Khoa học Lý luận chung về nhà nước và pháp luật quan niệm quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được điều chỉnh bằng quan hệ pháp luật và chia quan hệ pháp luật thành hai loại là quan hệ pháp luật chung và quan hệ pháp luật cụ thể.
Các nội dung liên quan:
- Khái niệm khoa học luật hiến pháp
- Nguồn của luật hiến pháp
- Tại sao luật hiến pháp là một ngành luật độc lập?
- Mối quan hệ giữa ngành luật hiến pháp và các ngành luật khác
Quan hệ luật hiến pháp
Quan hệ pháp luật chung là quan hệ được xác định chủ yếu bằng Hiến pháp và luật (gồm bộ luật và đạo luật) với chủ thể nói chung (ví dụ: Nhà nước chung, mọi người nói chung, công dân nói chung, vv), quyền và nghĩa vụ nói chung, khách thể nói chung. Quan hệ pháp luật cụ thể là quan hệ được hình thành từ quan hệ pháp luật nói chung với chủ thể cụ thể, có tên tuổi, đại chỉ rõ ràng; quyền và nghĩa vụ của chủ thể cụ thể rõ ràng.
Vận dụng tri thức của khoa học Lý luận chung về nhà nước và pháp luật về mối quan hệ vào việc xem xét quan hệ của pháp luật của các ngành luật, chúng ta thấy, quan hệ pháp luật của một ngành luật là quan hệ xã hội được điều chỉnh bằng quy phạm ngành luật hiến pháp, quan hệ Luật hành chính là quan hệ xã hội được điều chỉnh bằng quy phạm ngành Luật hành chính, quan hệ Luật dân sư là quan hệ xã hội được điều chỉnh bằng quy phạm ngành Luật dân sự, vv.. Căn cứ vào đặc điểm về nguồn, đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của ngành luật Việt Nam, quan hệ các ngành luật Việt Nam vừa là quan hệ pháp luật chung, vừa là quan hệ pháp luật cụ thể, bởi vì các quan hệ pháp luật đó đều được Điều chỉnh bằng Hiến pháp, các băn bản luật và những văn bản dưới luật khác, đều là cơ sở để hình thành các quan hệ luật cụ thể trong từng ngành luật.
Quan hệ ngành luật hiến pháp Việt Nam không nằm ngoài đặc tính nêu trên. Tuy nhiên, nếu xem xét từ góc độ điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của ngành luật hiến pháp thì chúng ta thấy, đa số các quan hệ pháp luật trong ngành luật hiến pháp Việt Nam đều là những quan hệ pháp luật chung và chủ thể thường là Nhà nước nói chung hoặc những chủ thể thường là Nhà nước nói chung hoặc những chủ thể có địa vị pháp lý cao trong bộ máy nhà nước như Quốc hội, UBTV Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân nhân tối cao, VKSND tối cao,.. Đây là cũng là một trong những điểm khác nhau căn bản giữa quan hệ luật hiến pháp với quan hệ các ngành luật khác.
* Chủ thể của quan hệ luật hiến pháp
Chủ thể của quan hệ luật hiến pháp là đa dạng có rất nhiều loại, có vị trí và tính chất rất khác nhau, bao gồm:
– Nhân dân (với cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp).
– Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
– Các cơ quan Nhà nước.
Trong phần lớn các quan hệ pháp luật luật hiến pháp, các cơ quan Nhà nước như: Quốc hội, UBTV Quốc hội, Chính phủ, TAND, HĐND, UBND là những chủ thể. Ngoài các cơ quan Nhà nước hoạt động thường xuyên, các cơ quan lâm thời của Nhà nước như: Uỷ ban dự thảo (sửa đổi) Hiến pháp, Uỷ ban kiểm tra tư cách đại biểu Quốc hội, Hội đồng bầu cử, Uỷ ban bầu cử… cũng là những chủ thể trong nhiều quan hệ luật hiến pháp.
– Các tổ chức xã hội.
Cùng với sự phát triển của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, các tổ chức xã hội ngày càng phát triển và tham gia ngày càng nhiều vào các quan hệ xã hội trước hết là quan hệ luật hiến pháp.
– Các đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp.
Với tư cách là người đại diện cho nhân dân thực hiện quyền lực của nhân dân, các đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND tham gia vào nhiều quan hệ pháp luật luật hiến pháp như: Đại biểu Quốc hội phải thực hiện chế độ tiếp xúc và báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Quốc hội; trả lời những yêu cầu và kiến nghị của cử tri (xem Điều 79 Hiến pháp năm 2013); “Đại biểu HĐND có quyền chất vấn Chủ tịch HĐND, Chủ tịch và các thành viên khác của UBND, Chánh án TAND, Viện trưởng VKSND” (Điều 115, Hiến pháp Hiến pháp năm 2013).
Trong những quy định này, đại biểu HĐND là một chủ thể.
– Công dân Việt Nam.
Trong quan hệ với Nhà nước, Công dân Việt Nam (là người có quốc tịch Việt Nam) với tư cách là người chủ của một nước, có một địa vị pháp lý khác với những người không phải là công dân Việt Nam. Công dân Việt Nam là chủ thể của rất nhiều quan hệ pháp luật luật hiến pháp. Người đến tuổi trưởng thành có quyền tham gia vào các công việc Nhà nước, đồng thời gánh vác nghĩa vụ đối với Nhà nước.
– Những người có chức trách trong các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội.
Trong nhiều quan hệ pháp luật hiến pháp, những người có chức trách trong các cơ quan Nhà nước (Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án TAND tối cao…) và trong các tổ chức xã hội (Chủ tịch Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam…) là những chủ thể trong các cơ quan hệ pháp luật luật hiến pháp.
– Người nước ngoài (không có quốc tịch Việt Nam) sinh sống, làm việc ở Việt Nam. Trong một số trường hợp, người nước ngoài tham gia vào các quan hệ pháp luật luật hiến pháp là chủ thể trong các quan hệ đó.
Như vậy, các quan hệ pháp luật luật hiến pháp có một phạm vi chủ thể đặc biệt – đó là nhân dân, dân tộc, hội nghị cử tri, các đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND cũng như các cơ quan Nhà nước lâm thời: Uỷ ban dự thảo (sửa đổi) Hiến pháp,Uỷ ban kiểm tra tư cách đại biểu Quốc hội, Hội đồng bầu cử, Uỷ ban bầu cử…
* Khách thể của quan hệ luật hiến pháp
Khách thể của quan hệ luật hiến pháp cũng rất là đa dạng.
Đó là những vấn đề hoặc những hiện tượng thực tế mà các quy phạm luật hiến pháp tác động đến, trên cơ sở đó gắn quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia vào các quan hệ pháp luật luật hiến pháp. Khách thể tổng quát của quan hệ luật hiến pháp là hiện tượng tổ chức quyền lực Nhà nước. Các quan hệ luật hiến pháp về cơ bản chỉ được tồn tại, phát triển theo xu hướng tác động đến khách thể duy nhất này. Ở mức độ cụ thể hoá thì căn cứ vào tính chất, các khách thể trong quan hệ pháp luật luật hiến pháp có thể chia thành các nhóm sau đây:
– Lãnh thổ quốc gia và địa giới giữa các địa phương.
– Những giá trị vật chất như: Đất đai, rừng núi, sông, hồ, nước, tài nguyên thiên nhiên trong lòng đất, thềm lục địa…
– Những lợi ích tinh thần của cá nhân như danh dự, nhân phẩm, sự tín ngưỡng…
– Hành vi của con người hoặc các tổ chức (các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội) như lao động, học tập, trình dự án luật, báo cáo công tác, quyết định kế hoạch và ngân sách, chất vấn của đại biểu Quốc hội… Loại khách thể này chiếm phần lớn trong các quan hệ pháp luật luật hiến pháp.
Ngoài những đặc điểm chung so với các quan hệ xã hội khác, quan hệ pháp luật luật hiến pháp còn có những đặc điểm riêng. Những đặc điểm này bắt nguồn từ đối tượng điều chỉnh của luật hiến pháp và cho phép chúng ta phân biệt được với các quan hệ pháp luật khác. Những đặc điểm đó là:
– Các quan hệ luật hiến pháp có nội dung pháp lý đặc biệt quan trọng, thường đó là những quan hệ chính trị, tức là những mối quan hệ quyền lợi của cả cộng động quốc gia, hoặc chí ít cũng là có mối liên quan đến cộng đồng quốc gia.
Luật hiến pháp điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản nhất, trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục, tổ chức và hoạt động của bộ mày Nhà nước… Vì vậy, nội dung của những quan hệ này thường mang tính định hướng, tính nguyên tắc. Những nội dung đó làm cơ sở pháp lý cho việc xây dựng mới, sửa đổi hay hủy bỏ các quy phạm của các ngành luật khác.
– Các quan hệ pháp luật luật hiến pháp là những mối quan hệ xã hội được xuất hiện khi có sự điều chỉnh của các quy pháp luật hiến pháp. Cũng giống như các quan hệ pháp luật khác chỉ được xuất hiện khi có quy phạm pháp luật và nhất là phải có sự kiện pháp lý tương ứng xuất hiện. So với các quan hệ pháp luật của các ngành pháp luật khác, quan hệ pháp luật luật hiến pháp có một số dấu hiệu đặc biệt sau:
+ Trước hết là sự kiện pháp lý của mối quan hệ pháp luật luật hiến pháp thường là rất đa dạng, từ những sự kiện có ý nghĩa đến sự phát triển hưng thịnh của quốc gia, ví dụ như vấn đề chiến tranh và hòa bình…, cho đến những sự kiện chỉ liên quan đến cuộc sống của một cá nhân.
+ Thứ hai, chủ thể của các quan hệ pháp luật luật hiến pháp rất đa dạng, từ những chủ thể đặc biệt như: Nhân dân, đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND, Hội đồng bầu cử, Uỷ ban bầu cử… Đó là những chủ thể chỉ thấy trong các quan hệ pháp luật luật hiến pháp, cho đến các chủ thể rất bình thường như các công dân, thậm chí cả những ngời không có quốc tịch, tức là những người không là công dân của nhà nước sở tại. Vì vậy, đây được xem là đặc trưng thứ hai của các quan hệ pháp luật luật hiến pháp.
Ví dụ về quan hệ pháp luật hiến pháp
Ví dụ 1: Luật hiến pháp điều chỉnh mối quan hệ giữa các cơ quan Nhà nước với nhau: Quốc hội có quyền quy định tổ chức và hoạt động của Chính phủ (Xem khoản 6 Điều 70 Hiến pháp năm 2013. Trong quan hệ pháp luật này, Quốc hội và Chính phủ là những chủ thể. Hoặc Chính phủ phải hướng dẫn, kiểm tra HĐND trong việc thực hiện văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên (Xem khoản 5 Điều 96 Hiến pháp năm 2013). Trong quan hệ pháp luật này, Chính phủ và HĐND là những chủ thể.
Ví dụ 2: Luật hiến pháp điều chỉnh mối quan hệ giữa Nhà nước với công dân: “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.” (Khoản 1 Điều 16, Hiến pháp năm 2013). Nội dung của quan hệ này mang tính nguyên tắc, làm cơ sở cho việc xây dựng các quy phạm của các ngành luật khác như: Luật hành chính, Luật hình sự, Luật dân sự..
Mối quan hệ giữa ngành luật hiến pháp và các ngành luật khác
>>> Xem chi tiết bài viết tại đây:
Để lại một phản hồi