Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức? Liên hệ bản thân?

Chuyên mụcTriết học Nhận thức

Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức: Đối với nhận thức, thực tiễn đóng vai trò là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn của chân lý, kiểm tra tính đúng đắn của quá trình nhận thức chân lý.

..

Những nội dung liên quan:

..

Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

Mục lục:

  1. Thực tiễn là gì?
  2. Nhận thức là gì?
  3. Phân tích vai trò của thực tiễn đối với nhận thức?
  4. Ví dụ về vai trò của thực tiễn đối với nhận thức?
  5. Ý nghĩa phương pháp luận
  6. Vận dụng vai trò của thực tiễn đối với nhận thức vào quá trình đổi mới ở Việt Nam
  7. Liên hệ bản thân về vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

1. Thực tiễn là gì?

Khái niệm thực tiễn

Thực tiễn là toàn bộ hoạt động VẬT CHẤT có mục đích, mang tính lịch sử – xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.

Những hình thức cơ bản của hoạt động thực tiễn? Cho ví dụ?

– Hoạt động sản xuất vật chất.

Ví dụ: Hoạt động gặt lúa của nông dân, lao động của các công nhân trong các nhà máy, xí nghiệp…

– Hoạt động chính trị – xã hội.

Ví dụ: Hoạt động bầu cử đại biểu Quốc hội, tiến hành Đại hội Đoàn Thanh niên trường học, Hội nghị công đoàn

– Hoạt động thực nghiệm khoa học.

Ví dụ: Hoạt động nghiên cứu, làm thí nghiệm của các nhà khoa học để tìm ra các vật liệu mới, nguồn năng lượng mới, vác-xin phòng ngừa dịch bệnh mới. 

2. Nhận thức là gì?

Nhận thức

Khái niệm nhận thức

Nhận thức là quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc con người trên cơ sở thực tiễn, nhằm sáng tạo ra những tri thức về thế giới khách quan đó.

Các giai đoạn của quá trình nhận thức? Cho ví dụ?

Quá trình nhận thức của con người gồm hai giai đoạn:

– Nhận thức cảm tính: là giai đoạn nhận thức được tạo nên do sự tiếp xúc trực tiếp của các cơ quan cảm giác với sự vật, hiện tượng, đem lại cho con người hiểu biết về đặc điểm bên ngoài của chúng.

Ví dụ: Khi muối ăn tác động vào các cơ quan cảm giác, mắt (thị giác) sẽ cho ta biết muối có màu trắng, dạng tinh thể; mũi (khướu giác) cho ta biết muối không có mùi; lưỡi (vị giác) cho ta biết muối có vị mặn.

– Nhận thức lý tính: là giai đoạn nhận thức tiếp theo, dựa trên các tài liệu do nhận thức cảm tính đem lại, nhờ các thao tác của tư duy như: phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát… tìm ra bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng.

Ví dụ: Nhờ đi sâu phân tích, người ta tìm ra cấu trúc tinh thể và công thức hóa học của muối, điều chế được muối…

3. Phân tích vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

Đối với nhận thức, thực tiễn đóng vai trò là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn của chân lý, kiểm tra tính đúng đắn của quá trình nhận thức chân lý:

– Thực tiễn là nguồn gốc, cơ sở (điểm xuất phát) của nhận thức:

Ví dụ về vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
Ví dụ về vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

Thông qua hoạt động thực tiễn, con người nhận biết được cấu trúc; tính chất và các mối quan hệ giữa các đối tượng để hình thành tri thức về đối tượng. Hoạt động thực tiễn bổ sung và điều chỉnh những tri thức đã được khái quát. Thực tiễn đề ra nhu cầu, nhiệm vụ, cách thức và khuynh hướng vận động và phát triển của nhận thức. Chính nhu cầu giải thích, nhận thức và cải tạo thế giới buộc con người tác động trực tiếp vào đối tượng bằng hoạt động thực tiễn của mình. Chính sự tác động đó đã làm cho các đối tượng bộc lộ những thuộc tính, những mối liên hệ và các quan hệ khác nhau giữa chúng đem lại cho con người những tri thức, giúp cho con người nhận thức được các quy luật vận động và phát triển của thế giới. Trên cơ sở đó hình thành các lý thuyết khoa học.

Ví dụ về vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

Ví dụ: Sự xuất hiện học thuyết Macxit vào những năm 40 của thế kỷ XIX cũng BẮT NGUỒN từ hoạt động thực tiễn của các phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân chống lại giai cấp tư sản lúc bấy giờ. (Hãy cố gắng lấy Ví dụ khác nhau).

nha-nuoc-tu-san-my

Do đó, nếu XA RỜI THỰC TIỄN, không dựa vào thực tiễn thì nhận thức sẽ xa rời cơ sở hiện thực nuôi dưỡng sự phát sinh, tồn tại và phát triển của mình. Cũng vì thế, chủ thể nhận thức KHÔNG THỂ có được những tri thức đúng đắn và sâu sắc về thế giới nến nó xa rời thực tiễn. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, đòi hỏi chúng ta phải luôn luôn quán triệt quan điểm thực tiễn. Quan điểm này yêu cầu việc nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn, dừa trên cơ sở thực tiễn, đi sâu vào thực tiễn, phải coi trọng công tác tổng kết thực tiễn. Việc nghiên cứu lý luận phải liên hệ với thực tiễn, học đi đôi với hành. Nếu xa rời thực tiễn sẽ dẫn đến sai lầm của bệnh chủ quan, duy ý chí, giáo điều, máy móc, quan liêu. Ngược lại, nếu tuyệt đối hóa vai trò của thực tiễn sẽ rơi vào chủ nghĩa thực dụng và kinh nghiệm chủ nghĩa. Như vậy, nguyên tắc thống nhất giữa thực tiễn và lý luận phải là nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thực tiễn và hoạt động lý luận; lý luận mà không có thực tiễn làm cơ sở và tiêu chuẩn để xác định tính chân lý của nó thì đó chỉ là lý luận suông, ngược lại, thực tiễn mà không có lý luận khoa học, cách mạng soi sáng thì nhất định sẽ biến thành thực tiễn mù quáng.

– Thực tiễn là động lực của nhận thức:

Hoạt động thực tiễn góp phần hoàn thiện các giác quan, tạo ra khả năng phản ánh nhạy bén, chính xác, nhanh hơn; tạo ra các công cụ, phương tiện để tăng năng lực phản ánh của con người đối với tự nhiên. Những tri thức được áp dụng vào thực tiễn đem lại động lực kích thích quá trình nhận thức tiếp theo.

+ Thực tiễn sản xuất vật chất và cải biến thế giới đặt ra yêu cầu buộc con người phải nhận thức về thế giới.

+ Thực tiễn làm cho các giác quan, tư duy của con người phát triển và hoàn thiện, từ đó giúp con người nhận thức ngày càng sâu sắc hơn về thế giới.

Ví dụ thực tiễn là đông lực của nhận thức

Ví dụ: Chẳng hạn, xuất phát từ NHU CẦU thực tiễn con người CẦN phải “đo đạc diện tích và đo lường sức chứa của những cái bình, từ sự tính toán thời gian và sự chế tạo cơ khí” MÀ toán học đã ra đời và phát triển. (Hãy cố gắng lấy Ví dụ khác nhau).

– Thực tiễn là mục đích của nhận thức:

Mục đích cuối cùng của nhận thức là giúp con người hoạt động thực tiễn nhằm cải biến thế giới. Nhấn mạnh vai trò này của thực tiễn Lênin đã cho rằng: “Quan điểm về đời sống, về thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận về nhận thức”.

Nhận thức không chỉ thoả mãn nhu cầu hiểu biết mà còn đáp ứng nhu cầu nâng cao năng lực hoạt động để đưa lại hiệu quả cao hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người. Thực tiễn luôn vận động, phát triển nhờ đó, thực tiễn thúc đẩy nhận thức vận động, phát triển theo. Thực tiễn đặt ra những vấn đề mà lý luận cần giải quyết.

Chỉ có thông qua hoạt động thực tiễn, thì tri thức con người mới thể hiện được sức mạnh của mình, sự hiểu biết của con người mới có ý nghĩa. Bằng thực tiễn mà kiểm chứng nhận thức đúng hay sai, khi nhận thức đúng thì nó phục vụ thực tiễn phát triển và ngược lại

Ví dụ thực tiễn là mục đích của nhận thức

Ví dụ: Ngay cả những thành tựu mới đây nhất là khám phá và giải mã bản đồ gien người cũng ra đời từ chính thực tiễn, từ MỤC ĐÍCH chữa trị những căn bệnh nan y và từ MỤC ĐÍCH tìm hiểu, khai thác những tiềm năng bí ẩn của con người…có thể nói, suy cho cùng, không có một lĩnh vực tri thức nào mà lại không xuất phát từ một MỤC ĐÍCH nào đó của thực tiễn, không NHẰM vào việc phục vụ, hướng dẫn thực tiễn. (Hãy cố gắng lấy VD khác nhau).

Thực tiễn là tiêu chuẩn tiêu chuẩn của chân lý
Thực tiễn là tiêu chuẩn tiêu chuẩn của chân lý

– Thực tiễn là tiêu chuẩn tiêu chuẩn của chân lý:

Bằng thực tiễn mà kiểm chứng nhận thức đúng hay sai. Khi nhận thức đúng thì nó phục vụ thực tiễn phát triển và ngược lại. Như vậy, thực tiễn là thước đo chính xác nhất để kiểm tra tính đúng đắn của tri thức, xác nhận tri thức đó có phải là chân lý hay không. Mác đã từng khẳng định: “Vấn đề tìm hiểu xem tư duy của con người có thể đạt tới chân lý khách quan hay không, hoàn toàn không phải là vấn đề lý luận mà là một vấn đề thực tiễn. Chính trong thực tiễn mà con người phải chứng minh chân lý”.

Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý

+ Thực tiễn là tiêu chuẩn duy nhất của chân lý

+ Chân lý có tính cụ thể, có đặc tính gắn liền và phù hợp giữa nội dung phản ánh với một đối tượng nhất định cùng các điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể

+ Tiêu chuẩn thực tiễn vừa mang tính tuyệt đối vừa mang tính tương đối.

>>> Xem chi tiết nội dung này tại bài viết: Chứng minh thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý

Ví dụ thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý

Ví dụ: Giả sử bạn là một sinh viên đại học và bạn đã học rất chăm chỉ cho một kỳ thi quan trọng. Trước khi thi, bạn đã đọc và học thuộc vật liệu, làm các bài tập thực hành và thậm chí tham gia các nhóm học tập. Bạn tin rằng bạn đã chuẩn bị tốt và sẽ đạt được kết quả tốt trong kỳ thi này.

Tuy nhiên, khi bạn nhận được kết quả, bạn thất vọng khi biết rằng điểm số của bạn không cao như bạn mong đợi, thậm chí có thể là thấp hơn nhiều so với những gì bạn dự đoán. Trong trường hợp này, dù bạn đã rất cố gắng và tin tưởng vào bản thân, thực tế là điểm số của bạn không đạt được mục tiêu mà bạn đã đặt ra.

Trong trường hợp này, “thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý” có thể được áp dụng. Dù bạn có hy vọng cao và nỗ lực hết mình, nhưng điểm số cuối cùng mới là điều quyết định, là thực tế mà bạn phải đối mặt. Nó không phụ thuộc vào những gì bạn mong muốn hoặc tin tưởng, mà là dựa trên hiện thực của kết quả đạt được. Điều này minh chứng cho việc thực tiễn thường là tiêu chuẩn cuối cùng để xác định chân lý trong cuộc sống.

4. Ví dụ về vai trò của thực tiễn đối với nhận thức?

Một số ví dụ về vai trò của thực tiễn trong nhận thức:

– Trong học tập: Khi học một môn học, học sinh cần phải kết hợp kiến thức teoretical với thực tiễn để hiểu rõ hơn về chủ đề đó.

– Trong giải quyết vấn đề: Khi giải quyết một vấn đề, người ta cần phải kết hợp kiến thức với thực tiễn để tìm ra giải pháp tốt nhất.

– Trong quản lý: Trong quản lý, nhà quản lý cần phải kết hợp thực tiễn với kiến thức để quản lý công việc và nhân sự một cách hiệu quả.

Trong mọi trường hợp, thực tiễn cung cấp cho chúng ta một cách hiểu về thế giới xung quanh chúng ta và giúp chúng ta thấu hiểu các ý tưởng và quan điểm hơn.

5. Ý nghĩa phương pháp luận

Từ vai trò của thực tiễn đối với nhận thức đòi hỏi chúng ta phải luôn quán triệt quan điểm thực tiễn. Quan điểm này yêu cầu:

– Phải quán triệt quan điểm thực tiễn: việc nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn.

– Nghiên cứu lý luận phải đi đôi với thực tiễn; học phải đi đôi với hành. Xa rời thực tiễn dẫn đến bệnh chủ quan, giáo điều, máy móc, quan liêu.

– Nhưng không được tuyệt đối hóa vai trò của thực tiễn, tuyệt đối hóa vai trò của thực tiễn sẽ rơi vào chủ nghĩa thực dụng.

6. Vận dụng vai trò của thực tiễn đối với nhận thức vào quá trình đổi mới ở Việt Nam

Công cuộc đổi mới chính thức bắt đầu từ việc Đảng ta thừa nhận và cho phép phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường. Đó là một tất yếu khách quan khi ở vào thời kỳ quá độ như ở nước ta hiện nay. Phải dung hòa và tồn tại nhiều thành phần kinh tế là một tất yếu do lịch sử để lại song đưa chúng cùng tồn tại và phát triển mới là một vấn đề nan giải, khó khăn. Bên cạnh việc thừa nhận sự tồn tại của kinh tế tư bản tư nhân, đương nhiên phải thường xuyên đấu tranh với xu hướng tự phát tư bản chủ nghĩa và những mặt tiêu cực trong các thành phần kinh tế, giải quyết mâu thuẫn tồn tại trong sản xuất giữa chúng để cùng phát triển.

Sự nghiệp đổi mới ở nước ta cung cấp một bài học to lớn về nhận thức. Đó là bài học về quán triệt quan điểm thực tiễn – nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, quan điểm cơ bản và hàng đầu của triết học Mác xít. Sự nghiệp đổi mới với tính chất mới mẻ và khó khăn của nó đòi hỏi phải có lý luận khoa học soi sáng. Sự khám phá về lý luận phải trở thành tiền đề và điều kiện cơ bản làm cơ sở cho sự đổi mới trong hoạt động thức tiễn. Tuy nhiên, lý luận không bỗng nhiên mà có và cũng không thể chờ chuẩn bị xong xuôi về lý luận rồi mới tiến hành đổi mới. Hơn nữa, thực tiễn lại là cơ sở để nhận thức, của lý luận. Phải qua thực tiễn rồi mới có kinh nghiệm, mới có cơ sở đề khái quát thành lý luận.

Vì vậy, quá trình đổi mới ở nước ta chính là quá trình vừa học vừa làm, vừa làm vừa tổng kết lý luận, đúc rút thành quan điểm, thành đường lối để rồi quay trở lại quá trình đổi mới. Có những điều chúng ta phải mò mẫm trong thực tiễn, phải trải qua thể nghiệm, phải làm rồi mới biết, thậm chí có nhiều điều phải chờ thực tiễn. Ví dụ như vấn đè chống lạm phát, vấn đề khoán trong nông nghiệp, vấn đề phân phối sản phẩm… Trong quá trình đó, tất nhiên sẽ không tránh khỏi việc phải trả giá cho những khuyết điểm, lệch lạc nhất định.

Ở đây, việc bám sát thực tiễn, phát huy óc sáng tạo của cán bộ và nhân dân là rất quan trọng. Trên cơ sở, phương hướng chiến lược đúng, hãy làm rồi thực tiễn sẽ cho ta hiểu rõ sự vật hơn nữa – đó là bài học không chỉ của sự nghiệp kháng chiến chống ngoại xâm mà còn là bài học của sự nghiệp đổi mới vừa qua và hiện nay.

Trong khi đề cao vai trò của thực tiễn, Đảng ta không hề hạ thấp, không hề coi nhẹ lý luận. Quá trình đổi mới là quá trình Đảng ta không ngừng nâng cao trình độ lý luận của mình, cố gắng phát triển lý luận, đổi mới tư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Nó được thể hiện qua năm bước chuyển của đổi mới tư duy phù hợp với sự vận động của thực tiễn cuộc sống trong những hoàn cảnh và điều kiện mới

1. Bước chuyển thứ nhất:

Từ tư duy, dựa trên mô hình kinh tế hiện vật với sự tuyệt đối hóa sở hữu xã hội (Nhà nước và tập thể) với sự phát triển vượt trước của quan hệ sản xuất đối với sự phát triền của lực lượng sản xuất dẫn tới hậu quả kìm hãm sự phát triển sản xuất… sang tư duy mới. Xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong sự thống nhất biện chứng với tính đa dạng các hình thức sở hữu, đa dạng các hình thức phân phối, lấy phân phối theo lao động làm đặc trưng chủ yếu nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển.

Đây chính là bước chuyển căn bản mà có ý nghĩa sâu xa vì nó là tôn trọng quy luật khách quan về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất; tuỳ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất mà từng bước thiết lập quan hệ sản xuất cho phù hợp .

2. Bước chuyển thứ hai:

Từ tư duy quản lý dựa trên mô hình một nền kinh tế chỉ huy tập trung, kế hoạch hóa tuyệt đối với cơ chế bao cấp và bình quân sang tư duy quản lý mới thích ứng với nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa

3. Bước chuyển thứ ba:

Đó là tiến hành đổi mới hệ thống chính trị, từ chế độ tập trung quan liêu với phương thức quản lý hành chính mệnh lệnh sang dân chủ hóa các lĩnh vực của đời sống xã hội, thực hiện dân chủ toàn diện.

4. Bước chuyển thứ tư:

Đổi mới quan niệm về sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa xã hội ở một nước phải xuất phát từ chủ nghĩa Mác – Lê nin trong điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể của nước đó. Và đây cũng chính là tính khách quan, là cơ sở khách quan quy định nhận thức và những tìm tòi sáng tạo của chủ thể lãnh đạo sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nó cũng đồng thời một lần nữa làm sáng tỏ quan điểm thực tiễn chi phối sự hoạch định đường lối chính sách.

5. Bước chuyển thứ năm:

Đó là sự hình thành quan niệm mới của Đảng ta về Chủ nghĩa Xã hội những nhận thức mới về nhân tố con người.

Sức mạnh của chủ nghĩa Mác – Lê nin là ở chỗ trong khi khái quát thực tiễn cách mạng, lịch sử xã hội, nó vạch rõ quy luật khách quan của sự phát triển, dự kiến những khuynh hướng cơ bản của sự tiến hóa xã hội. Trong giai đoạn hiện nay của sự nghiệp xây dựng kinh tế xã hội đòi hỏi phải nắm vững và vận dụng sáng tạo và góp phần phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin. Để khắc phục những quan niệm lạc hậu trước đây cần chúng ta phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết có hệ thống sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới. Có như vậy, lý luận mới thực hiện vai trò tích cực của mình đối với thực tiễn.

Đổi mới nhận thức lý luận và công tác lý luận là một quá trình phức tạp, đòi hỏi phải đấu tranh với tính bảo thủ và sức ỳ của những quan niệm lý luận cũ. đồng thời, đấu tranh với những tư tưởng, quan niệm cực đoan từ bỏ những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin, phủ định sạch trơn mọi giá trị, mọi thành tựu của chủ nghĩa xã hội.

Tóm lại: Đổi mới tư duy chỉ đạo trong sự nghiệp đổi mới nói chung là một bộ phận không thể thiếu được của sự phát triển xã hội cũng như sự phát triển kinh tế xã hội nước ta hiện nay. Điều đó còn cho thấy rằng chỉ có gắn lý luận với thực tiễn mới có thể hành động đúng đắn và phù hợp với quá trình đổi mới ở nước ta hiện nay. Sự khám phá về lý luận phải trở thành tiền đề và làm cơ sở cho sự đổi mới trong hoạt động thực tiễn. Thực tiễn chính là động lực, là cơ sở của nhận thức, lý luận. Vì vậy cần khắc phục ngay những khiếm khuyết sai lầm song cũng phải tìm ra giải pháp khắc phục để hạn chế sự sai sót và thiệt hại.

7. Liên hệ bản thân về vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

Thực tiễn đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhận thức của mỗi người. Nhận thức có thể được hiểu là sự nhận biết, hiểu biết và phản ứng của con người đối với các sự kiện, tình huống và thông tin xung quanh. Vai trò của thực tiễn trong quá trình này có thể được mô tả như sau:

  1. Cung Cấp Kinh Nghiệm Thực Tế: Thực tiễn cung cấp cho chúng ta cơ hội trực tiếp trải nghiệm các tình huống, sự kiện và mối quan hệ trong cuộc sống hàng ngày. Kinh nghiệm này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cách mà thế giới hoạt động và làm thế nào chúng ta tương tác với nó.
  2. Khám Phá và Học Hỏi: Thực tiễn là nguồn gốc của kiến thức và học hỏi. Bằng cách trực tiếp tiếp xúc với các tình huống và vấn đề thực tế, chúng ta có cơ hội khám phá, tìm hiểu và học hỏi từ kinh nghiệm của mình và của người khác.
  3. Định Hình Quan Điểm và Giá Trị: Thực tiễn có thể thay đổi quan điểm và giá trị của chúng ta. Khi trải qua các trải nghiệm và tương tác với các cá nhân và tình huống khác nhau, chúng ta có thể thay đổi suy nghĩ và đánh giá của mình về thế giới và về bản thân.
  4. Phát Triển Kỹ Năng và Năng Lực: Thực tiễn là một phần quan trọng của quá trình học tập và phát triển cá nhân. Bằng cách thực hành và tiếp xúc với thực tế, chúng ta có cơ hội phát triển các kỹ năng mềm như giao tiếp, giải quyết vấn đề và làm việc nhóm.
  5. Tạo Ra Cơ Hội và Thách Thức: Thực tiễn mở ra cơ hội mới và đặt ra những thách thức cho chúng ta. Bằng cách đối mặt với các tình huống mới và không quen thuộc, chúng ta có cơ hội phát triển sự linh hoạt và sẵn sàng thích nghi với môi trường thay đổi.

Tóm lại, thực tiễn đóng vai trò không thể phủ nhận trong việc hình thành và phát triển nhận thức của con người. Bằng cách tiếp xúc và tương tác với thế giới xung quanh, chúng ta có cơ hội học hỏi, phát triển và trưởng thành trong cuộc sống.

8. Một số câu hỏi về vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

  • Tại sao nói thực tiễn là cơ sở của nhận thức?
  • Ví dụ về thực tiễn là cơ sở của nhận thức?

  • Vì sao nói thực tiễn là mục đích của nhận thức?

  • Phân tích vai trò thực tiễn đối với nhận thức?

  • Vai trò của nhận thức lý luận khoa học đối với thực tiễn là gì?

  • Vì sao thực tiễn được coi là tiêu chuẩn của chân lý?

  • Ví dụ chứng minh thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý?


Các tìm kiếm liên quan đến Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, ví dụ về vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, chứng minh vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức ý nghĩa phương pháp luận, vận dụng vai trò của thực tiễn đối với nhận thức để giải quyết vấn đề học đi đôi với hành, tại sao nói thực tiễn là động lực của nhận thức, vai trò của thực tiễn đối với nhận thức cho ta bài học gì, thực tiễn là gì thực tiễn có vai trò như thế nào đối với nhận thức cho ví dụ, thực tiễn và các hình thức cơ bản của thực tiễn, thực tiễn là mục đích của nhận thức, quan điểm học đi đôi với hành thể hiện vai trò nào của thực tiễn đối với nhận thức, bản chất của nhận thức là gì, ví dụ về nhận thức, vai trò của thực tiễn đối với nhận thức giúp em có bài học gì trong việc nâng cao chất lượng học tập của bản thân, nêu những việc làm vận dụng mối quan hệ giữa nhận thức và thực tiễn

5/5 - (38070 bình chọn)

Phản hồi

  1. Vận dụng vai trò của thực tiễn đối với nhận thức trong đời sống hoặc trong ngành kế toán

  2. Phân tích vai trò thực tiễn đối với nhận thức? Hãy liên hệ tại địa phương cơ quan đơn vị. xin tư vấn ạ xin cảm ơn

  3. chứng minh thực tiễn là cơ sở là động lực của nhận thức? ý nghĩa ýcủa vấn đề trên đối với việc quản lý tại trường mầm non

    • Chứng minh thực tiễn là việc chứng minh một ý tưởng hoặc quan điểm bằng cách so sánh với sự việc hoặc tình huống trong thế giới thực. Trong việc quản lý tại trường mầm non, chứng minh thực tiễn có thể được sử dụng để xác định một phương pháp giảng dạy tốt nhất cho trẻ em hoặc để xác định sự hiệu quả của các chương trình giảng dạy.

    • Ví dụ về thực tiễn đối với nhận thức: Một người có thói quen ăn fast food mỗi ngày cảm thấy mình bị béo phì và muốn giảm cân. Họ bắt đầu tìm hiểu về dinh dưỡng và chuyển sang ăn một cách zdravé, cảm thấy mình trở nên khỏe mạnh hơn và cân nặng giảm đi. Điều này cho thấy rằng việc thay đổi nhận thức của một người có thể dẫn đến việc thay đổi hành vi và tình trạng sức khỏe tốt hơn.

  4. Liên hệ vai trò của thực tiễn trong việc xây dựng đường lối, chủ trương chống dịch của Đảng và nhà nước ta hiện nay?

    • Thực tiễn là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng đường lối, chủ trương chống dịch của Đảng và nhà nước hiện nay. Thực tiễn cung cấp kiến thức và kinh nghiệm quan tâm đến tình hình thực tế và nhu cầu của cộng đồng, giúp Đảng và nhà nước có thể điều chỉnh và thực hiện các chủ trương và quyết định phù hợp với tình hình thực tế.

    • Trong học tập, thực tiễn có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ nhận thức. Ví dụ, trong học tập khoa học, thực tiễn có thể giúp cho sinh viên nắm được cách hoạt động của các quy luật khoa học qua việc thực hành và kiểm tra các giả thuyết. Điều này giúp cho sinh viên có cái nhìn sâu sắc hơn và hiểu rõ hơn về các quy tắc khoa học.

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền