Phát hành chứng khoán của công ty cổ phần?

Chuyên mụcLuật chứng khoán, Luật doanh nghiệp Người nắm giữ chứng khoán

Chứng khoán là gì?

Theo Khoản 1 Điều 6 Luật chứng khoán năm 2013, chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành.

Chứng khoán được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử, bao gồm các loại sau đây: Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; Quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán; Hợp đồng góp vốn đầu tư; Các loại chứng khoán khác do Bộ Tài chính quy định.

Phát hành chứng khoán là gì?

Phát hành chứng khoán là việc chào bán lần đầu tiên. Nếu đợt phát hành dẫn đến việc đưa một loại chứng khoán của một tổ chức lần đầu tiên ra công chúng thì gọi là phát hành lần đầu ra công chúng.

Tâm lý của nhà đầu tư ai cũng biết là chỉ có nhu cầu mua chứng khoán của các doanh nghiệp làm ăn có lãi. Vì vậy, Thị trường chứng khoán buộc các doanh nghiệp cụ thể là công ty cổ phần phải công khai thông tin thường xuyên, tức thời, thông tin theo yêu cầu của Uỷ Ban chứng khoán Nhà nước (UBCKNN). Có thể nói, Thị trường chứng khoán là thị trường thông tin. Thông qua các thông tin này, nhà đầu tư có thể đánh giá khả năng tài chính, hoạt động kinh doanh và triển vọng của doanh nghiệp để lựa chọn đầu tư. Ngoài ra, công ty cổ phần còn phải đáp ứng một số điều kiện nhất định để được tham gia vào thị truờng chứng khoán.

Điều kiện phát hành chứng khoán của công ty cổ phần

Khái niệm về phát hành chứng khoán: Việc chào bán lần đầu tiên chứng khoán mới gọi là phát hành chứng khoán. Nếu đợt phát hành dẫn đến việc đưa một loại chứng khoán của một tổ chức lần đầu tiên ra công chúng thì gọi là phát hành lần đầu ra công chúng.

Niêm yết chứng khoán là việc đưa các chứng khoán có đủ tiêu chuẩn vào đăng ký và giao dịch tại thị trường giao dịch tập trung (Trung tâm Giao dịch Chứng khoán, Sở Giao dịch Chứng khoán). Hay nói cách khác, để có thể được niêm yết tại một Sở giao dịch chứng khoán nào đó thì công ty xin niêm yết phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn do Sở đó đặt ra. Mỗi Sở giao dịch chứng khoán có những điều kiện đặt ra khác nhau để đảm bảo cho sự hoạt động an toàn đồng thời phù hợp với mục đích hoạt động của Sở giao dịch đó. Ví dụ: Quyết định Về việc ban hành Quy chế niêm yết chứng khoán tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh ngày 7 tháng 12 năm 2007; quyết định Về việc ban hành Quy chế Giao dịch Chứng khoán niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội ngày 24 tháng 7 năm 2013.

Theo Luật Chứng khoán 2006

Điều 12. Điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng
1. Điều kiện chào bán cổ phiếu ra công chúng bao gồm:
a) Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ mười tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;
b) Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký chào bán;
c) Có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán được Đại hội đồng cổ đông thông qua.
2. Điều kiện chào bán trái phiếu ra công chúng bao gồm:
a) Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ mười tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;
b) Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký chào bán, không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên một năm;
c) Có phương án phát hành, phương án sử dụng và trả nợ vốn thu được từ đợt chào bán được Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty thông qua;
d) Có cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư về điều kiện phát hành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và các điều kiện khác.

Theo Điều 14 muốn được phát hành chứng khoán phải có Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng; (thông qua thủ tục đăng kí chào bán cổ phiếu và trái phiếu)

Thông tư 73 của Bộ Tài chính hướng dẫn chi tiết một số điều về niêm yết chứng khoán tại Nghị định số 58/2012/NĐ – CP ngày 20/7/2012 qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật chứng khoán và luật sửa đổi bổ sung của luật chứng khoán, đã hướng dẫn về điều kiện niêm yết của công ty cổ phần hình thành sau hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp; trình tự thủ tục đăng kí niêm yết tại sàn giao dịch của công ty cổ phần hình thành sau hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp… Tuy nhiên vấn đề niêm yết của nhiều loại công ty cổ phần được hình thành không phải do sáp nhập và hợp nhất như công ty nhà nuớc cổ phần hóa lại không được qui định. Hơn nữa sự khác nhau giữa chứng khoán niêm yết và chưa niêm yết vẫn chưa được qui định rõ ràng, tách bạch.
Đối với các chứng khoán chưa niêm yết thì giao dịch theo thoả thuận, tuân thủ quy định của Bộ Luật Dân sự và Luật Doanh nghiệp, còn đối với chứng khoán niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán thì khi chuyển nhượng người sở hữu phải tuân thủ các nguyên tắc nhất định theo quy định của Luật Chứng khoán: về phương thức giao dịch chứng khoán, ví dụ phải thông qua trung gian trên Thị trường chứng khoán (hiện ở Việt Nam là các công ty chứng khoán).

đánh giá bài viết

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền