Phân loại quan hệ pháp luật thi hành án hình sự

Chuyên mụcThi hành án hình sự thi-hanh-an

Phân loại quan hệ pháp luật thi hành án hình sự

 

>> Xem thêm: Đối tương và phương pháp điều chỉnh của luật thi hành án hình sự

 

* Xét từ nội dung của các quan hệ xã hội mà luật thi hành án điều chỉnh, có thể chia các quan hệ này thành ba nhóm cơ bản sau: 

  • Các quan hệ mang tính chất nội dung (quy phạm nội dung): là những quan hệ phản ánh nội dung việc thi hành án và chấp hành các bản án quyết định của Tòa án, xác định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án. Các quan hệ này phát sinh ngay khi bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực
    Trong thi hành án hình sự, các quan hệ mang tính chất nội dung chủ yếu là quan hệ giữa Nhà nước thông qua các cơ quan thi hành án được ủy quyền người bị kết án và với các chủ thể khác.
  • Các quan hệ mang tính chất tổ chức và quản lý (quy phạm về tổ chức): là những quan hệ phát sinh trong quá trình hình thành tổ chức, hoạt động và cơ chế quản lý các cơ quan thi hành án hình sự (gồm hệ thống các cơ quan thi hành án hình sự; các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan có trách nhiệm thi hành án…). Các quan hệ này liên quan đến việc hình thành cơ cấu tổ chức; quy định thẩm quyền và quy chế hoạt động của cơ quan thi hành án hình sự. Những mối quan hệ này được thể hiện cụ thể trong thực tiễn như: mối quan hệ giữa các cơ quan quản lý Nhà nước với cơ quan thi hành án hình sự; cơ cấu tổ chức, hoạt động trong hệ thống các cơ quan thi hành án hình sự; giữa cơ quan thi hành án hình sự và cơ quan thi hành án dân sự; giữa cơ quan thi hành án cấp trên và cơ quan thi hành án cấp dưới về mặt tổ chức…
  • Các quan hệ mang tính chất thủ tục (quy phạm hình thức): là các quan hệ xác định trình tự, thủ tục, cách thức thực hiện nội dung được quyết định trong bản án, quyết định của Tòa án. Thủ tục thi hành án hình sự một phần chịu sự chi phối của thủ tục tố tụng, chẳng hạn đưa bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật ra thi hành, nhưng chủ yếu ở đây là thủ tục thi hành chịu sự điều chỉnh của pháp luật thi hành án hình sự. Chính vì vậy, trình tự, thủ tục thì hành án hình sự có thể làm xuất hiện nhiều mối quan hệ giữa các chủ thể trong quá trình thi hành án hình sự.

 

* Căn cứ vào tính chất, có thể chia các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình và về việc thi hành án hình sự thành những nhóm cơ bản sau:

  • Những quan hệ phát sinh ngay sau khi bản án hình sự có hiệu lực pháp luật, nghĩa vụ thi hành án của các cơ quan chức năng, nghĩa vụ chấp hành bản án của nười bị kết án, việc nhập trại, phân loại trại,phân chế độ giam giữ, cải tạo, v.v…
  • Những quan hệ phát sinh trong quá trinh giáo dục, cải tạo thể hiện ở các quyền và nghĩa vụ của những người bị kết án nói chung và ở những trại và chế độ trại nhất định; quyền và nghĩa vụ của cơ quan thi hành án phạt tù…
  • Những quan hệ phát sinh trên cơ sở những sự kiện pháp lý xáy ra trong quá trình giáo dục, cải tạo, khám bệnh, chữa bệnh, kiểm tra, thanh tra, gặp gỡ…
  • Những quan hệ của các cơ quan khác của Nhà nước và các tổ chức xã hội vào quá trình giáo dục, cải tạo những người bị kết án tù; hình thức tham gia, quyền và nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức đó…

 

đánh giá bài viết

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền