So sánh chứng cứ và tài liệu trinh sát

Chuyên mụcLuật tố tụng hình sự tai-lieu-trinh-sat

Chứng cứ là gì?

Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do luật đinh mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án.

Tài liệu trinh sát là gì?

Tài liệu trinh sát là tài liệu có được từ những hoạt động trinh sát, hoạt động nghiệp vụ khác của ngành công an, được sử dụng trong chuyên án trinh sát của lực lượng CSKT trong đấu tranh phòng chống tội phạm

So sánh chứng cứ và tài liệu trinh sát

Hai loại này giống nhau ở các thuộc tính: khách quan và liên quan

Điểm khác nhau cơ bản là ở tính hợp pháp: Chứng cứ được thu thập theo trình tự thủ tục luật định và được dùng để chứng minh sự thật vụ án hình sự, tài liệu trinh sát thì được thu thập thông qua các hoạt động trinh sát nghiệp vụ của ngành công an (các thiết bị kỹ thuật, nghe nhìn…) tài liệu trinh sát không được dùng làm chứng cứ, vì vậy cần chuyển hóa tài liệu trinh sát thành chứng cứ, đây là hoạt động của cơ quan điều tra trên cơ sở thông tin từ hoạt động trinh sát để thực hiện các biện pháp tố tụng nhằm thu thập chứng cứ cho vụ án.

Ví dụ: Qua trinh sát ngoại tuyến biết đối tượng thường dấu ma tuý trong lốp xe, ta tiến hành biện pháp khám xét theo tố tụng để thu thập.

Chuyển hoá tài liệu trinh sát thành chứng cứ

Chuyển hoá tài liệu trinh sát thành chứng cứ là cách thức thay đổi nguồn và biện pháp thu thập tài liệu trinh sát thành tài liệu được thu thập từ nguồn và biện pháp thu thập do Luật tố tụng hình sự quy định; đây là phương pháp thu thập chứng cứ cơ bản và đặc biệt quan trọng trong đấu tranh chuyên án.

>>> Xem thêm: Điều kiện chuyển hóa tài liệu trinh sát thành chứng cứ


Các tìm kiếm liên quan đến so sánh chứng cứ và tài liệu trinh sát: khái niệm tài liệu trinh sát, điều kiện chuyển hóa tài liệu trinh sát thành chứng cứ, so sánh chứng cứ và vật chứng, vì sao phải kiểm tra xác minh chứng cứ, thuộc tính của chứng cứ, ví dụ về chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội, chứng cứ trực tiếp và chứng cứ gián tiếp, vật chứng là chứng cứ đúng hay sai

0/5 - (20745 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền