Đề cương môn luật chứng khoán – Đại học luật Hà Nội

Đề cương môn luật chứng khoán - Đại học luật Hà Nội

[Hocluat.vn] xin chia sẻ với bạn Đề cương môn luật chứng khoán biên soạn bởi giảng viên bộ môn tài chính – ngân hàng, khoa Pháp luật kinh tế, trường Đại học luật Hà Nội.

 

Những nội dung liên quan:

 

Đề cương môn luật chứng khoán – Đại học luật Hà Nội

MỤC LỤC
1 Thông tin về giảng viên
2 Môn học tiên quyết
3 Tóm tắt nội dung môn học
4 Nội dung chi tiết của môn học
5 Mục tiêu chung của môn học
6 Mục tiêu nhận thức chi tiết
7 Tổng hợp mục tiêu nhận thức
8 Học liệu
9 Hình thức tổ chức dạy – học
10 Chính sách đối với môn học
11 Phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

KHOA PHÁP LUẬT KINH TẾ

BỘ MÔN LUẬT TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

  • Hệ đào tạo: Chính quy – Cử nhân ngành Luật
  • Tên môn học: Luật chứng khoán
  • Số tín chỉ: 02
  • Loại môn học: Tự chọn            
BẢNG TỪ VIẾT TẮT
BT Bài tập
CAND Công an nhân dân
CTQG Chính trị quốc gia
KTĐG Kiểm tra đánh giá
LVN Làm việc nhóm
MT Mục tiêu
NC Nghiên cứu
TC Tín chỉ
Vấn đề

1. THÔNG TIN VỀ GIẢNG VIÊN

PGS.TS. Phạm Thị Giang Thu – Trưởng Bộ môn

  • Điện thoại: 0437738316
  • Email: giangthu@hlu.edu.vn

TS. Nguyễn Minh Hằng – Phó Bộ môn

  • Điện thoại: 0437738316
  • Email: nguyenminhhang246@gmail.com 

ThS. Nguyễn Đức Ngọc – GV

  • Điện thoại: 0437738316
  • Email: nguyendn.hlu@gmail.com

TS. Trần Vũ Hải – GV

  • Điện thoại: 0437738316
  • Email: tranvuhai2007@gmail.com

ThS. Nguyễn Thị Thanh Tú – GV

  • Email: Thanhtu2525@gmail.com
  • Điện thoại: 0437738316

ThS. Nguyễn Hải Yến – GV

  • Điện thoại: 0437736538
  • Email: nguyenhaiyen0511@gmail.com

ThS. Hoàng Minh Thái – GV

  • Email: thaihoangtcnh@gmail.com
  • Điện thoại: 0437738316

ThS. Nguyễn Ngọc Yến – GV

  • Email: ngocyen.hlu@gmail.com
  • Điện thoại: 0437738316

ThS. Đào Ánh Tuyết

  • Email: anhtuyet.hlu@gmail.com
  • Điện thoại: 0437738316

10. Phạm Nguyệt Thảo – GV

  • Điện thoại: 0437738316
  • Email: phnthao@gmail.com

Văn phòng Bộ môn luật tài chính-ngân hàng

  • Phòng A15.07 – Trường Đại học Luật Hà Nội.
  • Số 87, đường Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội
  • Điện thoại: 0437738316

2. MÔN HỌC TIÊN QUYẾT

Luật thương mại (module 1)

3. TÓM TẮT NỘI DUNG MÔN HỌC

Luật chứng khoán là môn khoa học pháp lí chuyên ngành, cung cấp những kiến thức cơ bản về địa vị pháp lí của các chủ thể tiến hành hoạt động kinh doanh chứng khoán, nội dung pháp lí chủ yếu trong kinh doanh chứng khoán và quản lí nhà nước trong lĩnh vực chứng khoán.

Nội dung môn học gồm 7 vấn đề chính:

  1. Tổng quan về chứng khoán và pháp luật chứng khoán
  2. Pháp luật về chào bán chứng khoán
  3. Pháp luật về tổ chức thị trường chứng khoán
  4. Pháp luật về công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ
  5. Pháp luật về công ti đầu tư chứng khoán và quỹ đầu tư chứng khoán
  6. Pháp luật về kinh doanh chứng khoán
  7. Pháp luật về quản lí nhà nước đối với thị trường chứng khoán
  8. Pháp luật về xử lí vi phạm và giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoán

4. NỘI DUNG CHI TIẾT CỦA MÔN HỌC

Vấn đề 1. Tổng quan về chứng khoán và pháp luật chứng khoán

  1. Khái niệm về chứng khoán và thị trường chứng khoán
  2. Khái niệm luật chứng khoán

Vấn đề 2. Pháp luật về chào bán chứng khoán

  1. Khái niệm về chào bán chứng khoán
  2. Nội dung pháp luật chào bán chứng khoán ra công chúng
  3. Nội dung pháp luật chào bán riêng lẻ

Vấn đề 3. Pháp luật về tổ chức thị trường chứng khoán

  1. Pháp luật điều chỉnh tổ chức và hoạt động của thị trường giao dịch tập trung
  2. Thị trường phi tập trung và pháp luật về thị trường giao dịch phi tập trung

Vấn đề 4. Pháp luật về công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ

  1. Pháp luật về tổ chức và hoạt động của công ti chứng khoán
  2. Pháp luật về công ti quản lí quỹ đầu tư chứng khoán và ngân hàng giám sát
  3. Pháp luật về tổ chức lưu kí, thanh toán bù trừ chứng khoán

Vấn đề 5. Pháp luật về công ti đầu tư chứng khoán và quỹ đầu tư chứng khoán

  1. Pháp luật về công ti đầu tư chứng khoán
  2. Pháp luật về quỹ đầu tư chứng khoán

Vấn đề 6. Pháp luật về kinh doanh chứng khoán

  1. Tổng quan về hoạt động kinh doanh chứng khoán
  2. Nội dung pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh chứng khoán

Vấn đề 7. Pháp luật về quản lí nhà nước đối với thị trường chứng khoán

  1. Những vấn đề cơ bản về quản lí nhà nước đối với chứng khoán và thị trường chứng khoán
  2. Pháp luật quản lí nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán

Vấn đề 8. Xử lí vi phạm, giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoán

  1. Vi phạm và xử lí vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán
  2. Giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực chứng khoán

5. MỤC TIÊU CHUNG CỦA MÔN HỌC

5.1. Mục tiêu nhận thức

Về kiến thức

  • Hiểu và nắm được một số khái niệm cơ bản trong lĩnh vực pháp luật chứng khoán; các phương pháp nghiên cứu cơ bản trong khoa học luật chứng khoán;
  • Nhận diện được bản chất, đặc thù của các quan hệ pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán;
  • Nắm được nội dung cơ bản của các văn bản pháp luật hiện hành điều chỉnh trong lĩnh vực chứng khoán;
  • Có được những kiến thức cơ bản về thực tiễn hoạt động chứng khoán.

Về kĩ năng

  • Thành thạo một số kĩ năng tìm kiếm và sử dụng các quy định của pháp luật chứng khoán để giải quyết những tình huống cơ bản, điển hình trong lĩnh vực chứng khoán;
  • Phát triển kĩ năng lập luận, góp ý xây dựng pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán;
  • Giúp cho người học có khả năng tư vấn pháp luật cho các chủ thể kinh doanh chứng khoán và các đối tượng khác để bảo vệ tốt quyền lợi của mình khi tham gia vào thị trường chứng khoán.

Về thái độ

  • Đảm bảo cho học viên tự tin trước những vấn đề pháp lí nảy sinh trong lĩnh vực chứng khoán;
  • Bước đầu mong muốn tiếp tục theo đuổi nghiên cứu tìm hiểu những kiến thức pháp lí sâu hơn trong lĩnh vực chứng khoán.

5.2. Các mục tiêu khác

  • Phát triển kĩ năng cộng tác, LVN;
  • Phát triển kĩ năng tư duy sáng tạo, độc lập nghiên cứu;
  • Trau dồi, phát triển năng lực đánh giá và tự đánh giá;
  • Rèn kĩ năng lập kế hoạch, tổ chức, quản lí, điều khiển, theo dõi kiểm tra hoạt động, LVN, lập mục tiêu, phân tích chương trình.

6. MỤC TIÊU NHẬN THỨC CHI TIẾT

Vấn đề Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3

1. Tổng quan về chứng khoán và pháp luật chứng khoán

 

 

1A1. Nêu được khái niệm, đặc điểm, phân loại chứng khoán.

1A2. Nêu được khái niệm, đặc điểm thị trường chứng khoán.

1A3. Mô tả được các bộ phận cấu thành của thị trường chứng khoán.

1A4. Nêu được khái niệm luật chứng khoán.

1A5. Nêu được phạm vi điều chỉnh của Luật chứng khoán hiện hành.

1A6. Nêu được những chế định cơ bản của Luật chứng khoán.

1A7. Nêu được các nguồn luật cơ bản điều chỉnh quan hệ pháp luật chứng khoán.

1B1. Phân biệt được các loại chứng khoán.

1B2. Hiểu được bản chất hoạt động của thị trường chứng khoán.

1B3. Hiểu được mối quan hệ giữa thị trường chứng khoán và các loại thị trường tài chính khác.

1B4. Phân tích được những điểm đặc thù trong phạm vi điều chỉnh của luật chứng khoán.

1B5. Phân tích được mối quan hệ giữa các chế định pháp luật chứng khoán.

1C1. Bình luận được bản chất pháp lí của các loại chứng khoán.

1C2. Bình luận được về sự hình thành của thị trường chứng khoán Việt Nam so với sự hình thành, phát triển của thị trường chứng khoán của các nước trên thế giới.

1C3. Bình luận được các nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán.

1C4. Bình luận được tình huống do giảng viên đưa ra để nhận diện quan hệ pháp luật chứng khoán.

1C5. Bình luận được về các nhóm quan hệ xã hội mà pháp luật chứng khoán điều chỉnh.

2. Pháp luật về chào bán chứng khoán

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2A1. Nêu được khái niệm, các phương thức chào bán chứng khoán.

2A2. Nêu được vai trò của hoạt động chào bán chứng khoán.

2A3. Chỉ ra được các phương thức phân phối chứng khoán.

2A4. Nêu được các tiêu chí của hoạt động chào bán riêng lẻ và chào bán ra công chúng.

2A5. Nêu được quy định về chủ thể chào bán chứng khoán ra công chúng.

2A6. Nêu được các điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật hiện hành.

2A7. Nêu được trình tự, thủ tục chào bán chứng khoán ra công chúng

2A8. Nêu được quy định về trách nhiệm chủ thể chào bán chứng khoán ra công chúng.

2A9. Nắm được các quy định về chủ thể chào bán chứng khoán riêng lẻ.

2A10. Nêu được các điều kiện chào bán chứng khoán riêng lẻ theo quy định của pháp luật hiện hành.

2A11. Nêu được quy định về trình tự, thủ tục chào bán chứng khoán riêng lẻ.

2B1. Phân tích được cơ sở kinh tế và pháp lí của việc phân loại các phương thức chào bán chứng khoán.

2B2. Phân biệt được các phương thức chào bán chứng khoán.

2B3. Phân tích được ưu, nhược điểm của từng phương thức phân phối chứng khoán.

2B4. Chỉ ra được tại sao có sự khác biệt về điều kiện chào bán chứng khoán vốn và chào bán chứng khoán nợ.

2B5. So sánh được điều kiện chào bán cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư theo quy định hiện hành.

2B6. Giải thích được vì sao phải công bố thông tin trước khi bán chứng khoán ra công chúng.

2B7. Xác định được những chủ thể đặc biệt trong hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ và quy trình chào bán chứng khoán của các chủ thể này.

2B8. Phân tích được sự khác biệt về điều kiện chào bán chứng khoán riêng lẻ so với chào bán chứng khoán ra công chúng.

2B9. Phân biệt được sự khác nhau giữa trình tự, thủ tục chào bán chứng khoán riêng lẻ và chào bán chứng khoán ra công chúng.

2C1. Chỉ ra được ưu, nhược điểm của từng phương thức chào bán chứng khoán đang được áp dụng tại thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay.

2C2. Bình luận được về quy định chào bán chứng khoán ra công chúng của một số nước trên thế giới

2C3. Đánh giá được xu hướng hoàn thiện các quy định về điều kiện chào bán cổ phiếu và trái phiếu ra công chúng.

2C4. Đánh giá, bình luận được về việc hoàn thiện pháp luật về chào bán chứng khoán riêng lẻ ở Việt Nam hiện nay.

2C5. Bình luận được về sự bắt buộc công bố thông tin hay không trong hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ.

3. Pháp luật về tổ chức thị trường chứng khoán

3A1. Làm rõ được các khái niệm, đặc điểm và vai trò của thị trường giao dịch chứng khoán tập trung.

3A2. Nêu được vai trò của thị trường giao dịch tập trung.

3A3. Làm rõ được các nguyên tắc vận hành và cơ cấu tổ chức của thị trường giao dịch tập trung.

3A4. Làm rõ được điều kiện thành viên trên thị trường giao dịch tập trung.

3A5. Làm rõ được hoạt động niêm yết chứng khoán trên thị trường giao dịch tập trung.

3A6. Làm rõ được nghĩa vụ công bố thông tin trên thị trường giao dịch tập trung.

3A7. Làm rõ được mối quan hệ giữa hoạt động quản lí của Nhà nước và quản lí của sở giao dịch và trung tâm giao dịch chứng khoán đối với các giao dịch chứng khoán trên thị trường giao dịch tập trung.

3B1. Xác định được tổ chức và hoạt động của sở giao dịch chứng khoán và trung tâm giao dịch chứng khoán.

3B2. Phân biệt được điều kiện giao dịch chứng khoán trên thị trường tập trung và chứng khoán trên thị trường phi tập trung.

3B3. Phân tích được mối liên hệ giữa các nguyên tắc vận hành của thị trường giao dịch tập trung.

3B4. Phân tích được nội dung, cơ sở của các quy định nhằm đảm bảo an toàn trong các hoạt động trên thị trường tập trung.

3C1. Phân tích và làm rõ được cơ sở lí luận và thực tiễn của việc chuyển đổi mô hình tổ chức và hoạt động của sở giao dịch chứng khoán và trung tâm giao dịch chứng khoán theo Luật chứng khoán năm 2006.

3C2. Tìm hiểu được định hướng phát triển thị trường giao dịch chứng khoán của Việt Nam trong những năm tới.

 

4. Pháp luật về công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ

 

 

 

4A1. Làm rõ được khái niệm, đặc điểm, vai trò của công ti chứng khoán.

4A2. Nêu được điều kiện thành lập và cấp giấy phép hoạt động của công ti chứng khoán, công ti quản lí quỹ.

4A3. Làm rõ được khái niệm, đặc điểm, vai trò của công ti quản lí quỹ.

4A4. Nêu được quyền và nghĩa vụ của công ti chứng khoán.

4A5. Nêu được quyền và nghĩa vụ của công ti quản lí quỹ.

4A6. Nêu được các điều kiện thành lập, hoạt động của tổ chức lưu kí chứng khoán, thanh toán bù trừ.

4B1. Hiểu được tại sao pháp luật quy định chi tiết về điều kiện thành lập đối với các chủ thể kinh doanh chứng khoán.

4B2. Lí giải được cơ sở lí luận của các quy định hạn chế hoạt động kinh doanh chứng khoán

4B3. Giải thích được vì sao các tổ chức tín dụng không được phép trực tiếp kinh doanh chứng khoán.

4B4. Phân tích được điều kiện để các chủ thể kinh doanh chứng khoán lâm vào tình trạng cảnh báo.

4B5. Làm rõ được những quy định nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động của công ti chứng khoán, công ti quản lí quỹ.

4B6. Phân tích được vai trò của tổ chức lưu kí và thanh toán bù trừ trên thị trường chứng khoán.

4C1. Phân tích được mối quan hệ giữa tổ chức và hoạt động của các chủ thể kinh doanh chứng khoán với sự phát triển của thị trường chứng khoán ở Việt Nam.

4C2. Bình luận được về mức độ phù hợp của quy định hiện hành với cam kết quốc tế của Việt Nam liên quan đến mô hình các chủ thể kinh doanh chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

4C3. Liên hệ thực tiễn pháp lí để làm rõ và lí giải được sự phát triển và suy giảm số lượng các công ti chứng khoán, công ti quản lí quỹ trong thời gian qua.

4C4. Bình luận được về sự khác biệt giữa hoạt động lưu kí chứng khoán của trung tâm lưu kí với hoạt động lưu kí của công ti chứng khoán.

5. Pháp luật về công ti đầu tư chứng khoán và quỹ đầu tư chứng khoán

5A1. Nêu được khái niệm và đặc điểm của công ti đầu tư chứng khoán.

5A2. Nêu được khái niệm và đặc điểm của quỹ đầu tư chứng khoán.

5A3. Nêu được các loại quỹ đầu tư chứng khoán.

5B1. Phân biệt được công ti đầu tư chứng khoán và quỹ đầu tư chứng khoán.

5B2. Xác định được vai trò của công ti đầu tư chứng khoán và quỹ đầu tư chứng khoán đối với thị trường chứng khoán.

5B3. Phân tích được các điều kiện thành lập quỹ đầu tư chứng khoán và công ti đầu tư chứng khoán.

5C1. Bình luận được quan hệ giữa quỹ đầu tư chứng khoán và công ti quản lí quỹ.

5C2. Phân tích được thực tiễn hoạt động của công ti đầu tư chứng khoán và công ti quản lí quỹ và nêu ra những đề xuất pháp lí.

6. Pháp luật về kinh doanh chứng khoán

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6A1. Nêu được khái niệm kinh doanh chứng khoán theo Luật chứng khoán.

6A2. Nêu được các đặc điểm thể hiện bản chất của kinh doanh chứng khoán.

6A3. Nêu được khái niệm và đặc điểm của hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán.

6A4. Nêu được các điều kiện để hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán theo quy định của pháp luật.

6A5. Nêu được các loại hợp đồng bảo lãnh phát hành chứng khoán chủ yếu.

6A6. Nêu được khái niệm và đặc điểm của hoạt động môi giới chứng khoán.

6A7. Nêu được các loại hợp đồng môi giới chứng khoán chủ yếu.

6A7. Nêu được khái niệm và đặc điểm của hoạt động tự doanh chứng khoán.

6A8. Nêu được khái niệm và đặc điểm của hoạt động quản lí quỹ đầu tư chứng khoán.

6A9. Nêu được khái niệm và đặc điểm của hoạt động quản lí danh mục đầu tư chứng khoán.

6B1. So sánh được hoạt động kinh doanh chứng khoán với hoạt động kinh doanh chịu sự điều chỉnh của Luật thương mại.

6B2. Phân tích được những biện pháp cơ bản để phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh chứng khoán.

6B3. Phân tích được quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng bảo lãnh phát hành chứng khoán.

6B4. So sánh được hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán với hoạt động bảo lãnh ngân hàng.

6B5. Phân tích được quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng môi giới chứng khoán.

6B6. So sánh được hoạt động tự doanh chứng khoán với hoạt động mua, bán chứng khoán của công ti đầu tư chứng khoán.

6B7. Phân tích được các quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên trong hợp đồng dịch vụ uỷ thác quản lí quỹ đầu tư chứng khoán.

 

6C1. Nêu và đánh giá được các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh chứng khoán ở Việt Nam hiện nay.

6C2. Đánh giá được thực trạng hoạt động bảo lãnh phát hành hiện nay và nêu được các đề xuất hoàn thiện.

6C3. Phân tích được các nội dung pháp lí bảo vệ nhà đầu tư trong hoạt động môi giới chứng khoán.

6C4. Đánh giá được thực trạng hoạt động môi giới chứng khoán hiện nay và nêu được các đề xuất hoàn thiện.

6C5. Nêu và phân tích được ý nghĩa của các quy định bảo vệ nhà đầu tư khi công ti chứng khoán vừa hoạt động tự doanh, vừa hoạt động môi giới chứng khoán.

6C6. Nêu và phân tích được ý nghĩa của những quy định của pháp luật về giới hạn tư vấn đầu tư chứng khoán (tức là những nội dung không được phép khuyến nghị cho nhà đầu tư).

6C7. Đánh giá được thực trạng về hoạt động quản lí quỹ đầu tư chứng khoán hiện nay và đề xuất được một số giải pháp hoàn thiện.

7. Pháp luật về

quản lí nhà nước đối với thị trường chứng khoán

7A1. Nêu được hệ thống các cơ quan quản lí nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán theo quy định hiện hành.

7A2. Nêu được vị trí pháp lí của Uỷ ban chứng khoán nhà nước.

7A3. Nêu được những quyền hạn cơ bản của Uỷ ban chứng khoán nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành.

7A4. Nêu được những hoạt động, lĩnh vực phải được Uỷ ban chứng khoán nhà nước cấp phép.

7A5. Nêu được thẩm quyền và nội dung thanh tra trong lĩnh vực chứng khoán.

7B1. Nêu và phân tích được mối quan hệ giữa Bộ tài chính và Uỷ ban chứng khoán nhà nước trong hoạt động quản lí nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

7B2. Phân tích được vai trò và nội dung quản lí thông tin trên thị trường chứng khoán của Uỷ ban chứng khoán nhà nước.

7B3. Phân tích được những nguyên nhân cơ bản dẫn đến vi phạm pháp luật chứng khoán.

7B4. So sánh được hoạt động thanh tra và hoạt động giám sát trong lĩnh vực chứng khoán của Uỷ ban chứng khoán nhà nước.

7C1. Bình luận được về những ưu, nhược điểm về địa vị pháp lí của Uỷ ban chứng khoán nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành.

7C2. Bình luận được về thực trạng quản lí nhà nước đối với chứng khoán và thị trường chứng khoán hiện nay và đưa ra một số đề xuất, kiến nghị.

8.      Xử lí vi phạm, giải quyết tranh chấp

 

 

8A1. Nêu được các đặc trưng của vi phạm pháp luật chứng khoán.

8A2. Phân loại được các hành vi vi phạm pháp luật chứng khoán.

8A3. Nêu được các hình thức xử lí vi phạm pháp luật chứng khoán theo quy định của pháp luật hiện hành.

8A4. Nêu được khái niệm và đặc điểm của tranh chấp trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.

8A5. Nêu được các phương thức giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.

8B1. So sánh được việc xử phạt của Uỷ ban chứng khoán nhà nước với việc xử phạt của sở giao dịch chứng khoán.

8B2. Nêu và phân tích được những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tranh chấp trong lĩnh vực chứng khoán.

8C1. Bình luận được về các chế tài xử lí vi phạm pháp luật chứng khoán theo quy định của pháp luật hiện hành.

8C2 Phân tích được mối quan hệ giữa hoạt động giám sát với xử lí vi phạm pháp luật chứng khoán.

8C3. Đưa ra được  nhận xét về thực trạng tranh chấp và giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực chứng khoán hiện nay và có ý kiến đề xuất, kiến nghị.

7. TỔNG HỢP MỤC TIÊU NHẬN THỨC

Vấn đề Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Tổng
Vấn đề 1 7 5 5 17
Vấn đề 2 11 9 5 25
Vấn đề 3 7 4 2 13
Vấn đề 4 6 6 4 16
Vấn đề 5 3 3 2 8
Vấn đề 6 9 7 7 23
Vấn đề 7 5 4 2 11
Vấn đề 8 5 2 3 10
Tổng 53 40 30 123

8. HỌC LIỆU

A. GIÁO TRÌNH

  1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật chứng khoán, CAND, Hà Nội, 2013.

B. TÀI LIỆU THAM KHẢO BẮT BUỘC

*     Bài viết tạp chí

  1. Vũ Bằng, “Luật chứng khoán – Những nội dung đổi mới chủ yếu và quan trọng”, Tạp chí luật học, số 8/2006.
  2. Vũ Văn Cương, “Một số vấn đề pháp lí về công ti chứng khoán theo luật chứng khoán”, Tạp chí luật học, số 8/2006.
  3. Nguyễn Kiều Giang, “Một số vấn đề pháp lí cơ bản về thị trường giao dịch chứng khoán ở Việt Nam”, Tạp chí luật học, số 8/2006.
  4. Trần Vũ Hải, “Một số vấn đề pháp lí về công ti đầu tư chứng khoán”, Tạp chí luật học, số 8/2006.
  5. Nguyễn Minh Hằng, “Tính thống nhất của các quy định về chào bán cổ phần theo Luật doanh nghiệp năm 2005 và Luật chứng khoán năm 2006”, Tạp chí luật học, số 8/2006.
  6. Phạm Nguyệt Thảo, “Hệ thống đăng kí, lưu kí với sự phát triển của thị trường chứng khoán”, Tạp chí luật học, số 8/2006.
  7. Phạm Thị Giang Thu – Nguyễn Minh Hằng, “Một số vấn đề pháp lí về chào bán cổ phiếu của công ti cổ phần”, Tạp chí nhà nước pháp luật, số 7/2009, tr. 34 – 37.
  8. Phạm Thị Giang Thu, “Quản lí nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán một số nước trên thế giới”, Tạp chí luật học, số 8/2006.
  9. Phạm Thị Giang Thu, “Luật chứng khoán với việc mở rộng cơ hội đầu tư và khuyến khích đầu tư”, Tạp chí luật học, số 8/2006.
  10. Nguyễn Văn Tuyến, “ Tính hiệu quả của Luật chứng khoán – Sự tiếp cận từ góc độ kinh tế học pháp luật”, Tạp chí luật học, số 8/2006.
  11. Nguyễn Thị Ánh Vân, “Chế độ công bố thông tin theo Luật chứng khoán năm 2006”, Tạp chí luật học, số 8/2006.
  12. Nguyễn Văn Tuyến, Nguyễn Hoàng Tuấn, “Hoàn thiện pháp luật về chứng khoán hoá bất động sản ở Việt Nam hiện nay”, tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 01/2015.
  13. Phan Phương Nam, ” Những bất cập trong quy định về xử phạt vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và các kiến nghị sửa đổi bổ sung”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 24/2014
  14. Lê Thị Thảo, ” Trách nhiệm pháp lý đối với hành vi giao dịch nội gián trên thị trường chứng khoán”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật số 04/2015
  15. Ngô Đức Vượng, ” Repo chứng khoán và một số giải pháp hoàn thiện”, Tạp chí Thanh tra chính phủ, số 04/2014
  16. Viên Thế Giang, ” Pháp luật về kiểm soát hành vi sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 11/2014.

*     Văn bn quy phm pháp lut liên quan

  1. Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015, có hiệu lực từ 01/01/2007
  2. Luật thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005, có hiệu lực từ 01/01/2006
  3. Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014, có hiệu lực từ 01/7/2015
  4. Bộ luật tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2015, có hiệu lực từ 01/01/2016

*     Văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành

  1. Luật chứng khoán số 70/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006, có hiệu lực từ 01/01/2007
  2. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán số 62/2010/QH12 ngày 24 tháng 11 năm 2010, có hiệu lực từ 01/7/2011
  3. Nghị định của Chính phủ số 58/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán.
  4. Nghị định của Chính phủ số 60/2015/NĐ-CP ngày 26/6/2015 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán
  5. Nghị định của Chính phủ số 86/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 quy định điều kiện đầu tư, kinh doanh chứng khoán
  6. Nghị định của Chính phủ số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ti cổ phầ
  7. Nghị định của Chính phủ số 189/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 sửa đổi Nghị định 59/2011/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần
  8. Nghị định của Chính phủ số 116/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 sửa đổi Nghị định 59/2011/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần
  9. Nghị định của Chính phủ số 53/2009/NĐ-CP ngày 19/05/2006 về phát hành trái phiếu quốc tế
  10. Nghị định của Chính phủ số 90/2011/NĐ-CP ngày 14/10/2011 về việc phát hành trái phiếu doanh nghiệ
  11. Nghị định của Chính phủ số 01/2011/NĐ-CP ngày 05/1/2011 về phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phươ
  12. Nghị định của Chính phủ số 96/2015/NĐ-CP ngày 19/10/2015 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật doanh nghiệ
  13. Nghị định của Chính phủ số 42/2015/NĐ-CP ngày 5/5/2015 quy định về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh.
  14. Nghị định của Chính phủ số 108/2013/NĐ-CP ngày 23/9/2013 về xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoá
  15. Nghị định của Chính phủ số 145/2016/NĐ-CP ngày 01/11/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định của Chính phủ số 108/2013/NĐ-CP về xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoá
  16. Nghị định của Chính phủ số 71/2017/NĐ-CP ngày 06/06/2017 hướng dẫn về quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng.
  17. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 01/2009/QĐ-TTg ngày 02/01/2009 về việc thành lập Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.
  18. Quyết định của Bộ Tài chính số 2882/QĐ-BTC ngày 21/11/2013 ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.
  19. Quyết định số 46/QĐ-VSD ngày 22/5/2014 về Quy chế hoạt động bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán do Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam ban hành
  20. Thông tư của Bộ tài chính số 155/2015/TT-BTC ngày 6/10/2015 hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán
  21. Thông tư của Bộ tài chính số 210/2012/TT-BTC ngày 30/11/2012 hướng dẫn về thành lập và hoạt động công ti chứng khoán.
  22. Thông tư của Bộ tài chính số 07/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 sửa đổi Thông tư 210/2012/TT-BTC hướng dẫn về thành lập và hoạt động công ti chứng khoán.
  23. Quyết định số 132/QĐ-UBCK ngày 06/3/2013 về việc hướng dẫn trụ sở làm việc, cơ sở vật chất phục vụ hoạt động kinh doanh chứng khoán.
  24. Thông tư của Bộ tài chính số 194/2009/TT-BTC ngày 02/10/2009 hướng dẫn chào mua công khai cổ phiếu của Công ty đại chúng, chứng chỉ quỹ của Quỹ đầu tư chứng khoán đại chúng dạng đóng.
  25. Quyết định của Bộ Tài chính số 2858/QĐ-BTC ngày 17/11/2009 đính chính khoản 1 Mục III Thông Tư Số 194/2009/TT-BTCngày 02/10/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn chào mua công khai cổ phiếu của công ty đại chúng, chứng chỉ quỹ của quỹ đầu tư chứng khoán đại chúng dạng đóng.
  26. Thông tư của Bộ tài chính số 212/2012/TT-BTC ngày 5/12/2012 hướng dẫn về thành lập, tổ chức và hoạt động của công ti quản lí quỹ.
  27. Thông tư của Bộ tài chính số 121/2012/TT-BTC ngày 26/7/2012 quy định về quản trị công ti áp dụng cho công ti đại chúng.
  28. Thông tư của Bộ tài chính số 162/2015/TT-BTC ngày 26/10/2015 hướng dẫn việc chào bán chứng khoán ra công chúng, chào bán cổ phiểu để hoán đổi, phát hành thêm cổ phiếu, mua lại cổ phiếu, bán cổ phiếu quỹ và chào mua công khai cổ phiếu
  29. Thông tư của Bộ tài chính số 99/2015/TT-BTC ngày 29/06/2015 hướng dẫn về phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh.
  30. Thông tư của Bộ tài chính số 13/2013/TT-BTC ngày 25/01/2013 giám sát giao dịch chứng khoán trên thị trường chứng khoán.
  31. Thông tư của Bộ tài chính số 123/2015/TT-BTC ngày 18/8/2015 hướng dẫn hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
  32. Thông tư của Bộ tài chính số 202/2015/TT-BTC ngày 18 tháng 12 năm 2015 hướng dẫn về niêm yết chứng khoán trên sở giao dịch chứng khoán.
  33. Thông tư của Bộ tài chính số 29/2017/TT-BTC ngày 12 tháng 4 năm 2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 202/2015/TT-BTC hướng dẫn về niêm yết chứng khoán trên sở giao dịch chứng khoán.
  34. Thông tư của Bộ tài chính số 241/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 quy định giá dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán áp dụng tại Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam.
  35. Thông tư của Bộ tài chính số 183/2011/TT-BTC ngày 16/12/2011 hướng dẫn về thành lập và quản lý quỹ mở.
  36. Thông tư của Bộ tài chính số 15/2016/TT-BTC ngày 20/01/2016 sửa đổi Thông tư 183/2011/TT-BTC hướng dẫn về thành lập và quản lý quỹ mở.
  37. Thông tư của Bộ tài chính số 242/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 quy định giá dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán áp dụng tại các tổ chức kinh doanh chứng khoán, ngân hàng thương mại tham gia vào thị trường chứng khoán Việt Nam.
  38. Thông tư của Bộ tài chính số 11/2016/TT-BTC ngày 19/1/2016 hướng dẫn một số điều của nghị định số42/2015/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh.
  39. Thông tư của Bộ tài chính số 23/2017/TT-BTC ngày 16/3/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 11/2016/TT-BTC hướng dẫn một số điều của nghị định số42/2015/NĐ-CP về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh.
  40. Thông tư của Bộ tài chính số 203/2015/TT-BTC ngày 21/12/2015 hướng dẫn về giao dịch trên thị trường chứng khoán
  41. Thông tư của Bộ tài chính số 87/2013/TT-BTC  ngày 28/6/2013 hướng dẫn giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán.
  42. Thông tư của Bộ tài chính số 46/2017/TT-BTC  ngày 12/5/2017 hướng dẫn hoạt động thanh toán giao dịch trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phươ
  43. Thông tư liên tịch số 92/2016/TTLT-BTC-NHNN ngày 27/6/2016 hướng dẫn việc phát hành tín phiếu kho bạc qua Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
  44. Thông tư của Bộ tài chính số 150/2011/TT-BTC ngày 21/12/2015 hướng dẫn về hoán đổi trái phiếu Chính phủ.
  45. Thông tư của Bộ tài chính số 234/2012/TT-BTC ngày 28/12/2012 hướng dẫn quản lý giao dịch trái phiếu chính phủ, trái phiếu được chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phươ
  46. Thông tư của Bộ tài chính số 10/2017/TT-BTC ngày 06/2/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 234/2012/TT-BTC hướng dẫn quản lý giao dịch trái phiếu chính phủ, trái phiếu được chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phươ
  47. Thông tư của Bộ tài chính số 100/2015/TT-BTC ngày 29/6/2015 hướng dẫn về phát hành trái phiếu chính quyền địa phương tại thị trường trong nướ
  48. Thông tư của Bộ tài chính số 101/2015/TT-BTC ngày 28/7/2015 hướng dẫn về phát hành trái phiếu Chính phủ tại thị trường trong nướ
  49. Thông tư của Ngân hàng Nhà nước số 26/2012/TT-NHNN ngày 13/9/2012 hướng dẫn thủ tục chấp thuận của ngân hàng nhà nước Việt Nam đối với việc niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán trong nước và nước ngoài của tổ chức tín dụng cổ phầ
  50. Thông tư của Bộ tài chính số 228/2012/TT-BTC ngày 27/12/2012 hướng dẫn thành lập và quản lý quỹ đầu tư bất động sả
  51. Thông tư của Bộ tài chính số 227/2012/TT-BTC ngày 27/12/2012 hướng dẫn thành lập, tổ chức hoạt động và quản lý công ty đầu tư chứng khoán.
  52. Thông tư của Bộ tài chính số 91/2013/TT-BTC ngày 28/06/2013 hướng dẫn đăng ký thành lập, tổ chức và hoạt động văn phòng đại diện tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam.
  53. Thông tư của Bộ tài chính số 146/2014/TT-BTC ngày 06/10/2014 hướng dẫn chế độ tài chính đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ.
  54. Thông tư của Bộ tài chính số 05/2015/TT-BTC ngày 15/1/2015 hướng dẫn hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán.
  55. Thông tư của Bộ tài chính số 180/2015/TT-BTC ngày 11/11/2015 hướng dẫn về đăng ký giao dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch cho chứng khoán chưa niêm yế

C. TÀI LIỆU THAM KHẢO LỰA CHỌN

*     Sách

  1. Phạm Thị Giang Thu, Một số vấn đề về pháp luật chứng khoán và thị trường chứng khoán, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2004.
  2. Phạm Thị Giang Thu (chủ biên), Nguyễn Minh Hằng, Trần Vũ Hải, Hỏi đáp luật chứng khoán ở Việt Nam, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2007.
  3. Viện đại học Mở Hà Nội, Giáo trình Luật Chứng khoán, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2014.

*     Website

  1. ssc.gov.vn
  2. hocluat.vn/luat-chung-khoan
  3. worldbank.org.vn
  4. luatvietnam.com.vn
  5. wto.org
  6. vneconomy.com.vn
  7. adb.org

9. HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY – HỌC

9.1. Lịch trình chung

Tuần Hình thức tổ chức dạy-học Tổng số
LT Seminar LVN Tự NC KTĐG
1 1+2 2 4 2 2 Nhận BT lớn và BT nhóm  
2 3+4 2 4 2 2    
3 4+5 2 4 2 2    
4 6 2 4 2 2 Nộp và thuyết trình BT nhóm  
5 7+8 2 4 2 2 Nộp BT lớn  
Tổng 10 tiết 20           tiết 10 tiết 10     tiết    
10 giờ TC 10 giờ          TC  5 giờ TC 5            giờ TC   30 giờ TC

 9.2. Lịch trình chi tiết

Tuần 1: Vấn đề 1 + 2

Hình thức tổ chức dạy-học Số giờ TC Nội dung chính Yêu cầu sinh viên chuẩn bị
Lí thuyết 1 2 giờ TC

– Giới thiệu khái quát những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

– Giới thiệu khái niệm luật chứng khoán, phạm vi điều chỉnh, quan hệ pháp luật chứng khoán.

* KTĐG:

– Đăng kí BT lớn.

– Nhận BT nhóm.

 

* Đọc:

– Chương I Giáo trình luật chứng khoán, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. CAND, Hà Nội, 2008.

– Một số vấn đề về pháp luật chứng khoán và thị trường chứng khoán, Phạm Thị Giang Thu (chủ biên), Nxb. CTQG, Hà Nội, 2004.

– Hỏi đáp luật chứng khoán, Phạm Thị Giang Thu (chủ biên), Trần Vũ Hải, Nguyễn Minh Hằng, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2007.

Seminar 1 2 giờ TC

– Khái niệm về hoạt động chào bán chứng khoán.

– Các phương thức chào bán chứng khoán.

– Tư cách và điều kiện chủ thể chào bán chứng khoán.

* Đọc:

– Chương II Giáo trình luật chứng khoán, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. CAND, Hà Nội, 2008.

– Hỏi đáp luật chứng khoán, Phạm Thị Giang Thu (chủ biên), Trần Vũ Hải, Nguyễn Minh Hằng, Nxb. CTQG, Hà Nội 2007.

 

Seminar 2 1 giờ TC

– Điều kiện, trình tự, thủ tục chào bán chứng khoán ra công chúng.

– Điều kiện, trình tự, thủ tục chào bán chứng khoán riêng lẻ

LVN 1 1 giờ TC

– Xác định phạm vi điều chỉnh của Luật chứng khoán.

– Tìm hiểu cơ sở ban hành Luật chứng khoán năm 2006.

Tự NC 1 1 giờ TC

– Pháp luật chứng khoán một số nước trên thế giới.

– Các khái niệm cơ bản trong Chương II Giáo trình luật chứng khoán.

– Đánh giá pháp luật về chào bán chứng khoán ở Việt Nam và tìm hiểu pháp luật về chào bán chứng khoán hiện hành đã đáp ứng được yêu cầu thực tiễn ở Việt Nam đến mức độ nào?

Tư vấn

–        Nội dung: Giải đáp, tư vấn về nội dung và phương pháp học tập; chỉ dẫn khai thác các nguồn tài liệu.

–        Thời gian: Từ 14h00’ đến 16h30’ thứ năm

–        Địa điểm: Phòng 306 – K4

Tuần 2: Vấn đề  3 + 4

Hình thức tổ chức dạy-học Số giờ TC Nội dung chính Yêu cầu sinh viên chuẩn bị
Lí thuyết 2 2 giờ TC

– Các khái niệm, đặc điểm và vai trò của thị trường giao dịch chứng khoán tập trung.

– Các nguyên tắc vận hành và cơ cấu tổ chức của thị trường giao dịch tập trung.

– Pháp luật điều chỉnh hoạt động của thị trường giao dịch tập trung.

* Đọc:

– Chương II Giáo trình luật chứng khoán, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. CAND, Hà Nội, 2008.

  1. – Viện đại học Mở Hà Nội, Giáo trình Luật Chứng khoán, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2014.

 

Tự NC 2 1 giờ TC

– Phân tích vai trò của Uỷ ban chứng khoán nhà nước trong việc tổ chức và đảm bảo thị trường chứng khoán phát triển lành mạnh.

 

* Đọc:

– Chương IV, V, VI Giáo trình luật chứng khoán, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. CAND, Hà Nội, 2008.

LVN 2

1

giờ TC

– Phân tích và làm rõ cơ sở lí luận và thực tiễn của việc chuyển đổi mô hình tổ chức và hoạt động của sở giao dịch chứng khoán và trung tâm giao dịch chứng khoán theo Luật chứng khoán năm 2006.

* Đọc:

Chương III Giáo trình luật chứng khoán, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. CAND, Hà Nội, 2008.

Seminar 3 1 giờ TC

– Làm rõ vai trò và mô hình của sở giao dịch chứng khoán đối với thị trường giao dịch tập trung.

– Các nguyên tắc của thị trường giao dịch tập trung.

 

* Đọc:

– Chương I Giáo trình luật chứng khoán, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. CAND, Hà Nội, 2008.

– Hỏi đáp luật chứng khoán, Phạm Thị Giang Thu (chủ biên), Trần Vũ Hải, Nguyễn Minh Hằng, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2007.

Seminar 4 1 giờ TC

– Khái niệm, đặc điểm, vai trò của công ty chứng khoán

– Các hạn chế bảo đảm an toàn trong hoạt động của công ty chứng khoán

– Pháp luật về tổ chức và hoạt động của công ti quản lí quỹ đầu tư chứng khoán và ngân hàng giám sát.

 

* Đọc:

– Giáo trình luật chứng khoán, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. CAND, Hà Nội, 2008 (tr. 303 – 366)

– Tham khảo các tình huống thực tiễn về chào bán chứng khoán.

Tư vấn

–        Nội dung: Giải đáp, tư vấn về nội dung và phương pháp học tập; chỉ dẫn khai thác các nguồn tài liệu.

–        Thời gian: Từ 14h00’ đến 16h30’ thứ năm

–        Địa điểm: Phòng 306 – K4

Tuần 3: Vấn đề 4 + 5

Hình thức tổ chức dạy-học Số giờ TC Nội dung chính Yêu cầu sinh viên chuẩn bị

Lí thuyết 3

 

2 giờ TC

– Pháp luật về công ti đầu tư chứng khoán.

– Pháp luật về quỹ đầu tư chứng khoán.

– Pháp luật về tổ chức, lưu kí, bù trừ chứng khoán.

 

* Đọc:

– Giáo trình luật chứng khoán, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. CAND, Hà Nội, 2008, tr. 303 – 366, Chương VI

– Các quy chế về chủ thể kinh doanh chứng khoán và các quy chế liên quan đến hoạt động kinh doanh chứng khoán.

Seminar 5 1 giờ TC

– Vai trò của ngân hàng giám sát đối với hoạt động quản lí quỹ đầu tư chứng khoán.

– Điều kiện thành lập quỹ đại chúng và quỹ thành viên.

– Phân biệt công ti đầu tư chứng khoán và công ti quản lí quỹ đầu tư chứng khoán

* Đọc:

– Chương VI Giáo trình luật chứng khoán, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. CAND, Hà Nội, 2008

– Hỏi đáp luật chứng khoán, Phạm Thị Giang Thu (chủ biên), Trần Vũ Hải, Nguyễn Minh Hằng, Nxb. CTQG, Hà Nội 2007.

LVN 3 1 giờ TC

Quy chế thành lập và cấp giấy phép hoạt động công ti chứng khoán.

– Quy chế thành lập, cấp phép hoạt động công ti quản lí quỹ đầu tư chứng khoán.

– Bình luận mức độ phù hợp của quy định hiện hành với cam kết quốc tế của Việt Nam liên quan đến mô hình các chủ thể kinh doanh chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Đọc:

– Chương III, Giáo trình luật chứng khoán, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. CAND, Hà Nội, 2008, tr. 303 – 366

Seminar 6 1 giờ TC

– Phân tích khái niệm, đặc trưng của hoạt động kinh doanh chứng khoán.

– Các hoạt động kinh doanh chứng khoán

– Nhóm lập dàn ý các vấn đề thảo luận.

– Nhóm tập điều hành seminar theo chủ đề đã đăng kí.

Tư vấn

–        Nội dung: Giải đáp, tư vấn về nội dung và phương pháp học tập; chỉ dẫn khai thác các nguồn tài liệu.

–        Thời gian: Từ 14h00’ đến 16h30’ thứ năm

–        Địa điểm: Phòng 306 – K4

Tuần 4: Vấn đề 6

Hình thức tổ chức dạy-học Số giờ TC Nội dung chính Yêu cầu sinh viên chuẩn bị

Lí thuyết 4

 

2 giờ TC

– Các chủ thể thực hiện hoạt động kinh doanh chứng khoán.

– Đề cập các điều kiện pháp lí mà chủ thể kinh doanh chứng khoán phải đáp ứng khi tiến hành từng nghiệp vụ kinh doanh.

– Phân biệt giữa hoạt động môi giới với hoạt động tự doanh, giữa hoạt động tư vấn đầu tư và hoạt động quản lí danh mục đầu tư.

– So sánh mức độ rủi ro giữa các hoạt động kinh doanh chứng khoán

* Nộp BT nhóm

* Đọc:

– Giáo trình luật chứng khoán, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. CAND, Hà Nội, 2008, tr. 395 – 428.

 

Seminar 7 1 giờ TC

 

Thuyết trình bài tập nhóm

SV phân công thực hiện theo quy định

 

Seminar 8 1 giờ TC

 

Thảo luận vấn đề 6

 
TNC 4 1 giờ TC Đánh giá và nhận xét về thực tiễn áp dụng pháp luật kinh doanh chứng khoán của các chủ thể kinh doanh chứng khoán hiện nay.

* Đọc:

– Chương V Giáo trình luật chứng khoán, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. CAND, Hà Nội, 2013.

LVN 3 1 giờ TC Tìm hiểu về thực trạng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán và hiệu quả xử lí của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Nhóm lập dàn ý các vấn đề thảo luận.

– Nhóm tập điều hành seminar theo chủ đề đã đăng kí.

Tư vấn

–        Nội dung: Giải đáp, tư vấn về nội dung và phương pháp học tập; chỉ dẫn khai thác các nguồn tài liệu.

–        Thời gian: Từ 14h00’ đến 16h30’ thứ năm

–        Địa điểm: Phòng 306 – K4

Tuần 5: Vấn đề 7 + 8

Hình thức tổ chức dạy-học Số giờ TC Nội dung chính Yêu cầu sinh viên chuẩn bị
Lí thuyết 5 2 giờ TC

– Giới thiệu hệ thống cơ quan quản lí nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

– Phân tích vị trí pháp lí của Ủy ban chứng khoán Nhà nước. So sánh với cơ quan tương đương ở một số quốc gia và đánh giá về ưu nhược điểm trong mô hình quản lí nhà nước trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán ở Việt Nam.

– Khái niệm, đặc điểm và các hình thức xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán

* KTĐG: Nộp BT lớn học kỳ.

– Giáo trình luật chứng khoán, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. CAND, Hà Nội, 2012.

4.        – Viện đại học Mở Hà Nội, Giáo trình Luật Chứng khoán, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2014.

.

LVN 5 1 giờ TC Tìm hiểu về thực trạng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán và hiệu quả xử lí của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Nhóm lập dàn ý các vấn đề thảo luận.

– Nhóm tập điều hành seminar theo chủ đề đã đăng kí.

Tự NC 4 1 giờ TC

– Đánh giá và nhận xét về thực tiễn áp dụng pháp luật kinh doanh chứng khoán của các chủ thể kinh doanh chứng khoán hiện nay.

– Tìm hiểu về thực trạng giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực chứng khoán và đưa ra khuyến nghị để hạn chế và giải quyết tốt các tranh chấp.

 
Seminar 9  

– Vai trò của Ủy ban chứng khoán Nhà nước trong quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán

– Phân tích bản chất của tranh chấp trong lĩnh vực chứng khoán và các dạng tranh chấp chủ yếu.

– Những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tranh chấp trong lĩnh vực chứng khoán.

– Giới thiệu các phương thức giải quyết tranh chấp và ưu, nhược điểm của từng phương thức.

* Đọc:

– Giáo trình luật chứng khoán, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. CAND, Hà Nội, 2012.

– Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.

Seminar 10 1 giờ TC

– Xử lí vi phạm pháp luật chứng khoán và thị trường chứng khoán theo hình thức xử lí hành chính.

– Xử lí vi phạm về chứng khoán và thị trường chứng khoán theo hình thức xử lí hình sự.

* Đọc:

– Giáo trình luật chứng khoán, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. CAND, Hà Nội, 2008.

– Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.

Tư vấn

–        Nội dung: Giải đáp, tư vấn về nội dung và phương pháp học tập; chỉ dẫn khai thác các nguồn tài liệu.

–        Thời gian: Từ 14h00’ đến 16h30’ thứ năm

–        Địa điểm: Phòng 306 – K4

10. CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI MÔN HỌC

Theo quy chế đào tạo hiện hành.

11. PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ

11.1. Đánh giá thường xuyên

  • Kiểm diện;
  • Minh chứng tham gia seminar, LVN (biên bản làm việc, hợp đồng học tập…);
  • Trắc nghiệm, BT.

11.2. Đánh giá định kì

Hình thức Tỉ lệ
BT nhóm 15%
BT lớn 15%

Thi kết thúc học phần

Các lớp VB1CQ: thi viết

Các lớp VB2CQ: vấn đáp

70%

11.3. Tiêu chí đánh giá

Hình thức

  • BT nhóm: Đánh máy 10 – 12 trang A4, dãn dòng đơn, cỡ chữ 14.
  • BT lớn: Đánh máy 12 – 15 trang A4, dãn dòng đơn, cỡ chữ 14.

Nội dung

  • BT được chọn trong danh mục các BT được Bộ môn công bố hoặc trên cơ sở sự đề xuất của sinh viên được giảng viên đồng ý.

Tiêu chí đánh giá:

  • Xác định vấn đề rõ ràng, hợp lí  (2 điểm)
  • Phân  tích logic, đi thẳng vào vấn đề  (6 điểm)
  • Tài liệu sử dụng phong phú, đa dạng, hấp dẫn (1 điểm)
  • + Ngôn ngữ trong sáng, trình bày đẹp  (1 điểm)

=> Tổng: 10 điểm.

Đề cương môn luật chứng khoán

Do hệ thống lưu trữ dữ liệu của Hocluat.vn thường xuyên bị quá tải nên Ban biên tập không đính kèm File đề cương môn luật chứng khoán PDF trong bài viết. Nếu bạn cần File word/pdf tài liệu này, vui lòng để lại Email ở phần bình luận dưới bài. Chúng tôi vô cùng xin lỗi vì sự bất tiện này!

5/5 - (2 bình chọn)

Phản hồi

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền