Đề cương môn luật tài chính – Đại học luật Hà Nội

Chuyên mụcĐề cương ôn tập, Luật tài chính Đề cương luật tài chính đại học luật hà nội

[Hocluat.vn] xin chia sẻ đến bạn Đề cương môn luật tài chính được biên soạn bởi giảng viên bộ môn tài chính – ngân hàng, khoa Pháp luật kinh tế, trường Đại học luật Hà Nội.

 

MỤC LỤC
1 Thông tin về giảng viên
2 Tóm tắt nội dung môn học
3 Mục tiêu khái quát của môn học
4 Nội dung chi tiết của môn học
5 Mục tiêu nhận thức chi tiết
6 Tổng hợp mục tiêu nhận thức
7 Học liệu
8 Hình thức tổ chức dạy-học
9 Chính sách đối với môn học
10 Phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá

 

Download đề cương môn luật tài chính – Đại học luật Hà Nội

 

Tải về máy: Đề cương môn luật tài chính

 

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

KHOA PHÁP LUẬT KINH TẾ

BỘ MÔN LUẬT TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

 

  • Hệ đào tạo: Chính quy – Cử nhân Luật
  • Tên học phần: Luật tài chính
  • Số tín chỉ:  03
  • Loại môn học: Bắt buộc 

 

BẢNG TỪ VIẾT TẮT
BT Bài tập
GTGT Giá trị gia tãng
KTÐG Kiểm tra ðánh giá
LVN Làm việc nhóm
MT Mục tiêu
NC Nghiên cứu
NK Nhập khẩu
NSNN Ngân sách nhà nýớc
TC Tín chỉ
TNCN Thu nhập cá nhân
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
TTÐB Tiêu thụ ðặc biệt
Vấn ðề
XK Xuất khẩu

 

1. THÔNG TIN VỀ GIẢNG VIÊN

PGS.TS. Phạm Thị Giang Thu – Trưởng Bộ môn

  • Điện thoại: 0913508540
  • Email: giangthu@hlu.edu.vn

TS. Nguyễn Minh Hằng – GV, Phó Bộ môn

  • Điện thoại: 0904177211
  • Email: nguyenminhhang246@gmail.com 

TS. Trần Vũ Hải – GV

  • Điện thoại: 0983137393
  • Email: tranvuhai2007@gmail.com

TS. Nguyễn Văn Tuyến GVC, Chủ nhiệm Khoa đào tạo sau đại học

  • Điện thoại: 0989914242
  • Email: nguyentuyenhlu@gmail.co

TS. Vũ Văn Cương – GVC, Phó giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật

  1. Điện thoại: 091.212.5620
  2. Email: cuongdhl@yahoo.com

Văn phòng Bộ môn luật tài chính-ngân hàng

  • Phòng 306 nhà K4 – Trường Đại học Luật Hà Nội
  • Số 87, đường Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội
  • Điện thoại: 04.37736538
  • Giờ làm việc: 7h30 – 16h30 hàng ngày (trừ các ngày nghỉ).

 

2. TÓM TẮT NỘI DUNG MÔN HỌC

Học phần luật tài chính được thiết kế là môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo cử nhân luật của Trường Đại học Luật Hà Nội. Học phần này cung cấp những kiến thức cơ bản về pháp luật về tài chính công như pháp luật về ngân sách nhà nýớc và pháp luật về thuế. Qua môn học này, người học sẽ được trang bị những kiến thức nền tảng về chính sách tài chính công cũng như nội dung pháp luật hiện hành ðiều chỉnh hoạt ðộng tài chính công của Việt Nam.

Nhằm mục tiêu trên, môn học được thiết kế thành 2 phần với 14 nội dung cụ thể, bao gồm:

  • Phần 1: Pháp luật về NSNN (gồm 6 vấn đề)
  • Phần 2: Pháp luật về thuế (gồm 8 vấn đề)

Học phần luật tài chính được giảng dạy sau khi học viên, sinh viên ðã học các môn học luật hành chính.

 

3. MỤC TIÊU KHÁI QUÁT CỦA MÔN HỌC

– Ngýời học sẽ nắm được các kiến thức cơ bản của lĩnh vực tài chính công và pháp luật tài chính công như NSNN và pháp luật NSNN; thuế và pháp luật thuế.

– Ngýời học có khả nãng vận dụng những kiến thức về tài chính công trong công việc nhý tham gia xây dựng, chấp hành, quyết toán ngân sách, thực hiện việc quản lí thuế hoặc chấp hành pháp luật thuế…

– Ngýời học có khả nãng ðýa ra được quan điểm ðể đánh giá, bình luận các quy định pháp luật hiện hành, từ ðó tham gia xây dựng chính sách và pháp luật về tài chính công.

 

4. NỘI DUNG CHI TIẾT CỦA MÔN HỌC

Vấn đề 1. Những vấn đề lí luận về NSNN và pháp luật NSNN

1.1. Những vấn đề lí luận về NSNN

1.2. Tổng quan về luật ngân sách

Vấn đề 2. Pháp luật về tổ chức NSNN

2.1. Tổ chức hệ thống NSNN

2.2. Chế độ phân cấp quản lí NSNN

Vấn đề 3. Pháp luật về quá trình NSNN

3.1. Chế độ lập dự toán NSNN

3.2. Chế độ chấp hành dự toán NSNN

3.3. Chế độ quyết toán NSNN

Vấn đề 4. Pháp luật về thu NSNN

4.1. Khái niệm và phân loại thu NSNN

4.2. Chế độ thu thuế, lệ phí và phí

4.3. Chế độ thu ngân sách từ vay nợ, viện trợ và các khoản thu khác

Vấn đề 5. Pháp luật về chi NSNN

5.1. Khái niệm và phân loại chi NSNN

5.2. Chế độ chi thường xuyên

5.3. Chế độ chi ngân sách cho đầu tư phát triển

Vấn đề 6. Pháp luật về quản lí quỹ NSNN

6.1. Khái niệm quỹ NSNN và quản lí quỹ NSNN

6.2. Pháp luật về quản lí quỹ NSNN

Vấn đề 7. Những vấn đề lí luận về thuế và pháp luật thuế

7.1. Những vấn đề lí luận về thuế

7.2. Quyền thu thuế của nhà nước và các nguyên tắc đánh thuế

7.3. Tổng quan về pháp luật thuế Việt Nam

Vấn đề 8. Pháp luật thuế XK, thuế NK

8.1. Khái niệm thuế XK, thuế NK

8.2. Nội dung pháp lí về thuế XK, thuế NK

Vấn đề 9. Pháp luật thuế TTĐB 

9.1. Khái niệm thuế TTĐB

9.2. Nội dung pháp lí về thuế TTĐB

Vấn đề 10. Pháp luật thuế GTGT

10.1. Khái niệm thuế GTGT

10.2. Nội dung pháp lí về thuế GTGT

Vấn đề 11. Pháp luật thuế thu nhập

11.1. Khái niệm thuế thu nhập

11.2. Nội dung pháp lí về thuế

11.3. Nội dung pháp lí về thuế TNCN

Vấn đề 12. Pháp luật về thuế liên quan đến đất đai

12.1. Khái niệm thuế liên quan đến đất đai

12.2. Nội dung pháp lí về thuế sử dụng đất nông nghiệp

12.3. Nội dung pháp lí về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

Vấn đề 13. Pháp luật về các loại thuế khác

13.1. Pháp luật thuế tài nguyên

13.2. Pháp luật thuế môn bài

13.3. Pháp luật về thuế bảo vệ môi trường

Vấn đề 14. Pháp luật về quản lí thuế

14.1. Khái niệm pháp luật về quản lí thuế

14.2. Những nội dung chủ yếu trong pháp luật về quản lí thuế

 

5. MỤC TIÊU NHẬN THỨC CHI TIẾT

 

Vấn đề Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3
1. Những vấn đề lí luận về NSNN và pháp luật NSNN

 

1A1. Nêu được khái niệm NSNN.

1A2. Nêu được 4 đặc điểm của NSNN.

1A3. Nêu được 4 nguyên tắc cơ bản của NSNN.

1A4. Nêu được phạm vi điều chỉnh của luật ngân sách.

1A5. Nêu được 3 đặc trưng của luật ngân sách.

1A6. Nêu được 4 bộ phận cấu thành (chế định) của luật ngân sách.

1B1. Phân tích được bản chất của NSNN.

1B2. Hiểu được sự khác biệt giữa NSNN so với các loại hình ngân sách khác.

1B3. Phân tích được nội dung và ý nghĩa của từng nguyên tắc của NSNN.

1B4. Phân tích được lí do vì sao cần có pháp luật ngân sách.

1B5. Phân tích được bản chất của luật ngân sách.

 

1C1. Đưa ra được đánh giá của cá nhân về ý nghĩa của NSNN ðối với hoạt ðộng của Nhà nýớc.

1C2. Đưa ra được ý kiến bình luận về sự thể hiện các nguyên tắc cơ bản của NSNN trong Luật NSNN ở Việt Nam.

1C3. Đưa ra được ý kiến bình luận của cá nhân về các thuật ngữ “pháp luật tài chính công” và “pháp luật ngân sách”.

1C4. Phân tích được mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành luật ngân sách.

2.  Pháp luật về tổ chức NSNN

 

2A1. Nêu được khái niệm tổ chức NSNN.

2A2. Nêu được mô hình hệ thống NSNN và  kết cấu thu, chi NSNN.

2A3. Nêu được các nguyên tắc tổ chức NSNN.

2A4. Nêu được khái niệm phân cấp quản lí NSNN.

2A5. Nêu được 2 nội dung cơ bản của chế độ phân cấp quản lí NSNN.

2A6. Nêu được ý nghĩa của chế độ phân cấp quản lí NSNN.

2B1. Phân tích được nguyên tắc cơ bản trong tổ chức NSNN.

2B2. Giải thích được lí do vì sao phải thiết kế hệ thống NSNN theo mô hình hệ thống chính quyền.

2B3. Phân tích được ý nghĩa của từng nguyên tắc tổ chức NSNN.

2B4. Giải thích  được lí do vì sao phải có sự phân cấp quản lí NSNN.

2B5. Giải thích được vì sao pháp luật phải có sự quy định khác nhau về nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách.

2C1. Bình luận được vai trò của ngân sách trung ương trong hệ thống NSNN.

2C2. Nhận xét được về mối quan hệ giữa các khoản thu và các khoản chi của NSNN.

2C3. Bình luận được về cơ chế phân quyền hiện nay trong quản lí NSNN ở Việt Nam.

 

 

3.  Pháp luật về quá trình NSNN 3A1. Nêu được khái niệm lập dự toán NSNN.

3A2. Nêu được 3 giai đoạn của quá trình lập dự toán NSNN (phân bổ số kiểm tra, xây dựng ngân sách và phê chuẩn ngân sách).

3A3. Nêu được ý nghĩa của việc lập dự toán NSNN.

3A4. Nêu được khái niệm chấp hành dự toán NSNN.

3A5. Nêu được 2 nội dung cơ bản của chế độ chấp hành dự toán ngân sách (chấp hành dự toán thu và chấp hành dự toán chi).

3A6. Nêu được  thẩm quyền của các cơ quan nhà nước trong quá trình chấp hành ngân sách.

3A7. Nêu được khái niệm quyết toán NSNN.

3A8. Nêu được hai giai đoạn của quá trình quyết toán NSNN (lập báo cáo quyết toán và phê chuẩn báo cáo quyết toán).

 

3B1. Phân tích được bản chất của hoạt động lập dự toán NSNN.

3B2. Phân tích được sự khác biệt về thẩm quyền và thủ tục giữa hoạt ðộng xây dựng ngân sách với hoạt ðộng phê chuẩn NSNN.

3B3. Phân tích được bản chất pháp lí của hoạt động chấp hành dự toán NSNN.

3B4. Phân tích được các nội dung pháp lí cơ bản của quá trình chấp hành dự toán thu và dự toán chi NSNN.

3B5. Phân tích được bản chất của mối quan hệ phân quyền giữa các cơ quan nhà nước trong giai đoạn chấp hành ngân sách.

3B6. Phân tích được ý nghĩa pháp lí của thủ tục quyết toán NSNN.

3B7. Phân tích được các quy định cơ bản về thủ tục quyết toán ngân sách theo Luật NSNN.

3C1. Đưa ra được đánh giá của cá nhân về tính hiệu quả của hoạt động lập dự toán NSNN ở Việt Nam hiện nay.

3C2. Bình luận được về khía cạnh bản chất của thủ tục phê chuẩn NSNN của Quốc hội.

3C3. Bình luận được về việc tuân thủ nguyên tắc thăng bằng ngân sách trong quá trình chấp hành NSNN.

3C4. Bình luận được về khả năng giám sát của Quốc hội đối với hoạt động chấp hành NSNN ở Việt Nam.

3C5. Bình luận được về ý nghĩa pháp lí và ý nghĩa kinh tế của việc phê chuẩn quyết toán NSNN.

3C6. Bình luận được về mối tương quan quyền lực giữa Quốc hội và Chính phủ trong giai đoạn quyết toán ngân sách.

4.  Pháp luật về thu NSNN 4A1. Nêu được khái niệm thu NSNN.

4A2. Nêu được 4 tiêu chí phân loại thu NSNN.

4A3. Nêu được 3 nhóm thu cơ bản của NSNN từ thuế, lệ phí và phí.

4A4. Nêu được các vấn đề cơ bản mà pháp luật cần quy định khi điều chỉnh quan hệ thu thuế, lệ phí và phí.

4A5. Nêu được khái quát các khoản thu NSNN từ vay nợ, viện trợ và các khoản thu khác.

 

4B1. Phân tích được 3 yếu tố cấu thành của quan hệ pháp luật thu NSNN.

4B2. Phân tích được ý nghĩa pháp lí của việc phân loại các khoản thu NSNN.

4B3. Phân tích được bản chất pháp lí của quan hệ thu thuế, lệ phí và phí.

4B4. Phân tích được các nội dung cơ bản của pháp luật thuế (xét từ khía cạnh pháp luật về nội dung và pháp luật về hình thức).

4B5. Phân tích được nội dung cơ bản của chế độ thu ngân sách từ vay nợ, viện trợ và các khoản thu khác.

4C1. Bình luận được về vai trò của pháp luật trong việc thiết kế các cơ chế thực hiện thu nộp NSNN (cơ chế bắt buộc và cơ chế thoả thuận).

4C2. Bình luận được nguyên tắc: Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập thuế, sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ các thứ thuế.

4C3. Bình luận được nguyên tắc: Các khoản thu  từ vay nợ phải được ưu tiên dùng để chi đầu tư phát triển.

5.  Pháp luật về chi NSNN 5A1. Nêu được khái niệm chi NSNN.

5A2. Nêu được tiêu chí phân loại chi ngân sách và ý nghĩa của việc phân loại chi ngân sách.

5A3. Nêu được khái niệm chi thường xuyên từ NSNN.

5A4. Liệt kê được các khoản chi cụ thể thuộc nhóm chi thường xuyên từ NSNN.

5A5. Nêu được khái niệm chi đầu tư phát triển từ NSNN.

5A6. Liệt kê được các khoản chi cụ thể thuộc nhóm chi đầu tư phát triển từ NSNN.

 

5B1. Phân tích được bản chất của công phí và các loại công phí.

5B2. Phân tích được mối tương quan giữa chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển trong cơ cấu chi NSNN.

5B3. Phân tích được bản chất của các khoản chi thường xuyên từ NSNN.

5B4. Phân tích được những nội dung pháp lí cơ bản của các khoản chi thường xuyên theo pháp luật hiện hành.

5B5. Phân tích được bản chất và đặc trưng của các khoản chi đầu tư phát triển từ NSNN.

5B6. Phân tích được những nội dung cơ bản của các khoản chi đầu tư phát triển theo pháp luật hiện hành.

5C1. Bình luận được nguyên tắc quy ðịnh tại Điều 8 Luật NSNN.

5C2. Bình luận được về tính hợp pháp và tính hợp lí của cơ chế khoán chi hành chính – sự nghiệp và đánh giá được khả năng áp dụng cơ chế này ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

5C3. Bình luận được thực tiễn áp dụng pháp luật trong lĩnh vực chi đầu tư phát triển ở Việt Nam thời gian qua.

 

6.  Pháp luật về quản lí quỹ NSNN 6A1. Nêu được khái niệm và đặc trưng của quỹ NSNN.

6A2. Nêu được khái niệm,  đặc trưng và các yếu tố cấu thành của hoạt động quản lí quỹ NSNN.

6A3. Nêu được khái quát phạm vi điều chỉnh của pháp luật về quản lí quỹ NSNN.

6A4. Nêu được thẩm quyền của các chủ thể trong hoạt động quản lí quỹ NSNN.

6A5. Nêu được các phương thức quản lí quỹ NSNN theo pháp luật hiện hành.

 

6B1. Phân tích được bản chất của quỹ NSNN và các yếu tố cấu thành quỹ NSNN.

6B2. Phân tích được ðịa vị pháp lí của kho bạc Nhà nước trong hoạt ðộng quản lí quỹ NSNN.

6B3. Giải thích được ý nghĩa của hệ thống kho bạc nhà nước thống nhất trong hoạt ðộng quản lí NSNN.

6B4. Phân tích được nội dung thẩm quyền của các cơ quan nhà nước trong quản lí quỹ ngân sách theo Luật NSNN.

6C1. So sánh được những điểm giống và khác nhau giữa quỹ NSNN với các quỹ công khác do nhà nýớc quản lí.

6C2. Bình luận được về tính hiệu quả của việc áp dụng các phương thức kiểm soát chi của kho bạc nhà nước ở Việt Nam theo pháp luật hiện hành.

 

7. Những vấn đề lí luận về thuế và pháp luật thuế 7A1. Nêu được khái niệm và các đặc điểm của thuế.

7A2. Nêu được các tiêu chí phân loại thuế.

7A3. Nêu được các nguyên tắc đánh thuế theo quan ðiểm phổ biến hiện nay.

7A4. Nêu được 2 quyền thu thuế của Nhà nước.

7A5. Nêu được khái niệm và những đặc điểm của pháp luật thuế.

7A6. Nêu được 3 đặc trưng cơ bản trong quan hệ pháp luật thuế.

7A7. Nêu được cấu trúc của pháp luật thuế (trình bày chi tiết pháp luật về nội dung và pháp luật về quản lí thuế).

7A8. Nêu được vai trò của pháp luật thuế.

7B1. Phân tích được từng đặc điểm của thuế.

7B2. So sánh được thuế với các khoản thu khác của NSNN.

7B3. Phân tích được ý nghĩa của từng tiêu chí phân loại thuế.

7B4. Phân tích được các nguyên tắc đánh thuế.

7B5. Phân tích được ý nghĩa của việc khẳng định quyền thu thuế của Nhà nước.

7B6. Phân tích được các đặc điểm của pháp luật thuế.

7B7. Phân tích được các đặc trưng của quan hệ pháp luật thuế.

7B8. Phân tích được vai trò của pháp luật thuế.

7C1. Bình luận được về khái niệm và đặc điểm của thuế.

7C2. Nhận xét, đánh giá được về tiêu chí phân loại thuế, đề xuất ý kiến cá nhân về tiêu chí phân loại thuế.

7C3. Bình luận được về các nguyên tắc đánh thuế ở nước ta hiện nay.

7C4 Bình luận được về việc vận dụng các quyền thu thuế của Việt Nam hiện nay.

7C5. Bình luận được về cấu trúc pháp luật thuế ở nước ta hiện nay.

8.  Pháp luật thuế XK, thuế NK

 

8A1. Nêu được khái niệm và đặc điểm thuế XK, thuế NK.

8.A2. Hiểu được những khái niệm cơ bản: Khu phi thuế quan, cửa khẩu, biên giới.

8A3. Nêu được căn cứ tính thuế XK, thuế NK và thuật ngữ “trị giá hải quan”.

8A4. Nêu được phương pháp xác định giá tính thuế XK, giá tính thuế NK.

8A5. Nêu được hệ thống thuế suất thuế NK.

8A6. Nêu được các trường hợp được miễn thuế XK, thuế NK.

8B1. Phân tích được sự khác biệt về mục tiêu đánh thuế NK so với thuế XK.

8B2. Lí giải được quy chế thuế XK, thuế NK đối với hàng hoá ra, vào khu phi thuế quan.

8B3.  Phân tích được sự khác biệt trong việc xác định giá tính thuế XK với giá tính thuế NK.

8B4. Lí giải được tại sao phải quy định nhiều loại thuế suất thuế NK.

 

8C1. Bình luận được về vai trò bảo hộ của thuế NK trong giai đoạn Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

8C2. Phân tích được những tác động từ các cam kết quốc tế của Việt Nam về thuế XK, thuế NK.

8C3. Bình luận được về những điểm mới của Luật thuế XK, thuế NK nãm 2005 so với Luật thuế XK, thuế NK năm 1991 (sửa đổi, bổ sung năm 1993 và 1998).

8C4. Bình luận được về tính khả thi trong việc xác định giá tính thuế NK theo GATT.

8C5. Bình luận được về việc áp dụng thuế tuyệt đối.

8C6. Bình luận được về xu hướng phát triển của thuế XK, thuế NK hiện nay.

9.  Pháp luật thuế TTĐB 9A1.  Nêu được khái niệm và đặc điểm của thuế TTĐB.

9A2. Nêu được phạm vi áp dụng của thuế TTĐB.

9A3. Nêu được các căn cứ tính thuế TTĐB.

9A4. Nêu được quy định về hoàn thuế TTĐB.

9B1. Phân tích được những lí do để Nhà nước ban hành chế độ thuế TTĐB.

9B2. Phân tích được những lí do để nhà làm luật quy định các trường hợp không thuộc diện chịu thuế.

9B3. Đánh giá được về thuế suất thuế TTĐB.

9B4. So sánh được hoàn thuế TTĐB với hoàn thuế GTGT.

9C1. Bình luận được về mục tiêu của thuế TTĐB so với thuế GTGT.

9C2. So sánh được phạm vi áp dụng của thuế TTĐB với phạm vi áp dụng của thuế GTGT.

9C3. Bình luận được về các cơ sở để xác định thuế suất cao hoặc thấp.

10. Pháp luật thuế GTGT 10A1. Nêu được khái niệm và đặc điểm thuế GTGT.

10A2. Xác định được phạm vi áp dụng của thuế GTGT theo quy định hiện hành.

10A3. Nêu được cách xác định giá tính thuế GTGT theo quy định của pháp luật.

10A4. Nêu được quy định về thuế suất thuế GTGT.

10A5. Nêu được các phương pháp tính thuế GTGT và đối tượng áp dụng.

10A6. Nêu được các trường hợp hoàn thuế GTGT.

10B1. Phân tích được những ưu điểm của thuế GTGT.

10B2. Phân tích được bản chất gián thu của thuế GTGT.

10B3. Giải thích được về những trường hợp cá biệt trong xác định giá tính thuế GTGT.

10B4. Giải thích được về cách tiếp cận của nhà làm luật trong việc xác định thuế suất.

10B5. Giải thích được tại sao lại quy định hai phương pháp tính thuế.

10B6. Phân tích được bản chất của hoàn thuế GTGT.

10C1. Bình luận được các nhược điểm của thuế GTGT.

10C2. Bình luận được về một vài trường hợp cá biệt không thể hiện bản chất gián thu của thuế GTGT.

10C3. Bình luận được về sự khác biệt giữa nghĩa vụ thuế GTGT của chủ thể kinh doanh hàng hoá chịu thuế GTGT mức 0% và chủ thể kinh doanh hàng hoá không thuộc diện chịu thuế GTGT.

10C4. Bình luận được về hiệu quả và sự chính xác trong hai phương pháp tính thuế GTGT.

10C5. Lí giải được tại sao trong hoàn thuế GTGT lại hay xảy ra gian lận và đề xuất các biện pháp phòng, chống.

11. Pháp luật thuế thu nhập 11A1. Nêu được khái niệm và đặc điểm của thuế thu nhập.

11A2. Nêu được 2 loại thuế thu nhập hiện hành ở Việt Nam.

11A3. Nêu được sự cần thiết phải kí kết và thực hiện hiệp định tránh đánh thuế hai lần trong thuế thu nhập.

11A4. Nêu được phạm vi áp dụng của Luật thuế.

11A5. Nêu được căn cứ tính thuế.

11A6. Nêu được các nguyên tắc và các trường hợp ưu đãi, miễn, giảm thuế.

11A7. Nêu được phạm vi áp dụng của Luật thuế TNCN.

11A8. Nêu được căn cứ tính thuế.

11B9. Nêu được trường hợp đặc thù trong tính thuế TNCN.

11B1. Phân tích được bản chất của thuế thu nhập.

11B2. Hiểu được những nội dung cơ bản trong hiệp định tránh đánh thuế hai lần.

11B3. Làm rõ được các dấu hiệu để xác định đối tượng nộp thuế.

11B4. Phân tích được các căn cứ tính thuế.

11B5. Phân tích được các điều kiện ưu đãi, miễn, giảm thuế.

11B6. So sánh được đối tượng nộp thuế TNCN với đối tượng nộp chịu thuế.

11B7. Phân biệt được thu nhập chịu  thuế và thu nhập tính thuế trong thuế TNCN.

11B8. Phân tích được lí do của việc quy định các đặc thù trong tính thuế TNCN.

11C1. Phân biệt được thuế thu nhập với các loại thuế khác.

11C2. So sánh được thuế thu nhập ở Việt Nam và ở một số nước.

11C3. Bình luận được về thực tiễn áp dụng các hiệp định tránh đánh thuế hai lần ở Việt Nam.

11C4. Bình luận được về đối tượng không phải nộp thuế.

11C5. Bình luận được các căn cứ tính thuế.

11C6. Bình luận được các quy định về ưu đãi, miễn, giảm thuế  ở Việt Nam.

11C7. Bình luận được về phạm vi áp dụng luật thuế TNCN. So sánh nó với thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao.

11C8. Bình luận được về căn cứ tính thuế TNCN theo quy định hiện hành.

11C9. Bình luận được về các quy định đặc thù trong tính thuế TNCN.

12. Pháp luật về thuế liên quan đến đất đai 12A1. Nêu được khái niệm thuế sử dụng đất.

12A2. Nêu được các đặc điểm của thuế sử dụng đất.

12A3.  Mô tả được các loại thuế sử dụng đất.

12A4. Nêu được khái niệm pháp luật thuế sử dụng đất.

12A5. Nêu được phạm vi áp dụng Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp.

12A6 Nêu được các căn cứ tính thuế sử dụng đất nông nghiệp.

12A7.  Nêu được các trường hợp miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp.

12A8. Nêu được phạm vi áp dụng Pháp lệnh thuế nhà đất.

12A9. Nêu được các căn cứ tính thuế của thuế nhà đất.

12A10. Nêu được các trường hợp miễn  giảm thuế nhà đất.

12B1. Hiểu được bản chất của thuế sử dụng đất so với các loại thuế khác.

12B2. Hiểu được sự khác biệt giữa thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.

12B3. Phân tích được vai trò của pháp luật thuế sử dụng đất.

12B4. Chỉ ra được  các dấu hiệu chủ thể nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp.

12B5. Phân tích được những điểm đặc thù trong căn cứ tính thuế sử dụng đất nông nghiệp so với các loại thuế đất khác.

12B6. Phân tích được lí do tại sao pháp luật lại đưa ra các trường hợp miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp.

12B7. Phân tích được dấu hiệu xác định đối tượng nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.

12B8. Phân tích được căn cứ tính thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.

12B9. Lí giải được các trường hợp miễn, giảm thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.

12C1. Bình luận được về khái niệm và bản chất pháp lí của các loại thuế sử dụng đất.

12C2. So sánh được phạm vi áp dụng của các loại thuế sử dụng đất.

12C3. Bình luận được khái niệm pháp luật thuế sử dụng đất qua các thời kì.

12C4. Bình luận được phạm vi áp dụng Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp.

12C5. Nêu được quan điểm cá nhân các căn cứ tính thuế sử dụng đất nông nghiệp theo quy định pháp luật hiện hành.

12C6. Nêu được quan điểm cá nhân về việc bổ sung hoặc giảm bớt các trường hợp thuộc diện miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp.

12C7. So sánh được phạm vi áp dụng thuế sử dụng đất phi nông nghiệp với thuế sử dụng đất nông nghiệp.

12C8. Bình luận được về căn cứ tính thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.

13. Pháp luật   về các loại thuế khác 13A1. Nêu được khái niệm, đặc điểm thuế tài nguyên.

13A2 Nêu được phạm vi áp dụng pháp luật thuế tài nguyên.

13A3. Chỉ ra được các căn cứ tính thuế của thuế tài nguyên.

13A4. Nêu được quy định phạm vi áp dụng thuế bảo vệ môi trýờng.

13A5. Chỉ ra được căn cứ tính thuế của thuế bảo vệ môi trường.

13A6. Nêu được đối tượng nộp thuế môn bài và các mức thuế môn bài.

13B1. Phân tích được các đặc điểm cơ bản của thuế tài nguyên.

13B2. Phân tích được các căn cứ tính thuế tài nguyên.

13B3. Giải thích được một số trường hợp thuộc diện miễn, giảm thuế tài nguyên.

13B4. Phân tích được các căn cứ tính thuế của thuế bảo vệ môi trường.

13B5. Giải thích được tại sao trong thuế môn bài lại quy định các mức thuế.

13C1. Bình luận được về phạm vi áp dụng pháp luật thuế tài nguyên.

13C2. Bình luận được về các điều kiện của một sự kiện pháp lí là căn cứ phát sinh quan hệ pháp luật thuế tài nguyên.

13C3. Bình luận được về mục đích của Nhà nước khi xây dựng và áp dụng thuế bảo vệ môi trường.

 

 

 

14. Pháp luật   về quản lí thuế 14A1. Nêu được khái niệm quản lí thuế và pháp luật quản lí thuế.

14A2. Nêu được nguyên tắc trong quản lí thuế.

14A3. Nêu được quyền và nghĩa vụ cơ bản của các chủ thể trong quản lí thuế.

14A4. Nêu được các thủ tục hành chính liên quan đến thu, nộp thuế.

14A5. Nêu được các nội dung trong quản lí thông tin về người nộp thuế.

14A6. Nêu được khái niệm và các nguyên tắc kiểm tra, thanh tra thuế.

14A7. Nêu được các trường hợp cưỡng chế và các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.

14A8. Nêu được các hành vi vi phạm pháp luật thuế và biện pháp xử lí.

14A9. Nêu được các nguyên tắc chung trong khiếu nại, tố cáo và giải quyết các tranh chấp về thuế.

14B1. Phân tích được khái niệm pháp luật quản lí thuế.

14B2. Phân tích được các nguyên tắc trong quản lí thuế.

14B3. Phân tích được quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế và cơ quan quản lí thuế.

14B4. Phân tích được nội dung trong các thủ tục hành chính liên quan đến thu, nộp thuế.

14B5. Giải thích  được tầm quan trọng của việc xây dựng, thu thập và quản lí thông tin về người nộp thuế.

14B6. Phân biệt được giữa kiểm tra với thanh tra thuế.

14B7. Phân tích được các hành vi vi phạm pháp luật thuế đối với người nộp thuế.

14B8. Giải thích được tại sao ở nước ta có ít vụ tranh chấp về thuế.

14C1. Bình luận  được về các nguyên tắc trong quản lí thuế theo pháp luật Việt Nam.

14C2. Bình luận được về vấn đề xã hội hoá trong công tác quản lí thuế ở Việt Nam.

14C3. Bình luận được các quy định của pháp luật về thủ tục hành chính liên quan đến thu, nộp thuế ở nước ta hiện nay.

14C4. Bình luận được về công tác kiểm tra, thanh tra thuế ở Việt Nam hiện nay.

14C5. Bình luận được về các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế ở Việt Nam hiện nay.

14C6. Bình luận được về các quy định xử lí vi phạm pháp luật thuế ở Việt Nam.

6. TỔNG HỢP MỤC TIÊU NHẬN THỨC

Vấn đề Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Tổng
Vấn đề 1 6 5 4 15
Vấn đề 2 6 5 3 14
Vấn đề 3 8 7 6 21
Vấn đề 4 5 5 3 13
Vấn đề 5 6 6 3 15
Vấn đề 6 5 4 2 11
Vấn đề 7 8 8 5 21
Vấn đề 8 6 4 6 16
Vấn đề 9 4 4 3 11
Vấn đề 10 6 6 5 17
Vấn đề 11 9 8 9 26
Vấn đề 12 10 9 8 27
Vấn đề 13 6 5 3 14
Vấn đề 14 9 8 6 23
Tổng 94 84 66 244

 

7. HỌC LIỆU

GIÁO TRÌNH

  1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật ngân sách nhà nước, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2015.
  2. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật thuế Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2015.

VĂN BẢN PHÁP LUẬT

  1. Hiến pháp nãm 2013.
  2. Luật NSNN năm 2002.
  3. Luật NSNN năm 2015.
  4. Luật phí và lệ phí năm 2015.
  5. Luật quản lí nợ công nãm 2009.
  6. Luật quản lí, sử dụng tài sản nhà nýớc nãm 2008.
  7. Luật đầu tư công năm 2014.
  8. Luật quản lí thuế năm 2006 (sửa ðổi, bổ sung nãm 2012).
  9. Luật thuế XK, thuế NK năm 2005.
  10. Luật thuế TTĐB nãm 2008 và các Luật sửa đổi Luật thuế TTĐB.
  11. Luật thuế GTGT nãm 2008 và các Luật sửa đổi Luật thuế GTGT.
  12. Luật thuế TNDN nãm 2008 và các Luật sửa đổi Luật thuế TNDN.
  13. Luật thuế TNCN nãm 2007 và các Luật sửa đổi Luật thuế TNCN.
  14. Luật thuế tài nguyên nãm 2009 và các Luật sửa đổi Luật thuế tài nguyên.
  15. Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp nãm 2010.
  16. Luật thuế bảo vệ môi trường nãm 2010 và các Luật sửa đổi Luật thuế bảo vệ môi trường.
  17. Luật phòng, chống tham nhũng nãm 2005 (sửa ðổi, bổ sung nãm 2007, 2013).
  18. Các nghị định, thông tý hướng dẫn những văn bản luật nêu trên.
  19. Các vãn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO KHÁC

* Sách

  1. Phạm Thị Giang Thu (chủ nhiệm), Tài chính công Việt Nam: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện, đề tài khoa học cấp bộ, Bộ tý pháp, 2013
  2. Phạm Thị Giang Thu (chủ nhiệm), Nghiên cứu pháp luật về tài chính công ở Việt Nam, đề tài khoa học cấp trýờng, Trường Ðại học Luật Hà Nội, 2011.
  3. Michel Bouvier, Nhập môn luật thuế đại cương và lí thuyết thuế, Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005.
  4. Michel Bouvier (chủ biên), Tài chính công, Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005.
  5. Paul A. Samuelson, William D. Nordhaus, Kinh tế học, Tập I, II, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997.
  6. Trần Vũ Hải, Tìm hiểu thuật ngữ pháp luật tài chính công, Tư pháp, Hà Nội, 2009.
  7. Nguyễn Minh Hằng (chủ biên), Giáo trình pháp luật tài chính công Việt Nam, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2012.

* Các bài báo khoa học, luận vãn, luận án trong biên mục của Thý viện Trýờng Ðại học Luật Hà Nội

* Website

  1. http://www.mof.gov.vn
  2. hocluat.vn/luat-tai-chinh
  3. http://www.daihocluathanoi.edu.vn (phần bản tin pháp luật)
  4. http://vibonline.com.vn
  5. https://sites.google.com/site/bomonluattaichinhnganhanghlu/
  6. http://www.gdt.gov.vn
  7. http://www.moj.gov.vn

 

8. HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY – HỌC

8.1. Lịch trình chung

Tuần Hình thức tổ chức dạy-học Tổng số
Lí thuyết Seminar LVN Tự NC KTÐG
0 Giới thiệu môn học Nhận BT học kì

Nhận BT nhóm

1 1 2 3
2 2 + 3 2 3
3 4 2 2  BT cá nhân số 1
4 5 2 3
5 6 2 2
6 2 2 3
7 7 2 3
8 8 + 9 2 2
9 10 2
10 11 2 2 BT cá nhân số 2
11 11 2 2 3
12 12 2 2 3
13 13 2 3 Nộp BT nhóm
14 13 2 2 3 Thuyết trình                         BT nhóm
15 14 2 Nộp BT học kì
Tổng 26 tiết 14    tiết 6 tiết 27 giờ
Quy đổi 26 giờ TC     giờ   TC 3 giờ TC 9 giờ TC 45 giờ TC

8.2. Lịch trình chi tiết

Tuần 0: Giới thiệu môn học

Hình thức tổ chức dạy-học  

Thời gian

 

Nội dung chính

Yêu cầu sinh viên chuẩn bị
2 tiết – Giới thiệu đề cương và khái quát môn học, các hình thức chuẩn bị BT, bài kiểm tra, các vấn đề, tiêu chí đánh giá và nguồn học liệu.

– Giới thiệu tổng quan môn học.

– Chia nhóm (cố định trong suốt thời gian học) và xác định nhiệm vụ tuần tiếp theo; nhắc sinh viên làm kế hoạch học tập của cá nhân (gồm kế hoạch làm BT của sinh viên; chọn và nhận BT học kì, khuyến khích đăng kí seminar…).

– Đọc đề cương môn học.

– Chuẩn bị trước các vấn đề chưa rõ về môn học cần được giải đáp.

KTÐG Nhận BT học kì, BT nhóm

Tuần 1: Vấn đề 1

Hình thức tổ chức dạy-học Số giờ TC Nội dung chính Yêu cầu sinh viên chuẩn bị
Lí thuyết

 

2 giờ

TC

– Giới thiệu khái niệm NSNN, cấu trúc NSNN.

– Giới thiệu các nguyên tắc cơ bản của NSNN.

– Giới thiệu phạm vi điều chỉnh của pháp luật về ngân sách và các nội dung cơ bản của pháp luật về ngân sách.

* Đọc:

– Chương I Giáo trình luật NSNN, Trýờng Đại học Luật Hà Nội, Nxb. CAND, Hà Nội, 2015.

– Luật NSNN năm 2002 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Tự NC 1 giờ TC Lịch sử hình thành và phát triển của NSNN trên thế giới và ở Việt Nam.
Tư vấn Nội dung: Giải đáp, tư vấn về nội dung và phương pháp học tập; chỉ dẫn khai thác các nguồn tài liệu…

Thời gian: Từ 14h00’ ðến 17h00’ thứ nãm

Địa điểm: Phòng 306 – K4

Tuần 2: Vấn đề 2 + 3

Hình thức tổ chức dạy-học Số giờ TC Nội dung chính Yêu cầu                        sinh viên chuẩn bị
Lí thuyết

 

 

 

 

 

2 giờ TC – Phân tích khái niệm tổ chức NSNN.

– Giới thiệu mô hình hệ thống NSNN ở Việt Nam và các nguyên tắc tổ chức hệ thống NSNN.

– Khái niệm “quá trình ngân sách” và mối quan hệ giữa các giai đoạn của quá trình ngân sách.

– Khái quát quá trình lập dự toán NSNN và quyết toán NSNN.

* Đọc:

– Chương II Giáo trình luật NSNN, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. CAND, Hà Nội, 2015.

– Chương III và Chương IV Giáo trình luật NSNN, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. CAND, Hà Nội, 2015.

– Luật NSNN năm 2002 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Tự NC 1 giờ TC – Phân tích nội dung chế độ phân cấp quản lí NSNN theo Luật NSNN nãm 2002.

– Nội dung của hoạt ðộng chấp hành ngân sách.

Tư vấn Nội dung: Giải đáp, tư vấn về nội dung và phương pháp học tập; chỉ dẫn khai thác các nguồn tài liệu…

Thời gian: Từ 14h00’ ðến 17h00’ thứ nãm

Địa điểm: Phòng 306 – K4

Tuần 3: Vấn đề 4

Hình thức tổ chức dạy-học Số giờ TC Nội dung chính Yêu cầu sinh viên chuẩn bị
Lí thuyết

 

 

 

 

 

 

2 giờ TC – Giới thiệu khái niệm và tiêu chí phân loại các khoản thu NSNN.

– Phân tích cấu trúc các khoản thu của NSNN và mối quan hệ giữa các khoản thu NSNN.

– Giới thiệu khái quát các nội dung pháp lí của từng khoản thu NSNN theo quy định của Luật NSNN và pháp luật có liên quan.

* Đọc:

– Chương V Giáo trình luật NSNN, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. CAND, Hà Nội, 2015.

– Luật NSNN nãm 2002 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Seminar 1 giờ TC – So sánh NSNN với kế hoạch tài chính của doanh nghiệp.

– Ýu ðiểm và nhýợc ðiểm của việc phân cấp hệ thống ngân sách nhý hiện nay.

– Giải quyết các tình huống thực tiễn liên quan đến việc xây dựng và quyết toán ngân sách.

– Nhóm lập dàn ý các vấn đề thảo luận.

– Nhóm tập điều hành seminar theo chủ đề đã đăng kí.

Tư vấn Nội dung: Giải đáp, tư vấn về nội dung và phương pháp học tập; chỉ dẫn khai thác các nguồn tài liệu…

Thời gian: Từ 14h00’ ðến 17h00’ thứ nãm

Địa điểm: Phòng 306 – K4

KTÐG BT cá nhân số 1

Tuần 4: Vấn đề 5

Hình thức tổ chức dạy-học Số giờ TC Nội dung chính Yêu cầu sinh viên    chuẩn bị
Lí thuyết

 

 

 

 

2 giờ TC – Chi NSNN và các tiêu chí phân loại chi NSNN.

– Giới thiệu nội dung pháp lí của các khoản chi NSNN theo Luật NSNN và các văn bản pháp luật có liên quan.

– Phân tích các ðiều kiện chi ngân sách.

– Giới thiệu hai phương thức chi ngân sách (chi theo dự toán và chi theo lệnh chi tiền).

– Giới thiệu các phýõng thức cấp phát là tạm ứng, thanh toán và ghi thu – ghi chi.

* Đọc:

– Chương IV Giáo trình luật NSNN, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. CAND, Hà Nội, 2015.

– Luật NSNN năm 2002 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Tự NC 1 giờ TC Pháp luật về ðấu thầu trong hoạt ðộng chi ngân sách. * Đọc: Luật đấu thầu.
Tư vấn Nội dung: Giải đáp, tư vấn về nội dung và phương pháp học tập; chỉ dẫn khai thác các nguồn tài liệu…

Thời gian: Từ 14h00’ ðến 17h00’ thứ nãm

Địa điểm: Phòng 306 – K4

Tuần 5: Vấn đề 6

Hình thức tổ chức dạy-học Số giờ TC  

Nội dung chính

 

Yêu cầu sinh viên chuẩn bị

Lí thuyết

 

2 giờ TC – Phân tích bản chất các khái niệm “quỹ NSNN” và “quản lí quỹ NSNN”.

– Giới thiệu về hệ thống kho bạc nhà nýớc.

– Phân tích các nội dung của pháp luật về quản lí quỹ NSNN.

– Hoạt ðộng kiểm soát chi NSNN và ý nghĩa của nó.

* Đọc:

– Chương VI Giáo trình luật NSNN, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. CAND, Hà Nội, 2015.

– Luật NSNN năm 2002.

Seminar 1 giờ TC – Những nội dung cơ bản của vấn đề tự chủ trong quản lí tài chính của các ðõn vị dự toán.

– Chính sách tài khoá và vai trò của nó trong quản lí kinh tế vĩ mô của Việt Nam hiện nay.

– Nhóm lập dàn ý các vấn đề thảo luận.

– Nhóm tập điều hành seminar theo chủ đề đã đăng kí.

Tư vấn Nội dung: Giải đáp, tư vấn về nội dung và phương pháp học tập; chỉ dẫn khai thác các nguồn tài liệu…

Thời gian: Từ 14h00’ ðến 17h00’ thứ nãm

Địa điểm: Phòng 306 – K4

Tuần 6: Thuyết trình bài tập và tự nghiên cứu

Hình thức tổ chức dạy-học Số giờ TC  

Nội dung chính

 

Yêu cầu sinh viên chuẩn bị

Seminar – Vai trò của hoạt động kiểm tra tài chính và kiểm toán nhà nước trong quản lí quỹ NSNN.

– Giải quyết các tình huống thực tiễn liên quan ðến hoạt ðộng chi ngân sách.

– Vai trò của hoạt động kiểm tra tài chính và kiểm toán nhà nước trong quản lí quỹ NSNN.

– Giải quyết các tình huống thực tiễn liên quan ðến hoạt ðộng chi ngân sách.

LVN

 

1 giờ TC – Giải quyết các tình huống pháp lí liên quan đến pháp luật về NSNN. – Các tình huống do Bộ môn giao.

– Các văn bản pháp luật và tài liệu có liên quan để giải quyết tình huống.

Tự NC 1 giờ TC – Vai trò của Nhà nước trong hoạt động thu và chi NSNN. * Đọc:

– Giáo trình luật NSNN, Trường Ðại học Luật Hà Nội, Nxb. CAND, Hà Nội, 2015.

– Các sách tham khảo về tài chính công và kinh tế học.

Tư vấn Nội dung: Giải đáp, tư vấn về nội dung và phương pháp học tập; chỉ dẫn khai thác các nguồn tài liệu…

Thời gian: Từ 14h00’ ðến 17h00’ thứ nãm

Địa điểm: Phòng 306 – K4

Tuần 7: Vấn đề 7

Hình thức tổ chức dạy-học Số giờ TC  

Nội dung chính

 

Yêu cầu sinh viên                chuẩn bị

Lí thuyết 2 giờ TC – Giới thiệu đặc điểm của thuế; các tiêu chí phân loại thuế.

– Giới thiệu các nguyên tắc đánh thuế và quyền thu thuế của Nhà nước.

– Cấu trúc pháp luật thuế Việt Nam.

– Bản chất của quan hệ pháp luật thuế.

* Đọc:

– Chýõng I Giáo trình luật thuế Việt Nam, Trýờng Ðại học Luật Hà Nội, Nxb. CAND, Hà Nội, 2015.

– Các văn bản quy phạm pháp luật theo yêu cầu.

Tự NC 2 giờ TC – Quá trình phát triển pháp luật thuế Việt Nam từ nãm 1990 ðến nay.

– Nguồn của pháp luật thuế.

 
Tư vấn Nội dung: Giải đáp, tư vấn về nội dung và phương pháp học tập; chỉ dẫn khai thác các nguồn tài liệu…

Thời gian: Từ 14h00’ ðến 17h00’ thứ nãm

Địa điểm: Phòng 306 – K4

Tuần 8: Vấn đề 8 + 9

Hình thức tổ chức dạy-học Số giờ TC  

Nội dung chính

 

Yêu cầu                         sinh viên chuẩn bị

Lí thuyết 2 giờ TC – Khái niệm và các đặc trưng của thuế XK, thuế NK.

– Phạm vi áp dụng của pháp luật thuế XK, thuế NK.

– Cãn cứ tính thuế XK, thuế NK.

– Bản chất của thuế TTĐB.

– Phạm vi áp dụng Luật thuế TTĐB.

– Căn cứ tính thuế TTĐB.

* Ðọc:

Chương II, III Giáo trình luật thuế Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. CAND, Hà Nội, 2015.

– Luật thuế XK, thuế NK và các văn bản hướng dẫn thi hành.

– Luật thuế TTĐB và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Seminar 1 giờ TC – Vai trò của thuế trong phát triển kinh tế xã hội: những lập luận ủng hộ và phản ðối.

– Ý nghĩa của việc phân loại thuế trực thu và thuế gián thu.

– Chức nãng của thuế NK trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

– Bình luận về danh mục hàng hoá chịu thuế TTÐB.

– Nhóm lập dàn ý các vấn đề thảo luận.

– Nhóm tập điều hành seminar theo chủ đề đã đăng kí.

Tư vấn Nội dung: Giải đáp, tư vấn về nội dung và phương pháp học tập; chỉ dẫn khai thác các nguồn tài liệu…

Thời gian: Từ 14h00’ ðến 17h00’ thứ nãm

Địa điểm: Phòng 306 – K4

Tuần 9: Vấn đề 10

Hình thức tổ chức dạy-học Số giờ TC  

Nội dung chính

 

Yêu cầu sinh viên                 chuẩn bị

Lí thuyết 2 giờ TC – Bản chất của thuế GTGT.

– Phạm vi áp dụng Luật thuế GTGT.

– Căn cứ tính thuế GTGT.

– Phương pháp tính thuế.

– Hoàn thuế GTGT.

* Ðọc:

– Chýõng IV Giáo trình luật thuế Việt Nam, Trường Ðại học Luật Hà Nội, Nxb. CAND, Hà Nội, 2015.

– Luật thuế GTGT và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Tư vấn Nội dung: Giải đáp, tư vấn về nội dung và phương pháp học tập; chỉ dẫn khai thác các nguồn tài liệu…

Thời gian: Từ 14h00’ ðến 17h00’ thứ nãm

Địa điểm: Phòng 306 – K4

Tuần 10: Vấn đề 11

Hình thức tổ chức dạy-học Số giờ TC  

Nội dung chính

 

Yêu cầu sinh viên chuẩn bị

Lí thuyết 2 giờ TC – Bản chất của thuế thu nhập và các loại thuế thu nhập hiện nay.

– Phạm vi áp dụng Luật thuế.

– Cãn cứ tính thuế.

* Ðọc:

Mục I, II Chương V Giáo trình luật thuế Việt Nam, Trường Ðại học Luật Hà Nội, Nxb. CAND, Hà Nội, 2015.

– Luật thuế  và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Seminar 1 giờ TC – Bình luận về các phýõng pháp tính thuế GTGT.

– Mối quan hệ giữa khấu trừ thuế GTGT và hoàn thuế GTGT.

– Gian lận thuế GTGT và các biện pháp phòng, chống.

– Sự khác biệt giữa thu nhập từ kinh doanh và thu nhập khác trong thuế TNDN.

– Giải quyết tình huống thực tiễn.

– Nhóm lập dàn ý các vấn đề thảo luận.

– Nhóm tập điều hành seminar theo chủ đề đã đăng kí.

Tư vấn Nội dung: Giải đáp, tư vấn về nội dung và phương pháp học tập; chỉ dẫn khai thác các nguồn tài liệu…

Thời gian: Từ 14h00’ ðến 17h00’ thứ nãm

Địa điểm: Phòng 505 – K4

KTÐG BT cá nhân số 2

Tuần 11: Vấn đề 11

Hình thức tổ chức dạy-học Số giờ TC  

Nội dung chính

 

Yêu cầu sinh viên                  chuẩn bị

Lí thuyết 2 giờ TC – Giới thiệu quá trình phát triển và ý nghĩa của pháp luật thuế TNCN.

– Phạm vi áp dụng Luật thuế TNCN.

– Cãn cứ tính thuế TNCN.

* Ðọc:

Mục III Chương V Giáo trình luật thuế Việt Nam, Trường Ðại học Luật Hà Nội, Nxb. CAND, Hà Nội, 2015.

– Luật thuế TNCN và các văn bản hướng dẫn thi hành.

LVN

 

1 giờ TC Giải quyết các tình huống pháp lí về thuế. – Các tình huống do Bộ môn giao.

– Các văn bản pháp luật có liên quan để giải quyết tình huống.

Tự NC 1 giờ TC Các cam kết quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực thuế và những tác động của các cam kết này đến việc hoàn thiện pháp luật thuế ở Việt Nam. Các văn bản về cam kết quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực thuế.
Tư vấn Nội dung: Giải đáp, tư vấn về nội dung và phương pháp học tập; chỉ dẫn khai thác các nguồn tài liệu…

Thời gian: Từ 14h00’ ðến 17h00’ thứ nãm

Địa điểm: Phòng 306 – K4

Tuần 12: Vấn đề 12

Hình thức tổ chức dạy-học Số giờ TC  

Nội dung chính

 

Yêu cầu sinh viên chuẩn bị

Lí thuyết 2 giờ TC – Giới thiệu hệ thống pháp luật thuế ðối với ðất ðai.

– Phạm vi áp dụng, cãn cứ tính thuế sử dụng ðất phi nông nghiệp.

– Phạm vi áp dụng, cãn cứ tính thuế sử dụng ðất nông nghiệp.

* Ðọc:

– Chýõng VI Giáo trình luật thuế Việt Nam, Trường Ðại học Luật Hà Nội, Nxb. CAND, Hà Nội, 2015.

– Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp; Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.

Seminar 1 giờ TC – Quy ðịnh về chi phí được khấu trừ trong Luật thuế TNDN.

– Vấn đề chuyển lỗ trong thuế TNDN.

– Giảm trừ gia cảnh trong Luật thuế TNCN.

– Vấn đề khấu trừ tại nguồn và quyết toán thuế TNCN.

– Nhóm lập dàn ý các vấn đề thảo luận.

– Nhóm tập điều hành seminar theo chủ đề đã đăng kí.

LVN 1 giờ TC  

Chế ðộ miễn, giảm thuế sử dụng ðất nông nghiệp.

Tự NC 1 giờ TC Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về ðất ðai ở Việt Nam.  
Tư vấn Nội dung: Giải đáp, tư vấn về nội dung và phương pháp học tập; chỉ dẫn khai thác các nguồn tài liệu…

Thời gian: Từ 14h00’ ðến 17h00’ thứ nãm

Địa điểm: Phòng 306 – K4

Tuần 13: Vấn đề 13

Hình thức tổ chức dạy-học Số giờ TC  

Nội dung chính

Yêu cầu sinh viên chuẩn bị
Lí thuyết 2 giờ TC – Ý nghĩa của thuế tài nguyên.

– Phạm vi áp dụng Luật thuế tài nguyên và cãn cứ tính thuế tài nguyên.

– Ý nghĩa của thuế bảo vệ môi trýờng.

– Phạm vi áp dụng Luật thuế bảo vệ môi trýờng và cãn cứ tính thuế bảo vệ môi trýờng.

* Ðọc:

– Luật thuế tài nguyên.

– Luật thuế bảo vệ môi trýờng.

Tự NC 1 giờ TC Tìm hiểu về ý nghĩa kinh tế của việc quy ðịnh thuế tài nguyên và thuế bảo vệ môi trýờng  
Tư vấn Nội dung: Giải đáp, tư vấn về nội dung và phương pháp học tập; chỉ dẫn khai thác các nguồn tài liệu…

Thời gian: Từ 14h00’ ðến 17h00’ thứ nãm

Địa điểm: Phòng 306 – K4

KTÐG Nộp BT nhóm

Tuần 14: Vấn đề 13

Hình thức tổ chức dạy-học Số giờ TC  

Nội dung chính

 

Yêu cầu sinh viên chuẩn bị

LVN 1 giờ TC Tìm hiểu về những mục tiêu và định hướng chủ yếu trong việc hoàn thiện pháp luật thuế Việt Nam trong giai ðoạn hiện nay.
Tự NC 1 giờ TC  

– Các nội dung pháp lí cơ bản về thuế môn bài.

* Ðọc:

 Chương VII Giáo trình luật thuế Việt Nam, Trường Ðại học Luật Hà Nội, Nxb. CAND, Hà Nội, 2015.

– Pháp lệnh thuế tài nguyên, thuế môn bài  và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Seminar Thuyết trình BT nhóm số 2  
Tư vấn Nội dung: Giải đáp, tư vấn về nội dung và phương pháp học tập; chỉ dẫn khai thác các nguồn tài liệu…

Thời gian: Từ 14h00’ ðến 17h00’ thứ nãm

Địa điểm: Phòng 306 – K4

KTĐG Thuyết trình BT nhóm

Tuần 15: Vấn đề 14

Hình thức tổ chức dạy-học Số giờ TC  

Nội dung chính

 

Yêu cầu sinh viên chuẩn bị

Lí thuyết 2 tiết – Những vấn đề lí luận về quản lí thuế.

– Những nội dung chủ yếu của pháp luật về quản lí thuế.

*KTĐG: Nộp BT học kì.

* Ðọc:

– Giáo trình luật thuế Việt Nam, Trường Ðại học Luật Hà Nội.

– Luật quản lí thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Tư vấn Nội dung: Giải đáp, tư vấn về nội dung và phương pháp học tập; chỉ dẫn khai thác các nguồn tài liệu…

Thời gian: Từ 14h00’ ðến 17h00’ thứ nãm

Địa điểm: Phòng 306 – K4

KTÐG Nộp BT lớn

 

9. CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI MÔN HỌC

  • Theo quy chế đào tạo hiện hành.
  • Các loại bài tập phải được nộp trên lớp theo ðúng tuần quy ðịnh trong đề cýõng môn học, thời ðiểm nộp là cuối giờ lí thuyết của tuần ðó.
  • BT có số trang vượt quá mức quy ðịnh sẽ bị trừ 25% điểm số.
  • BT được thực hiện không ðúng hình thức (yêu cầu viết tay lại ðánh máy hoặc ngýợc lại) sẽ bị trừ 20% ðiểm số.

 

10. PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ

10.1. Đánh giá thường xuyên

  • Kiểm diện.
  • Minh chứng tham gia seminar, làm việc nhóm (biên bản làm việc, phân công nghiên cứu…).
  • Các loại

10.2. Đánh giá định kì

Hình thức Tỉ lệ
2 BT cá nhân (kiểm tra trên lớp) 10%
1 BT nhóm 10%
1 BT học kì 10%
Thi kết thúc học phần

(Hình thức thi: vấn đáp)

70%

10.3. Tiêu chí đánh giá

Hình thức:

  • BT nhóm: Bản ðánh máy có dung lýợng từ 12 ðến 15 trang A4, giãn dòng ðõn, kiểu chữ Times New Roman hoặc Vn.Time, cỡ chữ 12.
  • BT học kì: Bản ðánh máy có dung lýợng từ 10 ðến 12 trang A4, giãn dòng ðõn, kiểu chữ Times New Roman hoặc Vn.Time, cỡ chữ 12.

Nội dung: BT được chọn trong danh mục các BT được Bộ môn công bố.

Tiêu chí đánh giá:

  • Xác định cấu trúc hợp lí: 2 điểm
  • Phân tích logic, đi thẳng vào vấn đề: 6 điểm
  • Tài liệu tham khảo phong phú, trích nguồn rõ ràng: 1 điểm
  • Ngôn ngữ trong sáng, trình bày đẹp: 1 điểm

=> Tổng: 10 điểm

 


Các tìm kiếm liên quan đến đề cương luật tài chính đại học luật hà nội: cau hoi va dap an mon luat tai chinh, bài tập luật tài chính có đáp án, đề thi luật tài chính có đáp án, bài tập môn luật tài chính, tài liệu ôn thi luật tài chính, bài tập tình huống luật tài chính, câu hỏi ôn tập luật tài chính, đề cương ôn luật tài chính

5/5 - (2 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền