Phân loại quan hệ pháp luật dân sự?

Chuyên mụcLuật dân sự Quan hệ pháp luật dân sự

Quan hệ pháp luật dân sự rất đa dạng và phong phú, đa dạng cả về chủ thể, khách thể, nội dung, cách thức phát sinh…Việc phân loại này không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa rất lớn về mặt thực tiễn vì nó góp phần hiểu đúng về quan hệ giữa các bên và áp dụng đúng pháp luật nhằm giải quyết các tranh chấp có thể xảy ra.

 

Các nội dung liên quan được tìm kiếm:

 

Căn cứ vào khách thể của quan hệ pháp luật dân sự

Căn cứ vào khách thể của quan hệ pháp luật dân sự (nhóm điều chỉnh của quan hệ pháp luật dân sự)có thể chia quan hệ pháp luật dân sự thành hai loại:

– Quan hệ nhân thân:

Quan hệ nhân thân là các quan hệ dân sự liên quan đến các vấn đề nhân thân và về nguyên tắc không thể dịch chuyển cho người khác trừ trường hợp pháp luật cho phép. Ví dụ: đứng tên tác giả trong một tác phẩm, quyền đối với danh dự, nhân phẩm, tên gọi….

– Quan hệ tài sản:

Quan hệ tài sản là quan hệ pháp luật dân sự luôn gắn với một tài sản nhất định hoặc việc chuyển dịch một tài sản từ chủ thể này sang chủ thể khác. Ví dụ như quan hệ sở hữu, quan hệ hợp đồng hay quan hệ thừa kế…
Do đặc trưng của hai loại quan hệ này nên các biện pháp được áp dụng để bảo vệ các quan hệ pháp luật khi có sự vi phạm cũng khác nhau. Khi quan hệ pháp luật dân sự về tài sản bị xâm phạm thì đòi hỏi áp dụng các chế tài mang tính chất tài sản để bảo vệ quyền tài sản của người bị xâm phạm. Khi quan hệ pháp luật dân sự về nhân thân bị xâm phạm thì chế tài không mang tính chất tài sản mà thường áp dụng các hình thức như buộc phải chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai…

Căn cứ vào tính xác định của chủ thể quyền và chủ thể nghĩa vụ

Dựa vào tiêu chí này, quan hệ pháp luật dân sự được chia thành hai loại:

– Quan hệ pháp luật dân sự tuyệt đối:

Trong quan hệ này, chủ thể quyền được xác định, còn các chủ `thể khác đều là chủ thể nghĩa vụ. Nghĩa vụ của các chủ thể nghĩa vụ được biểu hiện là dạng nghĩa vụ không hành động (tức là không thực hiện bất cứ hoạt động nào xâm phạm tới quyền của chủ thể quyền). Thông thường, các loại quyền tuyệt đối được pháp luật ghi nhận mà không phải do các bên thỏa thuận.

– Quan hệ pháp luật dân sự tương đối:

Quan hệ pháp luật dân sự tương đối là quan hệ pháp luật xác định cả chủ thể quyền và nghĩa vụ. Trong loại quan hệ này, nội dung quyền và nghĩa vụ thông thường do các bên thỏa thuận dựa trên các quy định của pháp luật. Nội dung các thỏa thuận này các nhà làm luật không thể quy định chi tiết mà chỉ đưa ra các quy định khung để các chủ thể dựa trên đó thỏa thuận.

Căn cứ vào cách thức thực hiện quyền dân sự

Để thỏa mãn quyền của mình, chủ thể quan hệ pháp luật dân sự có thể thực hiện theo nhiều cách khác nhau, có thể trực tiếp thực hiện quyền, có thể thực hiện quyền thông qua hành vi của chủ thể khác. Dựa trên cơ sở này, quan hệ pháp luật dân sự được phân thành 2 loại:

– Quan hệ pháp luật dân sự vật quyền:

Đây là quan hệ dân sự mà trong đó quyền của chủ thể bên này được thực hiện thông qua hành vi trực tiếp của chủ thể mang quyền. Ví dụ: chủ sở hữu muốn thỏa mãn quyền của mình sẽ thực hiện hành vi chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản.

– Quan hệ pháp luật dân sự trái quyền:

Quan hệ dân sự trái quyền là những quan hệ mà trong đó quyền của chủ thể bên này có được thực hiện hay không hoàn toàn thông qua hành vi mang tính nghĩa vụ của chủ thể bên kia. Ví dụ như: hành vi trả tiền của bên mua đối với bên bán trong quan hệ mua bán thực hiện quyền được nhận khoản tiền mua bán hàng hóa của người bán.

 


Các tìm kiếm liên quan đến Phân loại quan hệ pháp luật dân sự, quan hệ dân sự là gì, quan hệ pháp luật tuyệt đối là gì, ví dụ về quan hệ pháp luật dân sự, quan hệ pháp luật hình sự là quan hệ pháp luật tuyệt đối, các yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật dân sự, quan hệ pháp luật hình sự là quan hệ pháp luật tuyệt đối đúng hay sai, thành phần của quan hệ pháp luật dân sự, nghĩa vụ dân sự là quan hệ pháp luật dân sự

đánh giá bài viết

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền