Các nguyên tắc cơ bản của Luật Lao động Việt Nam

Chuyên mụcLuật lao động nguyen-tac-luat-lao-dong

Do mỗi ngành luật đều có đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh riêng nên các nguyên tắc hoạt động ở từng ngành luật cũng có nhiều điểm khác biệt. Chính vì vậy nguyên tắc cơ bản cũng là một trong những căn cứ để xác định một ngành luật độc lập, và luật lao động ngoài có đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh, nguồn luật lao động thì cũng có các nguyên tắc cụ thể điều chỉnh các quan hệ xã hội về lao động.

..

Những nội dung liên quan:

..

Nguyên tắc cơ bản của Luật lao động là gì?

Khái niệm: Nguyên tắc cơ bản của Luật lao động là những tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt toàn bộ hệ thống quy phạm pháp luật Lao động trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội về Lao động.

Cơ sở hình thành: các nguyên tắc cơ bản của luật lao động được hình thành từ những cơ sở

– Các quan điểm , tư tưởng đường lối mang tính chất định hướng , chỉ đạo về lĩnh vực Lao động, sử dụng Lao động , bảo vệ Lao động , thực hiện quan hệ lao động trong các nội dung, nghị quyết tại các cuộc họp Đại hội, Hội nghị của Đảng và Nhà nước.

– Các văn bản quy phạm pháp luật như văn bản luật và văn bản dưới luật

– Các quan điểm chỉ đạo của tổ chức lao động quốc tế , sự tác động của hệ thống của hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quốc gia

– Xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa về kinh tế-xã hội trong đó có cả lĩnh vực lao động Mỗi một ngành luật độc lập đều có những nguyên tắc cơ bản cụ thể, ví dụ như bộ luật dân sự,luật tố tụng dân sự, luật thương mại, luật hình sự, luật tố tụng hình sự, luật hành chính,luật đất đai ,….. Đều có những nguyên tắc cụ thể.

Nếu như luật dân sự bao gồm 5 nguyên tắc là nguyên tắc bình đẳng( Khoản 1 Điều 3 BLDS 2015); nguyên tắc tự do cam kết thỏa thuận (Khoản 2 Điều 3 BLDS 2015); nguyên tắc thiện chí trung thực (Khoản 3 Điều 3 BLDS 2015); nguyên tắc tôn trọng lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác (Khoản 4 Điều 3 BLDS 2015) và nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự (Khoản 5 Điều 3 BLDS 2015).

Thì luật thương mại cũng bao gồm 6 nguyên tắc sau: Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của thương nhân trong hoạt động thương mại; Nguyên tắc tự do, tự nguyện thoả thuận trong hoạt động thương mại; Nguyên tắc áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại được thiết lập giữa các bên; Nguyên tắc áp dụng tập quán trong hoạt động thương mại; Nguyên tắc bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng; Nguyên tắc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu trong hoạt động thương mại

Hay luật hình sự cũng có 5 nguyên tắc cơ bản, đó là nguyên tắc pháp chế, nguyên tắc dân chủ, nguyên tắc nhân đạo, nguyên tắc hành vi và nguyên tắc có lỗi, nguyên tắc phân hóa trách nhiệm dân sự

Luật đất đai bao gồm 5 nguyên tắc: nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước là đại diện chủ sở hữu, nguyên tắc thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật, nguyên tắc sử dụng đất đai một cách hợp lý, tiết kiệm, cải tạo và bồi bổ đất đai, nguyên tắc quan tâm đến lợi ích của người sử dụng đất, nguyên tắc ưu tiên bảo vệ và phát triển quỹ đất nông nghiệp.

Các nguyên tắc cơ bản của Luật lao động

Và cũng tương tự các ngành luật trên, luật lao động bao gồm 5 nguyên tắc cơ bản, đó là:

Nguyên tắc bảo vệ người lao động

– Đảm bảo quyền được tự do làm việc , nơi làm việc của người lao động

+ Vấn đề tự do việc làm, nơi làm việc là một trong những nội dung mà nhà nước, pháp luật quan tâm, vừa mang tính cấp bách, vừa có tính chiến lược lâu dài trong chính sách phát triển của đất nước

+ Nội dung của nguyên tắc này thể hiện ở chỗ đảm bảo về mặt pháp lý cho người lao động trong phạm vi , khả năng, nguyện vọng của mình, có cơ hội để tìm kiếm việc làm, có quyền làm việc, quyền lựa chọn công việc để làm phù hợp với nhu cầu , khả năng của bản thân với điều kiện sinh hoạt, điều kiện sống của bản thân và gia đình , phát huy hết những tố chất , khả năng từ đó đảm bảo năng suất chất lượng và hiệu quả công việc

– Đảm bảo về thu nhập cho người lao động

+ Trong nền KTTT hiện nay, pháp luật không quy định mức tiền lương mà người sử dụng lao động trả cho người lao động mà tạo điều kiện cho các chủ thể thỏa thuận với nhau trên cơ sở ý chí của các bên , thời gian, năng suất , hiệu quả công việc

+ Nội dung: thể hiện rất rõ ở chỗ pháp luật quy định về việc trả lương như trả lương trên cơ sở thỏa thuận của các bên nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu , trả lương làm thêm giờ, trả lương đầy đủ và đúng thời hạn,…..

– Đảm bảo an toàn vệ sinh cho người lao động trong quá trình làm việc

+ Xuất phát từ quan điểm con người là vốn quý nhất thì bảo vệ cho người lao động chính là bảo vệ tính mạng sức khỏe cho người lao động là trách nhiệm của Nhà nước, của doanh nghiệp và của chính bản thân người lao động.

+ Những đảm bảo pháp lý để người lao động thực hiện quyền bảo hộ lao động như: Đưa ra các tiêu chuẩn hóa về an toàn vệ sinh lao động, trang bị các dụng cụ thiết bị cá nhân, khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, bồi dưỡng bằng hiện vật, chế độ nghỉ ngơi

– Đảm bảo quyền được nghỉ ngơi cho người lao động

+ Nghỉ ngơi là một quyền không thể thiếu của người lao động, do đó pháp luật luôn quan tâm đến quyền nghỉ ngơi này nhằm đảm bảo cho người lao động tái sản xuất sức lao động, duy trì ổn định sức lao động, duy trì quan hệ lao động, đảm bảo quyền, lợi ích của các bên

+ Nội dung: bao gồm nghỉ được hưởng lương, nghỉ không được hưởng lương, nghỉ theo thỏa thuận với người sử sụng lao động,

– Đảm bảo quyền được gia nhập, thành lập tổ chức công đoàn theo quy định của pháp luật

+ Người lao động làm việc ở bất cứ doanh nghiệp nào đều có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động trong tổ chức công đoàn. Pháp luật thừa nhận vai trò của tổ chức công đoàn với tư cách là người đại diệ bảo vệ quyền và lợi ích cho tập thể người lao động, tôn trọng và tạo điều kiện cho tổ chức công đoàn thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Pháp luật cũng quy định người sử dụng lao động không được phân biệt đối xử vì lý do người lao động thành lập, gia nhập hoạt động trong tổ chứa công đoàn hay dùng các thủ đoạn để can thiệt vào tổ chức này

– Đảm bảo thực hiện bảo hiểm xã hội cho người lao động

+ Thực hiện bảo hiểm xã hội đối với người lao động có ý nghĩa thiết thực, góp phần ổn định cuộc sống cho người lao động. Khắc phục được khó khăn, tạo tâm lý an toàn và tăng hiệu quả trong sản xuất kinh doanh khi người lao động gặp các rủi ro

+ Nội dung  thể hiện ở chỗ các chủ thể đều phải tham gia đóng góp. Do đó để bảo đảm quyền được hưởng bảo hiểm xã hội, luật lao động không chỉ quy định quyền được hưởng các chế độ bảo hiểm mà còn quy định trách nhiệm của nhà nước, của các đơn vị sử dụng lao động trong việc đóng góp và thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động, không được có sự phân biệt đối xử trong việc thực hiện bảo hiểm. Nếu thực hiện Bảo hiểm mà không đảm bảo đúng theo quy định thì cũng có quyền yêu cầu cơ quan tổ có thẩm quyền để bảo vệ cho người lao động

– Đảm bảo quyền được đình công và các quyền khác của người lao động

+ Đình công là một trong những quyền tất yếu của người lao động được pháp luật quy định và bảo vệ

+ Quyền được đình công là quyền của tập thể người lao động đấu tranh để đảm bảo các lợi ích thông qua việc tập thể người lao động ngừng việc trong một thời gian nhất định, đưa ra những yêu cầu buộc người sử dụng lao động phải chấp nhận

+ Trong quá trình khai thác sử dụng sức lao động, nếu xảy ra các xung đột về quyền, nghĩa vụ thì tập thể người lao động cũng có quyền yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền giải quyết để bảo vệ những lợi ích đó. Trường hợp có sự thiệt hại thì cũng có quyền yêu cầu được bồi thường

Nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động

Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động là tư tưởng chủ đạo xuyên suốt quá trình xây dựng và áp dụng pháp luật lao động. Bởi lẽ, người sử dụng lao động là một bên của quan hệ lao động, cùng với việc bảo vệ người lao động, không thể không tính đến việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động.

Điều 57 Hiến pháp 1992 quy định: “ công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật”, và Điều 58 Hiến pháp cũng quy định là công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc các tổ chức kinh tế khác. Nếu như người lao động có quyền tự do lựa chọn việc làm, được hưởng các quyền lợi trong lao động, thì người sử dụng lao động trong bất kỳ thành phần kinh tế nào cũng có quyền tuyển chọn lao động, quyền tăng hoặc giảm lao động phù hợp nhu cầu sản xuất, kinh doanh, quyền ban hành nội quy và các quy chế lao động, có quyền khen thưởng, kỷ luật, chấm dứt hợp đồng lao động v.v… theo quy định của pháp luật. Nếu tài sản của người sử dụng lao động bị người lao động làm thiệt hại thì họ có quyền yêu cầu được bồi thường. Người sử dụng lao động cũng có quyền phối hợp với tổ chức Công đoàn trong quá trình sử dụng lao động để quản lý lao động dân chủ và hiệu quả; có quyền thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể trong đơn vị cho phù hợp với tình hình sản xuất, kinh doanh và khả năng kinh tế, tài chính của đơn vị mình.

Trong quá trình hoạt động, người sử dụng lao động có quyền tham gia các tổ chức của người sử dụng lao động. Nếu các quyền, lợi ích hợp pháp của họ bị xâm phạm thì họ có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền bảo vệ cho mình.

Nguyên tắc kết hợp hài hòa giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội

Người lao động là thành viên trong xã hội, tham gia quan hệ lao động để đảm bảo cuộc sống cho bản thân và gia đình mình, nên các chế độ lao động không chỉ liên quan đến người lao động mà còn liên quan đến toàn bộ đời sống xã hội, không những thế hơn bất cứ lĩnh vực nào quan hệ lao động trong thị trường là sự biểu hiện rõ nét nhất mối quan hệ của kinh tế và xã hội do đó luật lao động với tư cách là nghành luật điều chỉnh các quan hệ xã hội thuộc lĩnh vực lao động phải kết hợp hài hòa giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội. Nội dung kinh tế trong quan hệ lao động là vấn đề tiền lương ,thu nhập ,phúc lợi,lợi nhuận …nội dung xã hội đó là việc làm ,thất nghiệp,đan sinh xã hội.

Quan hệ lao động vừa có tính kinh tế, vừa có tính xã hội. Khi điều tiết quan hệ lao động, Nhà nước phải chú ý đến các bên trong quan hệ này, nhất là người lao động, về tất cả các phương diện như: lợi ích vật chất, tinh thần, nhu cầu xã hội v. v… và đặt những vấn đề đó trong mối tương quan phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước. Trong Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII đã khẳng định: “ phải có chính sách xã hội là động lực để phát triển kinh tế, nhưng đồng thời phải có chính sách kinh tế là cơ sở và tiền đề để thực hiện chính sách xã hội”. Như vậy, bên cạnh mục tiêu kinh tế như lợi nhuận, tiền lương, sự tăng trưởng trong sản xuất, kinh doanh, Luật lao động phải giải quyết các vấn đề xã hội như: việc làm, công bằng, dân chủ, tương trợ cộng đồng ngay trong quá trình lao động, ngay tại các doanh nghiệp. Nếu pháp luật lao động tách rời hoặc coi nhẹ chính sách xã hội thì sẽ không hạn chế được những tiêu cực của cơ chế thị trường; ngược lại, nếu coi trọng các vấn đề xã hội quá mức so với điều kiện kinh tế thì sẽ không có tính khả thi. Ở tầm vĩ mô, Chính phủ có sự hỗ trợ về tài chính cho những địa phương, ngành có nhiều người thiếu việc làm, hoặc mất việc làm do thay đổi cơ cấu công nghệ. Pháp luật lao động cũng có những ưu tiên về vay vốn, giảm thuế cho những doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động tàn tật, lao động nữ để giải quyết các vấn đề xã hội và đảm bảo mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp. Quán triệt nguyên tắc này, pháp luật lao động đã góp phần quan trọng bảo vệ người lao động, khuyến khích đầu tư, tạo điều kiện phát triển các doanh nghiệp nhằm tăng trưởng kinh tế đất nước, xây dựng xã hội công bằng và văn minh

Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa

Để đảm bảo trật tự xã hội cần phải tạo ra một số chế độ trong đó các cơ quan nhà nước, cán bộ công chức nhà nước, các tổ chức và cá nhân trong xã hội thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật, các quy phạm pháp luật lao động cũng cần tuân thủ nguyên tắc pháp chế. Nguyên tắc này đòi hỏi các văn bản trong hệ thống pháp luật lao động phải đảm bảo sự thống nhất với nhau. Hệ thống quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ lao động làm công ăn lương và các quan hệ xã hội liên quan trực tiếp với quan hệ lao động phải bao hàm tương đối đầy đủ các quy định về những nội dung của quan hệ lao động và tránh sự chồng chéo, trùng lặp giữa các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau.

Đồng thời, nguyên tắc pháp chế cũng đòi hỏi đảm bảo được yêu cầu về giá trị của của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật lao động. Những văn bản pháp luật có giá trị pháp lý thấp cần phải phù hợp và không trái với những văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao hơn, các nghị định không được trái với các văn bản pháp luật, các đạo luật không được trái và phải phù hợp với hiến pháp… Những văn bản nội bộ của doanh nghiệp như thoả ước lao động tập thể, hợp đồng lao động, nội quy doanh nghiệp không được trái với pháp luật. Đặc biệt hợp đồng lao đồng không được trái với pháp luật và thoả ước lao động.

Nguyên tắc tự do lựa chọn việc làm và tuyển dụng lao động

Cơ sở của nguyên tắc này xuất phát từ quan điểm chủ trương của đảng là:xây dựng hệ thống pháp luật về lao động và thị trường sức la động nhằm đảm bảo quyền lựa chọn chỗ làm việc và nơi cư trú của người lao động ,thực hiện rộng rãi chế độ hợp đồng lao động,đảm bảo quyền lợi của cả người lao động và người sử dụng lao động.

Về mặt nội dung của nguyên tắc này hiểu theo nghĩa chung nhất, khi một công dân có nhu cầu tham gia thị trường lao động thì pháp luật phải đảm bảo cho công dân có toàn quyền lựa chọn tư cách tham gia:là người lao động hay người sử dụng lao động. Với tư cách là người lao động điểm a khoản 1 điều 5 bộ luật lao động 2012 đảm bảo họ có quyền: làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp và không bị phân biệt đối xử. Còn với tư cách người sử dụng lao động điểm a khoản 1 điều 6 bộ luật lao động 2012 quy định họ có quyền:tuyển dụng, bố trí, điều hành lao động theo nhu cầu sản xuất kinh doanh.Như vậy người sử dụng lao động có quyền quyết định về thời điểm, cách thức tổ chức, số lượng, chất lượng… tuyển dụng lao động và sau đó có quyền sắp xếp, bố trí, sử dụng lao động, chấm dứt quan hệ lao động… theo nhu cầu của đơn vị và không trái quy định của pháp luật.

Như vậy luật lao động bên cạnh các đối tượng điều chỉnh riêng, phương pháp điều chỉnh riêng thì luật lao động cũng có hệ thống các nguyên tắc hoạt động riêng không giống với nguyên tắc của luật dân sự, thương mại hay luật hành chính. Do đó nguyên tắc cơ bản đã góp phần làm rõ quan điểm luật lao động là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam.


Các tìm kiếm liên quan đến Các nguyên tắc cơ bản của Luật lao động, nguyen tac bao ve nguoi lao dong, nguyên tắc kết hợp hài hòa giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội, nguyen tac bao ve nguoi lao dong the hien trong quy dinh ve hop dong lao dong, khai niệm luật lao dong, khoản 6 điều 192 của bộ luật lao dong, luat cho nguoi lao dong, y nghia cua luat lao dong, vi sao phai bao ve nguoi lao dong

Nguyên tắc cơ bản của Luật lao động là gì?

Nguyên tắc cơ bản của Luật lao động là những tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt toàn bộ hệ thống quy phạm pháp luật Lao động trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội về Lao động.

Những nguyên tắc cơ bản của Luật lao động gồm?

Luật lao động bao gồm 5 nguyên tắc cơ bản là:
– Nguyên tắc bảo vệ người lao động;
– Nguyên tắc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp cho người sử dụng lao động;
– Nguyên tắc kết hợp hài hòa giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội;
– Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa;
– Nguyên tắc tự do lao động , tự do việc làm và tuyển dụng lao động.

5/5 - (13831 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền