Học Luật VN

1900.0197
lienhe@hocluat.vn
  • Trang chủ
    • Thảo luận pháp luật
    • Cafe Dân Luật
    • Bài viết mới
  • Đại cương
    • Lý luận chung
    • Lịch sử nhà nước và pháp luật
    • Luật hiến pháp
    • Tâm lý học
    • Triết học
  • Dân sự
    • Luật dân sự
    • Luật tố tụng dân sự
    • Luật hôn nhân & gia đình
    • Luật đất đai
  • Hành chính
    • Luật hành chính
    • Luật tố tụng hành chính
  • Hình sự
    • Luật hình sự
    • Luật tố tụng hình sự
    • Khoa học điều tra hình sự
    • Tội phạm học
    • Định tội danh & quyết định HP
    • Tâm lý học tư pháp
  • Môn học khác
    • Luật doanh nghiệp
    • Luật đầu tư
    • Luật tài chính
    • Luật lao động
    • Công pháp quốc tế
    • Luật thương mại
    • Luật thuế
    • Luật môi trường
    • Luật cạnh tranh
    • Luật sở hữu trí tuệ
    • Tư pháp quốc tế
    • Xây dựng văn bản pháp luật
  • Đề cương ôn tập
    • Đề thi Luật

Học Luật » Pháp luật

Pháp luật

Hệ thống pháp luật

Pháp luật là gì?

Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phù hợp với lợi ích của giai cấp mình.


Như vậy, khái niệm pháp luật được thể hiện bằng 4 ý cơ bản sau đây:

  • Thứ nhất, pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung;
    – Nói đến pháp luật là nói đến tính quy phạm phổ biến. Tức là nói đến tính khuôn mẫu, mực thước, mô hình xử sự có tính phổ biến chung. Trong xã hội không chỉ pháp luật có thuộc tính quy phạm. Đạo đức, tập quán, tín điều tôn giáo, các điều lệ của các tổ chức chính trị – xã hội và đoàn thể quần chúng (như điều lệ của tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh) đều có tính quy phạm. Cũng như pháp luật, tất cả các quy phạm trên đều là khuôn mẫu, quy tắc xử sự của con người. Nhưng khác với đạo đức, tập quán, tín điều tôn giáo và điều lệ, tính quy phạm của pháp luật mang tính phổ biến. Đây chính là dấu hiệu để phân biệt pháp luật và các loại quy phạm nói trên.Thuộc tính quy phạm phổ biến của pháp luật thể hiện ở chỗ:
    + Là khuôn mẫu chung cho nhiều người.
    + Được áp dụng nhiều lần trong không gian và thời gian rộng lớn.
    – Sở dĩ pháp luật có tính bắt buộc chung vì pháp luật do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện thống nhất. Tính bắt buộc chung thể hiện ở chỗ:
    + Việc tuân theo các quy tắc pháp luật không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của mỗi người. Bất kỳ ai dù có địa vị, tài sản, chính kiến, chức vụ như thế nào cũng phải tuân theo các quy tắc pháp luật.
    + Nếu ai đó không tuân theo các quy tắc pháp luật thì tùy theo mức độ vi phạm mà Nhà nước áp dụng các biện pháp tác động phù hợp để đảm bảo thực hiện đúng các quy tắc đó.
    + Tính quyền lực Nhà nước là yếu tố không thể thiếu, bảo đảm cho pháp luật được tôn trọng và thực hiện.
  • Thứ hai, do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận;
    Ngoài việc ban hành Nhà nước còn có thể thừa nhận những tập quán trong xã hội bằng cách pháp điển hóa, ghi nhận trong luật thành văn.
  • Thứ ba, đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước;
    Pháp luật được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng nhiều biện pháp, trong đó các biện pháp cưỡng chế nhà nước rất nghiêm khắc như phạt tiền, phạt tù có thời hạn, tù chung thân … Với sự bảo đảm của nhà nước đã làm cho pháp luật luôn được các tổ chức và cá nhân tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh, có hiệu quả trong đời sống xã hội.
  • Thứ tư, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phù hợp với lợi ích của giai cấp mình.
    Cũng giống như bản chất của nhà nước, bản chất của pháp luật thể hiện trước hết ở tính giai cấp. Tính giai cấp của pháp luật phản ánh ý chí nhà nước của giai cấp thống trị trong xã hội, nội dung ý chí đó được quy định bởi điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp thống trị. Ý chí của giai cấp thống trị được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

Nguồn gốc, bản chất và vai trò của pháp luật

Các chức năng của pháp luật, liên hệ thực tiễn Việt Nam hiện nay

Các loại nguồn của pháp luật Việt Nam hiện nay

Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam

Những khái niệm liên quan:

  • Ngành luật là gì?
  • Đạo luật là gì?
  • Quan hệ pháp luật là gì?
  • Quy phạm pháp luật là gì?
  • Hệ thống pháp luật là gì?
5 / 5 ( 27224 bình chọn )

Các tìm kiếm liên quan đến pháp luật là gì, pháp luật là gì đặc điểm của pháp luật, pháp luật là gì cho ví dụ, tính bắt buộc của pháp luật là gì, pháp luật là gì tại sao cần phải có pháp luật, pháp luật là gì gdcd 8, pháp luật là gì gdcd 12, báo pháp luật là gì, khái niệm pháp luật xã hội chủ nghĩa



Chia sẻ facebook Google + Twitter Linkedin Pinterest
Văn bản luật

Hệ thống pháp luật – Cấu trúc bên trong và hình thức bên ngoài

27/02/2021 Thích Học Luật 39116

Hệ thống pháp luật là phạm trù thể hiện cấu trúc bên trong và hình thức biểu hiện bên ngoài của pháp luật. Cấu trúc bên trong chính là mối liên hệ bên trong giữa các [Xem thêm…]

Hệ thống pháp luật

Tại sao nói Pháp luật luôn có tính ý chí?

10/02/2021 Thích Học Luật 7233

Hệ thống pháp luật chịu sự tác động từ các yếu tố khách quan của xã hội là điều không cần bàn cãi, nhưng chỉ mỗi yếu tố đó thôi thì chưa đủ. Bởi lẽ, sự [Xem thêm…]

Ngành luật

Vì sao nói pháp luật mang bản chất giai cấp?

03/02/2021 Thích Học Luật 9538

Khái niệm pháp luật Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và là [Xem thêm…]

Hệ thống pháp luật

Các chức năng của pháp luật, liên hệ thực tiễn Việt Nam hiện nay

29/01/2021 Văn Thoáng 60426

Pháp luật là gì?  Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của [Xem thêm…]

12 ngành luật cơ bản trong hệ thống pháp luật Việt Nam

12 ngành luật cơ bản trong hệ thống pháp luật Việt Nam

28/01/2021 Văn Thoáng 115929

Hệ thống pháp luật Việt Nam là gì? Hệ thống pháp luật Việt Nam là tổng thể các quy phạm pháp luật, các nguyên tắc, định hướng và mục đích của pháp luật có mối liên hệ mật [Xem thêm…]

Hệ thống pháp luật

Khái niệm, nguồn gốc, bản chất, đặc điểm và vai trò của pháp luật

24/01/2021 Văn Thoáng 170864

Một số vấn đề về nhà nước và pháp luật: Trình bày và phân tích khái niệm, nguồn gốc, bản chất và vai trò của pháp luật.   Những nội dung liên quan: Các chức năng [Xem thêm…]

Văn bản luật

05 điều cần biết về hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam

21/06/2020 Văn Thoáng 22354

Đọc bài viết này, các bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam, nắm được văn bản nào có giá trị pháp lý cao hơn văn bản nào [Xem thêm…]

Quy phạm pháp luật

Phân tích các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam

26/03/2020 Thích Học Luật 55354

Nguyên tắc cơ bản của pháp luật là gì? Nguyên tắc cơ bản của pháp luật là những tư tưởng chỉ đạo cơ bản, mang tính xuất phát điểm, định hướng, chịu sự quy định của [Xem thêm…]

Luật

Thực hiện pháp luật, áp dụng pháp luật và giải thích pháp luật

21/03/2020 Văn Thoáng 67497

Khái niệm, đặc điểm, các hình thức và các giai đoạn thực hiện pháp luật, áp dụng pháp luật, áp dụng pháp luật tương tự và giải thích pháp luật.   Những nội dung liên quan: [Xem thêm…]

Luật

Các loại nguồn của pháp luật Việt Nam hiện nay

20/03/2020 Thích Học Luật 46302

Nguồn của pháp luật là gì? Nguồn của pháp luật là tất cả các căn cứ được các chủ thể có thẩm quyền sử dụng làm cơ sở để xây dựng, ban hành, giải thích pháp [Xem thêm…]

Điều hướng bài viết

1 2 … 4 »

Tham gia Group

Hội những người thích Học Luật

Hòa chung đam mê cùng hơn 50 ngàn sinh viên luật trên khắp cả nước!

Giáo trình luật

  • Giáo trình Luật Chứng khoán - Đại học Luật Hà Nội

    Download Ebook giáo trình Luật Chứng khoán – Đại học Luật Hà Nội

    26/02/2021 12079
  • Giáo trình Tâm lý học đại cương - Đại học Luật Hà Nội

    Download Ebook giáo trình Tâm lý học đại cương – Đại học Luật Hà Nội

    26/02/2021 44
  • Sách hướng dẫn học tập môn Luật hình sự (phần chung & các tội phạm)

    26/02/2021 27495
  • Giáo trình Khoa học điều tra hình sự - Đại học Luật Hà Nội

    Download Ebook giáo trình Khoa học điều tra hình sự – Đại học Luật Hà Nội

    10/02/2021 74702

[Tặng bạn] Mỗi ngày 01 Ebook

  • Ebook Sổ tay luật sư JICA 2017

    Ebook Sổ tay luật sư JICA 2017 trọn bộ 3 Tập

    23/04/2020 5708

Từ khóa phổ biến: 29 án lệ / Pháp luật là gì? / Ngành luật là gì? / Quan hệ pháp luật là gì? / Nhà nước là gì?

Bài viết mới

  • Hệ thống pháp luật – Cấu trúc bên trong và hình thức bên ngoài 27/02/2021
  • Đề cương môn luật chứng khoán – Đại học luật Hà Nội 27/02/2021
  • Download Ebook giáo trình Luật Chứng khoán – Đại học Luật Hà Nội 26/02/2021
  • Câu hỏi tự luận môn Tâm lý học đại cương 26/02/2021
Học luật Online là một ấn phẩm về pháp luật, có mục đích cung cấp thông tin và kiến thức pháp lý cho cộng đồng, thảo luận về các vấn đề pháp lý cũng như các sinh hoạt chuyên môn của giới hành nghề luật và sinh viên luật, thúc đẩy việc học tập và nghiên cứu pháp luật ở Việt Nam.

Tổng đài tư vấn pháp luật của bà con: 1900.0197

Thông tin

Giới thiệu Website

Bản quyền

Điều khoản dịch vụ

Chính sách bảo mật

Liên hệ BQT

Chuyên mục
Website được bảo hộ bởi DCMA
Ghi rõ nguồn Chuyên trang học luật trực tuyến (hocluat.vn) khi sao chép nội dung từ website này.
Đăng nhập

Yêu cầu JavaScript

Chúng tôi rất tiếc, nhưng Chuyên trang Học luật trực tuyến sẽ không hoạt động đúng nếu không bật JavaScript.