại thì không được dùng tất cả

Trả lời khác

SAI. Vì tội phạm ẩn không nên sử dụng phương pháp này vì số liệu thống kê nhưng tội phạm có tính độ ẩn cao không phản ánh đầy đủ thực trạng tình hình tội phạm.Vì thế chỉ dựa vào số liệu thống kê để dự báo chắc chắn sẽ cho không thiếu chính xác)

Đề số 2

Câu 1 (6đ): Những khẳng định sau đây đúng hay sai, tại sao? Giải thích ngắn gọn.

a) Tội phạm rõ là những tội phạm được phát hiện bị xử lý hình sự và có trong thống kê hình sự.

b) Thông số về tội phạm trong một giai đoạn nhất định là một trong những căn cứ để dự báo chính xác tình hình tội phạm đó.

c) Nạn nhân của tội phạm là những cá nhân bị thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự hoặc tài sản.

Câu 2. Cho số liệu về tội phạm và người phạm tội của tỉnh M trong năm 2008 như sau:

1. Nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm danh dự: 208

2. Nhóm tội xâm phạm sở hữu : 235

3. Nhóm tội phạm về trật tự quản lý kinh tế: 80

4. Nhóm tội phạm về ma tuý (không nhớ số liệu)

5. Nhóm tội phạm xâm phạm ATCC và TTCC (Không nhớ số liệu)

6. Các tội phạm khác (không nhớ số liệu).

Yêu cầu: Thông qua số liệu và biểu đồ hay đánh giá về cơ cấu tình hình tội phạm của tỉnh M.

Hướng dẫn:

Câu 1.

a) Sai. Còn có sai số thống kê.

b) Đúng. Nó chính là một trong những căn cứ.

c) Sai. Nạn nhân của tội phạm bao gồm cá nhân và tổ chức)

Câu 2. Lập công thức: Y = Mbf/Mts*100

Trong đó:

  • Y là cơ cấu tương đối;
  • Mbf: số tội phạm của một nhóm;
  • Mts: tổng số tội phạm xảy ra)

Lập bảng số liệu;

Vẽ biểu đồ hình tròn;

Nhận xét, đánh giá.Làm xong thấy chán hẳn.Description: :-sDescription: :-s

Đề số 3

Câu 1: Quan điểm dưới đây đúng hay sai? Giải thích tại sao?

a) Quan điểm của Cesare Beccaria đã có tác động mạnh mẽ đến quá trình cái cách tư pháp của nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay.

b) Tội phạm là đối tượng nghiên cứu của TPH cũng giống như tội phạm là đối tượng nghiên cứu của luật hình sự.

c) Tội phạm rõ là những tội phạm đã xảy ra trên thực tế, bị phát hiện, xử lý về hình sự và có trong thống kê hình sự.

d) Môi trường bạn bè là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến nhân cách của cá nhân.

Câu 2: Số người phạm tội xâm phạm sở hữu ở tỉnh S năm 2009:

– Tội trộm cắp tài sản:…

– Tội cưỡng đoạt tài sản:…

– Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:….

– Tội cướp tài sản:…

– Tội cướp giật tài sản:…

– Các tội xâm phạm sở hữu khác:…Tổng số:….( Mình không nhớ được số liệu cụ thể, sorry nha)..hí hí Description: ;;))Câu hỏi: Hãy vẽ biểu đồ và nhận xét cơ cấu của tình hình tội phạm xâm phạm sở hữu ở tỉnh S năm 2009.

Hướng dẫn:

Câu 1:

a) Đ, vì giáo trình tội phạm học nhập môn có ghi thế (hì hì)

b) S, vì luật hình sự nghiên cứu những vấn đề trừu tượng, lý luận về tội phạm. Còn TPH nghiên cứu những vấn đề tội phạm cụ thể (dựa trên những người, những vụ phạm tội cụ thể đã xảy ra)

c) S, vì có sai số thống kê

d) Đ, nó chính là một trong những nguyên nhân quan trọng

Câu 2:

– Vẽ biểu đồ tròn (chú ý các bước tính toán)

– Nhận xét (có lèm theo giải thích nguyên nhân và đề ra phương hướng )

Phần nhận xét lúc học cô Miên hướng dẫn là thế nhưng mình lại không làm được như thế đâu, hic hic) không đủ thời gian Description: :-B

Đề số 4

Câu 1. các câu sau đúng hay sai, giải thích?

1. Tội phạm học là lĩnh vực chuyên sâu của luật hình sự HD

Trả lời: Sai, vì Tội phạm học có đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu riêng

2. Tội phạm học cổ điển coi nhẹ vai trò của hình phạt trong hoạt động phòng ngừa tội phạm
Trả lời: Sai, nó đề cao vai trò của Hình phạt theo quan điểm của Cesare Beccaria

3. Chỉ số tội phạm phản ánh tính chất của tình hình tội phạm

Sai, vì chỉ số tội phạm chỉ phán ánh tình hình tội phạm, còn cơ cấu tội phạm mới phản ánh tính chất của tình hình tội phạm

4. Tội phạm rõ là tội phạm được phát hiện, được xử lý và được thông kê chính thức

Sai, vì có tội phạm rõ không được thống kê chính thức vì sai số thống kê

5. Việc xây dựng các biện pháp phòng ngừa tội phạm không cần nghiên cứu tình hình tội phạm

Sai, vì cần phải nghiên cứu tình hình tội phạm mới biết nguyên nhân, từ đó mới đưa ra biện pháp phòng ngừa được

6. Tình huống cụ thể đóng vai trò là nhân tố hình thành động cơ của ng phạm tội

Sai, vì chỉ có 1 số tình huống cụ thể mới hình thành động cơ của ng phạm tội, còn các tình huống khác thì có vai trò khác

Câu 2. vẽ biểu đồ

Diễn biến thì vẽ biểu đồ đường gấp khúc

Cơ cấu thì vẽ biểu đồ tròn

Bài làm có 4 bước) viết công thức) tính và lập bảng, vẽ biểu đồ, nhận xét

Lưu ý, phải có tên biểu đồ.

Đề số 5

Câu 1. Trình bày mối quan hệ giữa đặc điểm sinh học với đặc điểm xã hội trong con người phạm tội và trong cơ chế tâm lý XH của hành vi phạm tội.

Câu 2. Trình bày sự khác nhau và mối quan hệ giữa phương pháp luận với phương pháp nghiên cứu của tội phạm học)

Câu 3. Nhận định đúng/sai. Tại sao?

A/. “Nạn nhân của tội phạm” và “khía cạnh nạn nhân trong nguyên nhân và điều kiện.phạm tội” là hai khái niệm đồng nhất.

B/. Chỉ những tội phạm chưa bị đưa ra xét xử mới được coi là tội phạm ẩn.

C/. Khâu thực hiện tội phạm luôn có trong cơ chế tâm lý XH của mọi hành vi phạm tội.

D/. Pháp luật về phòng ngừa tội phạm chỉ được quy định trong luật hình sự và luật tố tụng hình sự.

Câu 1: (3 điểm) Trình bày khái niệm tội phạm rõ. Cơ sở nào xác định tội phạm rõ ở giai đoạn điều tra và xét xử?

Câu 2: (3 điểm) Hiểu biết về nạn nhân của tội phạm có ý nghĩa như thế nào trong nghiên cứu tội phạm học?

Câu 3: (4 điểm) các nhận định sau đúng or sai:

a) Đối tượng nghiên cứu của TTP là những hiện tượng (vấn đề) chỉ được TTP nghiên cứu.

b) Đặc điểm sinh học của người phạm tội hoàn toàn không có vai trò trong cơ chế tâm lý xã hội của hành vi phạm tội.

c) Dự báo tội phạm bằng pp chuyên gia là pp mà các chuyên gia là người kết luận cuối cùng về xu hướng của tình hình tội phạm.

d) Tình hình tội phạm và tệ nạn xã hội là hai khái niệm đồng nhất.

Đề số 6

Câu 1: (3 điểm) Trình bày khái niệm tội phạm rõ. Cơ sở nào xác định tội phạm rõ ở giai đoạn điều tra và xét xử?

Câu 2: (3 điểm) Hiểu biết về nạn nhân của tội phạm có ý nghĩa như thế nào trong nghiên cứu tội phạm học?

Câu 3: (4 điểm)Các nhận định sau đúng hay sai:

a) Đối tượng nghiên cứu của TTP là những hiện tượng (vấn đề) chỉ được TTP nghiên cứu.

b) Đặc điểm sinh học của người phạm tội hoàn toàn không có vai trò trong cơ chế tâm lý xã hội của hành vi phạm tội.

c) Dự báo tội phạm bằng pp chuyên gia là pp mà các chuyên gia là người kết luận cuối cùng về xu hướng của tình hình tội phạm.

d) Tình hình tội phạm và tệ nạn xã hội là hai khái niệm đồng nhất.

Đề số 7

Câu 1: (3 điểm)

Trình bày những nguyên nhân dẫn đến tội phạm ẩn tự nhiên và tội phạm ẩn nhân tạo. Loại tội phạm ẩn nào chiếm tỉ lệ cao hơn? Vì sao?

Câu 2: (3 điểm)

Trình bày những trường hợp phạm tội không có vai trò nạn nhân trong cơ chế tâm lý xã hội của hành vi phạm tội.

Câu 3: (4 điểm)

Các nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao?

a) Khái niệm “tình hình tội phạm” rộng hơn khái niệm “tệ nạn xã hội”.

b) Giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng không có quá trình hình thành động cơ phạm tội.

c) Bất kỳ đặc điểm nhân thân nào của người phạm tội cũng được tội phạm học nghiên cứu.

d) Số liệu thống kê về tình hình tội phạm có xu hướng tăng, điều đó có nghĩa là tình hình tội phạm thực tế có động thái tăng.

Đề số 8

Câu 1 (3 điểm) Trình bày mối quan hệ biện chứng giữa tình hình tội phạm với loại tội phạm và tội phạm cụ thể.

Câu 2 (3 điểm) Phân biệt khái niệm “Nạn nhân của tội phạm” với “Khía cạnh nạn nhân trong nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cụ thể”. Trình bày vị trí, vai trò của khía cạnh nạn nhân trong cơ chế tâm lý xã hội của hành vi phạm tội.

Câu 3 (4 điểm) Nhận định đúng sai và giải thích

a) Tội phạm học sử dụng các phương pháp nghiên cứu xã hội học vì nó có khả năng xử lý thông tin chính xác hơn các phương pháp nghiên cứu của khoa học tự nhiên.

b) Chỉ khi nào số liệu thống kê về tình hình tội phạm có xu hướng giảm thì mới có thể khẳng định được phòng ngừa tội phạm được hiệu quả.

c) Đặc điểm giới tính của người phạm tội hoàn toàn không có vai trò trong cơ chế tâm lý xã hội của hành vi phạm tội.

d) Chỉ những tội phạm chưa bị đưa ra xét xử mới được coi là tội phạm ẩn.

Đề số 9

Câu 1 (3 điểm)

Trình bày các loại tội phạm ẩn trong các giai đoạn sau đây:

– Từ khi tội phạm được thực hiện cho đến trước khi bị khởi tố vụ án.

– Trong giai đoạn điều tra) truy tố.

– Trong giai đoạn xét xử.

Theo ý kiến của anh (chị), loại tội phạm ẩn nào chiếm tỉ lệ cao nhất? Vì sao?

Câu 2 (3 điểm)

Phân tích chỉ số thiệt hại của tình hình tội phạm. Vì sao nói chỉ số thiệt hại của tình hình tội phạm được coi là một trong những căn cứ quan trọng để đánh giá tình hình tội phạm?

Câu 3 (4 điểm)

Các nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao?

a) Tội phạm gây thiệt hại cho nạn nhân luôn luôn có lỗi của nạn nhân trong cơ chế tâm lý xã hội của hành vi phạm tội.

b) Tất cả các tội phạm được thực hiện luôn luôn có nguyên nhân và điều kiện từ phía người phạm tội.

c) Dự báo tội phạm bằng phương pháp chuyên gia là các chuyên gia tổ chức hoạt động dự báo tội phạm.

d) Bất kỳ biện pháp chữa bệnh nào cũng không được coi là biện pháp phòng ngừa tội phạm.

[Dowload] Đáp án câu hỏi ôn tập môn tội phạm học

Download tài liệu về máy

Nếu quá trình download tài liệu bị gián đoạn do đường truyền không ổn định, vui lòng để lại Email nhận tài liệu Đáp án câu hỏi ôn tập môn tội phạm học PDF ở phần bình luận dưới bài. Chúng tôi vô cùng xin lỗi vì sự bất tiện này!

Các tìm kiếm liên quan đến Đề cương ôn tập môn tọi phạm học) bài tập lớn môn tội phạm học) đề thi có đáp án môn tội phạm học) tài liệu môn tội phạm học) bài tập vẽ biểu đồ tội phạm học) các câu hỏi nhận định môn tội phạm học) nhận định môn tội phạm học có đáp án, bài tập môn tội phạm học) ôn tập tội phạm học
5/5 - (14216 bình chọn)

Phản hồi

  1. Xin chào, bạn có thể chia sẻ file cho mình được không? Cám ơn!
    Email của mình:hoainguyen.20010824@gmail.com

    • Xây dựng đề cương nghiên cứu tình hình tội sản xuất, buôn bán hàng giả trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2016-2021

    • Bạn ơi bạn đã được gửi file chưa ạ, bạn có thể chia sẻ file cho mình được không ạ? Mình cảm ơn bạn rất nhiều! Email của mình: hongqaz123@gmail.com

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền