Bài tập xác định cấu trúc quy phạm pháp luật, quan hệ pháp luật

Chuyên mụcĐề cương ôn tập, Lý luận nhà nước và pháp luật cau-truc-cua-quy-pham-phap-luat

Tổng hợp các bài tập xác định cấu trúc (thành phần) của quy phạm pháp luật (xác định giả định, quy định, chế tài) và phân tích thành phần của quan hệ pháp luật (xác định chủ thể, nội dung, khách thể trong quan hệ pháp luật) để bạn tham khảo ôn tập, củng cố kiến thức.

Những nội dung liên quan:

..

Mục lục:

  1. Dạng bài tập phân tích cấu trúc quy phạm pháp luật
  2. Dạng xác định thành phần của pháp luật

Download tài liệu về máy

[PDF] Bài tập xác định cấu trúc quy phạm pháp luật, quan hệ pháp luật

Nếu quá trình download tài liệu bị gián đoạn do đường truyền không ổn định, vui lòng để lại Email nhận tài liệu ở phần bình luận dưới bài. Chúng tôi vô cùng xin lỗi vì sự bất tiện này!

Bài tập phân tích cấu trúc quy phạm pháp luật

Xem thêm:

Mục tiêu nhận thức: phải đi xác định rõ các thành phần giả định, quy định, chế tài trong một quy phạm pháp luật cụ thể.

Bài tập số 1:

Lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế”. (Điều 65 Hiến pháp 2013).

– Giả định: “Lực lượng vũ trang nhân dân” Phần giả định trong trường hợp này nêu lên quan hệ xã hội mà quy phạm này điều chỉnh, xác định rõ đối tượng phải chịu sự điều chỉnh của quy phạm pháp luật này đó là lực lượng vũ trang nhân dân.

– Quy định: “tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế”. Phần quy định trong trường hợp này nêu lên cách thức xử sự của đối tượng được nêu ở phần giả định.

– Chế tài: không có.

Bài tập số 2:

Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu. (Điều 127 Bộ luật Dân sự 2015).

– Giả định: “Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép” Giả định trong trường hợp này đã nêu lên tình huống, hoàn cảnh chịu sự điều chỉnh của quy phạm này đó là khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa.

– Quy định: “quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu”. Quy định trong trường hợp này nêu lên cách thức xử sự của đối tượng được nêu ở phần giả định.

– Chế tài: không có.

Bài tập số 3:

Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. (Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015).

– Giả định: “Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác”. Giả định trong trường hợp này đã nêu lên đối tượng phải chịu sự điều chỉnh của quy phạm pháp luật này đó là người xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác.

– Quy định: không được nêu rõ ràng trong quy phạm pháp luật nhưng ở dạng quy định ngầm. Theo đó, quy định trong trường hợp này là không được xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác.

– Chế tài: “bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm”. Chế tài ở đây là biện pháp của Nhà nước tác động đến chủ thể vi phạm pháp luật.

Bài tập xác định giả định, quy định, chế tài

Một số bài tập xác định giả định, quy định, chế tài khác

1. “ Văn bản quy phạm pháp luật phải được  gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giám sát, kiểm tra” (Điều 10, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008).

* Đáp án: – QPPL trên gồm 2 bộ phận: giả định và quy định, khuyết (ẩn) chế tài.

+ Giả định: “văn bản quy phạm pháp luật”.

+ Quy định: “phải được  gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giám sát, kiểm tra”.

2. “Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách đảm bảo quyền và cơ hội bình đẳng giới” (Điều 26 Hiến pháp 1992, sửa đổi 2013).

* Đáp án: – QPPL trên gồm 2 bộ phận: giả định và quy định, khuyết (ẩn) chế tài.

+ Giả định: “Công dân nam, nữ”; “Nhà nước”.

+ Quy định: “bình đẳng về mọi mặt”; “có chính sách đảm bảo quyền và cơ hội bình đẳng giới”.

3. “Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm soát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định” (Điều 20, Hiến pháp 1992, sửa đổi 2013).

* Đáp án: – QPPL trên gồm 3 bộ phận: giả định, quy định, chế tài.

– Giả định: “Không ai”; “Việc bắt, giam, giữ người”.

+ Quy định: “nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm soát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang”; “do luật định”.

+ Chế tài: “bị bắt”.

4. “Việc cầm cố bị hủy bỏ, nếu được bên nhận cầm cố đồng ý”. (Điều 304 Bộ luật Dân sự).

* Đáp án: – QPPL trên gồm 2 bộ phận: giả định và quy định, khuyết (ẩn) chế tài.

+ Giả định: “Việc cầm cố”.

+ Quy định: “hủy bỏ, nếu được bên nhận cầm cố đồng ý”.

5. “Việc thay đổi họ, tên, quốc tịch phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hộ tịch”. (Điều 65 Bộ luật Dân sự).

* Đáp án: – QPPL trên gồm 2 bộ phận: giả định và quy định, khuyết (ẩn) chế tài.

+ Giả định: “Việc thay đổi họ, tên, quốc tịch”.

+ Quy định: “phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hộ tịch”.

6. “Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì phải bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm” (Điều 102 Bộ luật Hình sự 1992).

* Đáp án: – QPPL trên gồm 2 bộ phận: giả định và chế tài, khuyết (ẩn) quy định.

+ Giả định: “Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng”

+ Chế tài: “thì phải bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm”.

7. “Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với nhà đầu tư có hành vi đầu tư kinh doanh vốn nhà nước khi chưa được cơ quan có thẩm quyền thẩm định chấp thuận sử dụng vốn nhà nước để đầu tư” (Khoản 1, điều 23 nghị định 53/2007/NĐ-CP).

* Đáp án: – QPPL trên gồm 2 bộ phận: giả định và chế tài, khuyết (ẩn) quy định.

+ Giả định: “đối với nhà đầu tư có hành vi đầu tư kinh doanh vốn nhà nước khi chưa được cơ quan có thẩm quyền thẩm định chấp thuận sử dụng vốn nhà nước để đầu tư”.

+ Chế tài:  “Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000”.

8. “Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển, người ngồi trên xe máy không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không cài đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ” (Điều 9, Nghị định 71/2012/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 34/2010/NĐ-CP về vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ).

* Đáp án: – QPPL trên gồm 2 bộ phận: giả định và chế tài, khuyết (ẩn) quy định.

+ Giả định: “đối với người điều khiển, người ngồi trên xe máy không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không cài đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ”.

+ Chế tài:  “Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng”.

9. “Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm” (Điều 194, Bộ luật Hình sự).

* Đáp án: – QPPL trên gồm 2 bộ phận: giả định và chế tài, khuyết (ẩn) quy định.

+ Giả định: “Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy”.

+ Chế tài:  “thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm”.

10. “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm” (Điều 111, Bộ luật Hình sự).

* Đáp án: – QPPL trên gồm 2 bộ phận: giả định và chế tài, khuyết (ẩn) quy định.

+ Giả định: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ”.

+ Chế tài:  “thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm”.

11. “Người bị tuyên bố mất tích trở về được nhận lại tài sản do người quản lý tài sản chuyển giao, sau khi đã thanh toán chi phí quản lý” (Điều 90, Bộ luật Dân sự 2005).

* Đáp án: – QPPL trên gồm 2 bộ phận: giả định và quy định, khuyết (ẩn) chế tài.

+ Giả định: “Người bị tuyên bố mất tích trở về”; “sau khi đã thanh toán chi phí quản lý”.

+ Quy định: “được nhận lại tài sản do người quản lý tài sản chuyển giao”.

Bài tập phân tích thành phần của quan hệ pháp luật (xác định chủ thể, nội dung, khách thể trong quan hệ pháp luật)

>>> Tham khảo: Khái niệm quan hệ pháp luật

Bài tập phân tích thành phần của quan hệ pháp luật
Thành phần của quan hệ pháp luật

Ví dụ về quan hệ pháp luật

Tháng 10/2009 bà B có vay của chị T số tiền 300 triệu đồng để hùn vốn kinh  doanh. Bà B hẹn tháng 2/1010 sẽ trả đủ vốn và lãi là 30 triệu đồng cho chị T.

– Chủ thể: bà B và chị T

Bà B:

  • Có năng lực pháp luật vì bà B không bị Tòa án hạn chế hay tước đoạt năng lực pháp luật;
  • Có năng lực hành vi vì bà B đã đủ tuổi được tham gia vào quan hệ dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự và không bị mắc các bệnh tâm  thần.

=> Bà B có năng lực chủ thể đầy đủ .

Chị T:

  • Có năng lực pháp luật vì chị T không bị Tòa án hạn chế hay tước đoạt \năng lực pháp luật;
  • Có năng lực hành vi vì chị T đã đủ tuổi được tham gia vào quan hệ  dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự và không bị mắc các bệnh tâm thần.

=> Chị T có năng lực chủ thể đầy đủ.

– Nội dung: 

Bà B:

  • Quyền: được nhận số tiền vay để sử dụng;
  • Nghĩa vụ: trả nợ gốc và lãi.

Chị T:

  • Quyền: nhận lại khoản tiền;
  • Nghĩa vụ: giao khoản tiền vay cho bà B; theo thỏa thuận. gốc và lãi sau thời hạn vay.

– Khách thể: khoản tiền vay và lãi.

Một quy phạm luôn có đủ 3 bộ phần: giả định, quy định và chế tài đúng hay sai?

Nhận định này sai. Không phải mọi quy phạm pháp luật luôn có đủ 3 bộ phận giả định, quy định và chế tài.
Quay trở lại với ví dụ “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.” (Điều 33 Hiến pháp năm 2013). Có thể thấy rằng quy phạm pháp luật này chỉ có bộ phận quy định là “có quyền tự do kinh doanh” (được làm gì) mà không có bộ phận giả định và chế tài.

[Download] Bài tập xác định cấu trúc quy phạm pháp luật, quan hệ pháp luật

Download tài liệu về máy

[PDF] Bài tập xác định cấu trúc quy phạm pháp luật, quan hệ pháp luật

Nếu quá trình download tài liệu bị gián đoạn do đường truyền không ổn định, vui lòng để lại Email nhận tài liệu ở phần bình luận dưới bài. Chúng tôi vô cùng xin lỗi vì sự bất tiện này!

Các tìm kiếm liên quan đến bài tập xác định thành phần của quan hệ pháp luật, bài tập tình huống về quan hệ pháp luật, ví dụ của quan hệ pháp luật, bài tập quan hệ pháp luật, bài tập tình huống pháp luật đại cương có đáp án, bài tập xác định giả định quy định chế tài, bài quan hệ pháp luật, lấy ví dụ quan hệ pháp luật, bài tập pháp luật đại cương phần luật hình sự

4.7/5 - (316 bình chọn)

Phản hồi

  1. Dạ giúp em phân tích cơ cấu QPPL với ạ
    A. Điều 29. Lĩnh vực đầu tư có điều kiện “…3. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã đầu tư trong các lĩnh vực không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện, nhưng trong quá trình hoạt động, lĩnh vực đã đầu tư được bổ sung vào Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì nhà đầu tư vẫn được tiếp tục hoạt động trong lĩnh vực đó.
    4. Nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng điều kiện đầu tư như nhà đầu tư trong nước trong trường hợp các nhà đầu tư Việt Nam sở hữu từ 51% vốn Điều lệ của doanh nghiệp trở lên.
    5. Căn cứ vào yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ và phù hợp với các cam kết trong điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ quy định Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện, các điều kiện liên quan đến việc thành lập tổ chức kinh tế, hình thức đầu tư, mở cửa thị trường trong một số lĩnh vực đối với đầu tư nước ngoài”. (Luật Đầu tư 2005)

  2. ai giúp em vs ạ
    Người đủ 16 tuổi trở lên phải chịu mọi trách nhiệm hình sự trừ những trường hợp có qui định khác tại luật này
    Xác định:
    A, Bộ phận giả định
    B, Bộ phận quy định
    C, Bộ phận chế tài

  3. ) Xác định bộ phận giả định, quy định, chế tài trong quy phạm pháp luật sau đây: Điều 140. Tội hành hạ người khác
    1. Người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
    a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
    b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 11% trở lên;
    c) Đối với 02 người trở lên.

  4. ai giúp em làm cau này với ạ
    Luật Giáo dục đại học 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2018) do Quốc Hội ban hành có phải là văn bản quy phạm pháp luật không? Tại sao?


    • Theo Khoản 2, Điều 4, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, Quốc hội có quyền ban hành Luật, thuộc hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.
      Theo điểm d, khoản 1, điều 15 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, Quốc hội ban hành luật về: ” Chính sách cơ bản về văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường,”- Luật Giáo dục đại học 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2018) thuộc Luật do Quốc hội ban hành là văn bản quy phạm pháp luật.

  5. A( c) phân tích giúp e vs ạ
    7. Khi kết thúc điều tra, Cơ quan điều tra phải ra bản kết luận điều tra. (Điều 232. Kết thúc điều tra – BLTTHS 2015)

    8. Việc điều tra kết thúc khi Cơ quan điều tra ra bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc ra bản kết luận điều tra và quyết định đình chỉ điều tra (Điều 232. Kết thúc điều tra – BLTTHS

    2015)

    9. Mặt dưới mái che trên cửa ra vào, mặt dưới mái che cửa sổ quay ra đường đi chung phải cách mặt đất từ 2,5 mét trở lên (Khoản 2 Điều 178 Bộ luật Dân sự 2015)

    • 7. Giả định: “Khi kết thúc điều tra, Cơ quan điều tra”
      Quy định: phải ra bản kết luận điều tra
      Chế tài: ko có
      8. Gđ: Việc điều tra, khi Cơ quan điều tra ra bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc ra bản kết luận điều tra và quyết định đình chỉ điều tra
      Qđ: kết thúc
      Chế tài: ko có
      9. Gđ: Mặt dưới mái che trên cửa ra vào, mặt dưới mái che cửa sổ quay ra đường đi chung
      Qđ: cách mặt đất từ 2,5 m trở lên
      Chế tài: ko có

  6. Giúp em câu này với ạ

    Xác định cơ cấu quy phạm pháp luật: “Trường hợp chưa hết hạn hợp đồng thuê nhà ở mà bên cho thuê thực hiện cải tạo nhà ở và được bên thuê đồng ý thị bên cho thuê được quyền điều chỉnh giá thuê nhà ở. Giá thuê nhà ở mới do các bên thỏa thuận; trường hợp không thỏa thuận được thi bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở và phải bồi thường cho bên thuê theo quy định của pháp luật.”

    • XÁC ĐỊNH CẤU THÀNH CỦA QUY PHẠM PHÁP LUẬT
      Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc.
      Nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tối thiểu.
      Mọi người có quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa.
      Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì phải bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
      Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình
      Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm
      Cá nhân có quyền có họ, tên (bao gồm cả chữ đệm, nếu có). Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó.
      Cá nhân có quyền có quốc tịch
      Người đang quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú quy định tại Điều 65 của Bộ luật này tiếp tục quản lý tài sản của người đó khi người đó bị Tòa án tuyên bố mất tích và có các quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 66 và Điều 67 của Bộ luật này.
      Không được bắt, giam giữ, khởi tố đại biểu Quốc hội nếu không có sự đồng ý của Quốc hội hoặc trong thời gian Quốc hội không họp không có sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội; trong trường hợp đại biểu Quốc hội phạm tội quả tang mà bị tạm giữ thì cơ quan tạm giữ phải lập tức báo cáo để Quốc hội hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định

  7. Phân tích cơ cấu của quy phạm pháp luật:

    Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã nơi xảy ra vi phạm hoặc của ítnhất 01 người chứng kiến xác nhận việc cá nhân, tổ chức vi phạm không ký vào biên bản; trường hợp không có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã hoặc của người chứng kiến thì phải ghi rõ lý do vào biên bản.(Khoản 4, Điều 58 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, sửa đổi, bổ sung năm 2020)

  8. 6. “Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã
    bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa
    được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
    100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng
    đến 03 năm”.
    (Khoản 1 Điều 320 Bộ luật hình sự 2015)
    mấy ac ơi cho em hỏi QPPL ở đây là gì ạ

    • -giả định : “Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác” .
      -chế tài : “đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa
      được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
      100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng
      đến 03 năm”.
      -khuyết quy định

  9. phân tích cấu trúc của quy phạm pháp luật giúp e với ạ
    Khoản 1 điều 258 bộ luật TTHS
    Sau khi bản án tử hình có hiệu lực pháp luật, hồ sơ vụ án phải được gửi ngay lên chánh án tòa án nhân dân tối cao và phải đượ gởi ngay lên viện trưởng viện kiểm sát tối cao .
    Trong thời hạn 2 tháng ,kể từ ngày nhận được bản án và hồ sơ vụ án ,chánh án tòa án tòa án nhân dân tối cao ,viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao phải quyết định kháng nghị hoặc quyết định không khán nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
    Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật người bị kết án được gửi đơn xin án giảm lên chủ tịch nước .

  10. A chở B bằng xe mô tô 2 bánh, cả hai không đội mũ bảo hiểm, A điều khiển xe với tốc độ rất nhanh và đánh võng, lạng lách trên đường trong thành phố. Cảnh sát giao thông đang thi hành nhiệm vụ phát hiện và ra lệnh dừng lại nhưng họ không chấp hành mà vẫn phóng xe, đến ngã tư có đèn đỏ thì bị CSGT đuổi kịp, buộc họ phải xuống xe và kiểm tra hành chính.
    Hỏi:
    Xác định căn cứ làm phát sinh quan hệ pháp luật đó? Tên gọi của quan hệ pháp luật này là gì?
    Xác định hành vi của A là loại nào (hành động hay không hành động?).
    Hành vi của A có lỗi không?
    Hành vi của A thuộc loại vi phạm nào? Trách nhiệm pháp lý gì?

  11. A sử dụng mạng internet và viết bài trên trang cá nhân (facebook) với nội dung nói xấu B.
    Tình huống trên do ngành luật nào điều chỉnh?
    Hỏi:
    Xác định căn cứ làm phát sinh quan hệ pháp luật đó? Tên gọi của quan hệ pháp luật này là gì?
    Xác định hành vi của A là loại nào (hành động hay không hành động?).
    Hành vi của A có lỗi không?
    Hành vi của A thuộc loại vi phạm nào? Trách nhiệm pháp lý gì?

  12. 2. ông H (35 tuổi, chủ doanh nghiệp tư nhân A) thỏa thuận bán cho bà D (32 tuổi, nhân viên tư vấn bảo hiểm) 100m2 đất thổ cư (trên đất đã có nhà đang ở) trị giá 3 tỷ đồng. Hai bên thỏa thuận, bên bán có ngĩa vụ nộp các loại thuế liên quan đến việc chuyển nhượng và lệ phí trước bạ. Anh (chị) hãy phân tích cấu trúc của quan hệ pháp luật nêu trên? ……mọi người hộ em câu này với ạ ….

  13. Hãy giải quyết các tình huống sau và giải thích:
    1. A sinh viên một trường ĐH ở Hà Nội, do quên khóa cửa khi ngủ trưa nên bị mất chiếc xe đạp điện trị giá 13 triệu đồng. A tới các cửa hàng bán xe cũ gần chỗ trọ mong tìm lại chiếc xe đã mất. chiều muộn, A phát hiện xe của mình đang được bán tại cửa hàng của T. A hỏi thông tin thì biết T mua được chiếc xe từ một nam thanh niên. A ngỏ ý xin lại chiếc xe với lý do đó là xe của mình mà kẻ gian đã trộm mất nhưng bị T từ chối. Hỏi giữa A và T có phát sinh quan hệ pháp luật không? nếu có hãy phân tích cấu thành trong quan hệ pháp luật đó?
    2. ông H (35 tuổi, chủ doanh nghiệp tư nhân A) thỏa thuận bán cho bà D (32 tuổi, nhân viên tư vấn bảo hiểm) 100m2 đất thổ cư (trên đất đã có nhà đang ở) trị giá 3 tỷ đồng. Hai bên thỏa thuận, bên bán có ngĩa vụ nộp các loại thuế liên quan đến việc chuyển nhượng và lệ phí trước bạ. Anh (chị) hãy phân tích cấu trúc của quan hệ pháp luật nêu trên?
    3. A và B đều 25 tuổi, có hợp đồng mua bán 2 tấn gạo với giá 50 triệu đồng. Sau đó, A đã giao cho B và nhận tiền. Hỏi quan hệ giữa A và B có phải quan hệ pháp luật không? Vì sao?
    Giúp em phân tích các tình huống trên với ạ!

  14. 1. Xác định các bộ phận cấu thành QPPL trong các trường hợp sau:
    • “Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.”
    (Điều 55- Luật Hôn nhân và gia đình 2014)
    • “Trong trường hợp cần xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính để làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt, người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải xác định giá trị tang vật và phải chịu trách nhiệm về việc xác định đó.”
    (Khoản 1 điều 60 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012)
    • “Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội, dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định.”
    (Khoản 1, Điều 18 BLHS 2015 (2017))
    • “Công dân Việt Nam nào câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tiềm lực quốc phòng, an ninh, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.”
    (Khoản 1, điều 108, BLHS 2015 (2017)
    anh chị giúp em với ạ

  15. Anh/Chị giúp em phân tích quy phạm pháp luật này ạ
    Nội dung trong nghị quyết
    3. c) Hỗ trợ thu hút cán bộ, giảng viên mới về công tác lâu dài tại Thanh Hóa.
    Sinh viên tốt nghiệp Trường Đại học Y Hà Nội trúng tuyển vào các khóa đào tạo bác sĩ nội trú do nhà trường tổ chức (giai đoạn 2016 – 2025) có nguyện vọng và cam kết phục vụ tối thiểu 10 năm tại Phân hiệu, được hỗ trợ 100% chi phí đào tạo hàng năm bao gồm học phí, sinh hoạt phí, tiền tài liệu; mức hỗ trợ tối đa 100 triệu đồng/học viên/năm.
    7. Quy định việc bồi hoàn kinh phí
    Đối với sinh viên được hưởng chính sách hỗ trợ thu hút cán bộ giảng viên mới đã đăng ký nhập học và đã được cấp hỗ trợ kinh phí đào tạo; tự ý bỏ học; không được cấp văn bằng hoàn thành khóa học, bị đuổi học thì phải bồi hoàn kinh phí với mức gấp 05 lần chi phí đào tạo của khóa học được tỉnh hỗ trợ.
    Trường hợp 1
    giả định: Đối với sinh viên được hưởng chính sách hỗ trợ thu hút cán bộ giảng viên mới đã đăng ký nhập học và đã được cấp hỗ trợ kinh phí đào tạo;
    quy định: tự ý bỏ học; không được cấp văn bằng hoàn thành khóa học, bị đuổi học
    chế tài: phải bồi hoàn kinh phí với mức gấp 05 lần chi phí đào tạo của khóa học được tỉnh hỗ trợ.
    Trường hợp 2:
    giả định: Đối với sinh viên được hưởng chính sách hỗ trợ thu hút cán bộ giảng viên mới đã đăng ký nhập học và đã được cấp hỗ trợ kinh phí đào tạo;
    quy định: không làm theo cam kết, tự ý bỏ học; không được cấp văn bằng hoàn thành khóa học, bị đuổi học
    chế tài: phải bồi hoàn kinh phí với mức gấp 05 lần chi phí đào tạo của khóa học được tỉnh hỗ trợ.

  16. Phân tích cơ cấu của quy phạm pháp luật trong các Điều luật sau:

    – Điều 20.2 Hiến pháp 2013: “Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định.”

    – Điều 418.1 Bộ luật dân sự 2015: “Phạt vi phạm là sự thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.”

    • Giúp em câu này với ạ

      Xác định cơ cấu quy phạm pháp luật: “Trường hợp chưa hết hạn hợp đồng thuê nhà ở mà bên cho thuê thực hiện cải tạo nhà ở và được bên thuê đồng ý thị bên cho thuê được quyền điều chỉnh giá thuê nhà ở. Giá thuê nhà ở mới do các bên thỏa thuận; trường hợp không thỏa thuận được thi bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở và phải bồi thường cho bên thuê theo quy định của pháp luật.” (

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền