Những điểm mới về thủ tục thi hành án phạt tù trong Luật Thi hành án hình sự năm 2019 và một số kiến nghị

Chuyên mụcThảo luận pháp luật, Thi hành án hình sự Phạt tù

NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ THỦ TỤC THI HÀNH ÁN PHẠT TÙ TRONG LUẬT THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ NĂM 2019 VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Tóm tắt: Bài viết phân tích, bình luận một số điểm mới của Luật Thi hành án hình sự năm 2019 gồm: thủ tục thi hành án phạt tù, hoãn, giảm, tạm đình chỉ, miễn chấp hành hình phạt tù đối với một số đối tượng đặc biệt như người dưới 18 tuổi, người nước ngoài, người bị bệnh nặng…; đồng thời phân tích quy định mới của Luật về quyền và nghĩa vụ của phạm nhân. Trên cơ sở đó, bài viết chỉ ra những điểm còn bất cập và đề xuất kiến nghị nhằm tiếp tục hoàn thiện quy định của Luật Thi hành án hình sự năm 2019 về các vấn đề này.

Từ khoá: Điểm mới; Luật Thi hành án hình sự năm 2019; quyền và nghĩa vụ của phạm nhân; thi hành án phạt tù

NEW PROVISIONS ON PROCEDURES FOR EXECUTION OF IMPRISONMENT SENTENCES OF THE 2019 LAW ON EXECUTION OF CRIMINAL JUDGMENTS AND SOME RECOMMENDATIONS

Abstract: The article analyzes and comments some new points of the Law on Enforcement of criminal Judgments 2019, including: procedures for the execution of imprisonment sentences, postponement, reduction, suspension, exemption from serving imprisonment penalty for a number of special elements such as juveniles offenders, foreigners, people with fatal diseases…; It also analyzes the new provisions of the Law on Enforcement of criminal Judgments in 2019 on the rights and obligations of offenders. From that, the article identifies the disadvantages of thereof provisions and proposes specific recommendations to improve the provisions on enforcement of imprisonment sentences of the Law on Enforcement of criminal Judgments 2019.

Keywords: New points; Law on Enforcement of Criminal Judgments in 2019; rights and obligations of prisoners; the execution of imprisonment sentences

Bài viết của tác giả:

TRẦN THỊ LIÊN

Tiến sĩ, Trường Đại học Luật Hà Nội

E-mail: tranthilien@hlu.edu.vn

TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 11/2020

Thi hành án phạt tù thực chất là việc tước một số quyền tự do của người bị kết án phạt tù, cách li người bị kết án phạt tù khỏi môi trường xã hội trong khoảng thời gian nhất định để thực hiện các mục đích của hình phạt là đảm bảo công lí, công bằng xã hội, cải tạo, giáo dục người phạm tội và phòng ngừa tội phạm. Chế độ giam giữ phản ánh rõ một số quyền tự do của người bị kết án phạt tù, cách li người bị kết án phạt tù khỏi môi trường xã hội trong khoảng thời gian nhất định để thực hiện các mục đích của hình phạt là đảm bảo công lí, công bằng xã hội, cải tạo, giáo dục người phạm tội và phòng ngừa tội phạm. Chế độ giam giữ phản ánh rõ nét chính sách hình sự của nhà nước trong việc xử lí vấn đề tội phạm, đặc biệt thể hiện rõ mục đích trừng trị và giáo dục cải tạo đối với người phạm tội.(1 ) Về mặt lập pháp, trước khi Luật Thi hành án hình sự (THAHS) năm 2019 có hiệu lực pháp luật, thủ tục thi hành án phạt tù được quy định cụ thể tại Chương III Luật THAHS năm 2010. Trong suốt 10 năm thi hành Luật THAHS năm 2010, hoạt động thi hành án phạt tù về cơ bản đã bảo đảm quyền con người của phạm nhân, góp phần nâng cao uy tín của Đảng và Nhà nước trong việc đảm bảo hiệu quả pháp luật kết hợp chặt chẽ với bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Hàng chục nghìn người đã chấp hành xong hình phạt tù, được trở về với gia đình và cộng đồng, nhiều người trong số họ đã có những đóng góp cho xã hội sau khi mãn hạn tù.(2) Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, Luật THAHS năm 2010 cũng bộc lộ nhiều vướng mắc khi triển khai thực hiện, đặc biệt một số quy định của Luật THAHS năm 2010 đã không còn phù hợp với quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) và Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Chính vì vậy, ngày 1 4/6/2019, Quốc hội đã thông qua Luật THAHS năm 2019, chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2020 để thay thế cho Luật THAHS năm 2010. Sự ra đời của Luật THAHS năm 2019 với nhiều nội dung mới trên cơ sở kế thừa quy định của Luật THAHS năm 2010 đã khắc phục được phần lớn bất cập của Luật THAHS năm 2010, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ với Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) và Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015, qua đó đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp cũng như bảo đảm tốt hơn quyền tự do, dân chủ của công dân theo tinh thần Hiến pháp năm 2013. Trong Luật THAHS năm 2019, thủ tục thi hành án phạt tù được quy định tại Mục 1 Chương III với nhiều điểm mới sửa đổi, bổ sung, trong đó đáng chú ý là việc quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của phạm nhân trong một điều luật riêng, bổ sung một số trường hợp đặc biệt khi thi hành án phạt tù như thi hành án phạt tù đối với người dưới 18 tuổi, người bị kết án phạt tù là người nước ngoài, người được hoãn chấp hành án phạt tù bỏ trốn hoặc bị bệnh nặng sau đó đã hồi phục nhưng cố tình lẩn tránh việc tiếp tục thi hành án…

1. Về thủ tục thi hành án phạt tù, hoãn, giảm, tạm đình chỉ, miễn chấp hành án phạt tù đối với một số trường hợp đặc biệt

Thứ nhất, đối với người bị kết án phạt tù dưới 18 tuổi

Luật THAHS năm 2010 quy định trình tự, thủ tục thi hành án phạt tù cũng như trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thi hành án phạt tù tương đối chặt chẽ và đầy đủ. Tuy nhiên, quy định về thủ tục thi hành án phạt tù đối với người bị kết án dưới 18 tuổi còn có điểm hạn chế và chưa thống nhất với quy định của BLHS năm 2015 và BLTTHS năm 2015. Theo đó, người bị kết án phạt tù có thể là người dưới 18 tuổi và trong tất cả các giai đoạn tố tụng hình sự thì người phạm tội dưới 18 tuổi đều phải có người đại diện cùng tham gia tố tụng để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Khi thi hành án phạt tù đối với người dưới 18 tuổi cần bảo đảm, người đại diện của người bị kết án cũng được nhận các quyết định về thi hành án để họ có đủ thông tin về việc thi hành án, kịp thời thực hiện các quyền năng tố tụng nhằm bảo vệ người bị kết án trong trường hợp cần thiết. Tuy nhiên, Luật THAHS năm 2010 còn “bỏ ngỏ” quy định về người đại diện cho người bị kết án là người dưới 18 tuổi, do đó chưa thực sự phát huy được yêu cầu bảo đảm quyền con người nói chung và quyền của người bị kết án dưới 18 tuổi nói riêng, chưa có sự đồng bộ và thống nhất với quy định về người dưới 18 tuổi trong BLHS năm 2015 và BLTTHS năm 2015. Chính vì vậy, Luật THAHS năm 2019 đã bổ sung một số quy định về quyền của người đại diện cho người bị kết án dưới 18 tuổi. Cụ thể, điểm a khoản 2 Điều 22 Luật THAHS năm 2019 về quyết định thi hành án phạt tù quy định rõ: trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thi hành án phạt tù, toà án phải gửi quyết định đó cho người chấp hành án và người đại diện trong trường hợp người chấp hành án là người dưới 18 tuổi. Tương tự, điểm a khoản 3 Điều 24 Luật THAHS năm 2019 về thủ tục hoãn chấp hành án phạt tù cũng bổ sung quy định toà án phải gửi quyết định hoãn chấp hành án phạt tù cho người được hoãn chấp hành án và người đại diện trong trường hợp người được hoãn chấp hành án là người dưới 18 tuổi. Điểm a khoản 1 Điều 37 Luật THAHS năm 2019 về thi hành quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù cũng nêu rõ, ngay sau khi ra quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, toà án phải gửi quyết định đó cho người được tạm đình chỉ và người đại diện trong trường hợp người được tạm đình chỉ là người dưới 18 tuổi.

Thứ hai, đối với người nước ngoài bị kết án phạt tù tại Việt Nam

Hiện nay, số người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam ngày càng gia tăng, dẫn đến số phạm nhân là người nước ngoài và mang hộ chiếu nước ngoài đang chấp hành hình phạt tù có thời hạn trong các trại giam tăng lên. Tính đến đầu tháng 5/2019, theo thống kê của Cục Cảnh sát quản lí trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng (Bộ Công an), đã có trên 1.400 phạm nhân là người nước ngoài thuộc 30 quốc tịch khác nhau (bao gồm cả người không có quốc tịch) đang chấp hành án hình sự tại các cơ sở giam giữ trên lãnh thổ Việt Nam; số phạm nhân đang chấp hành án phạt tù là trên 500 người.(3) Riêng trại giam Thủ Đức hiện đang quản lí, giam giữ gần 200 phạm nhân là người nước ngoài (thuộc 21 quốc tịch), trong đó 8 phạm nhân không xác định quốc tịch.(4)

Trong khi đó, Luật THAHS năm 2010 chỉ quy định việc bố trí giam giữ riêng đối với phạm nhân là người nước ngoài (điểm c khoản 2 Điều 27), mà chưa quy định về việc thi hành hình phạt tù đối với phạm nhân là người nước ngoài, cũng như chưa có quy định về sự phối hợp giữa các cơ quan có trách nhiệm trong việc quản lí phạm nhân là người nước ngoài. Trong những năm gần đây, phạm nhân là người nước ngoài có xu hướng tăng lên, việc tiếp xúc lãnh sự, thăm gặp giữa tổ chức, cá nhân là người nước ngoài với phạm nhân là người nước ngoài đang chấp hành án tại các cơ sở giam giữ diễn ra khá phổ biến nhưng Luật THAHS năm 2010 chưa quy định đầy đủ về trách nhiệm của cơ quan có liên quan là Bộ Ngoại giao trong công tác quản lí nhà nước về THAHS nói chung và thi hành án phạt tù đối với người nước ngoài nói riêng, gây khó khăn cho công tác thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự đối với phạm nhân. Theo Thông tư liên tịch số 03/2012/TTLT-BCA-BQP-BNG thì Bộ Ngoại giao có nhiệm vụ, quyền hạn trong việc tổ chức thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự đối với phạm nhân là người nước ngoài. Hơn nữa, để tạo điều kiện cho việc chuyển giao người nước ngoài về nước mà người đó là công dân để tiếp tục chấp hành án, một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho chính người bị kết án, mặt khác giảm áp lực về chi phí cũng như cơ sở vật chất trong việc thi hành án cho Việt Nam thì Bộ Ngoại giao cũng là cơ quan có chức năng liên quan mật thiết. Chính vì vậy, để tạo điều kiện cho việc tiếp xúc lãnh sự, thăm gặp giữa tổ chức, cá nhân là người nước ngoài với phạm nhân là người nước ngoài đang chấp hành án tại các cơ sở giam giữ cũng như tạo điều kiện cho việc áp giải, bàn giao phạm nhân là người nước ngoài có quyết định của toà án nhân dân có thẩm quyền chuyển giao về nước mà người đó là công dân để tiếp tục chấp hành bản án, khoản 2 Điều 22 Luật THAHS năm 2019 về quyết định thi hành án phạt tù quy định rõ: trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thi hành án phạt tù, toà án phải gửi quyết định đó cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan và phải gửi quyết định này cho Bộ Ngoại giao trong trường hợp người chấp hành án là người nước ngoài. Tương tự, Điều 24 (Thủ tục hoãn thi hành án phạt tù), Điều 37 (Tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù), Điều 38 (Thủ tục giảm thời hạn chấp hành án phạt tù) và Điều 39 (Thủ tục miễn chấp hành án phạt tù) cũng bổ sung quy định về việc phải gửi các quyết định về hoãn thi hành án phạt tù, giảm thời hạn chấp hành án phạt tù và miễn chấp hành án phạt tù cho Bộ Ngoại giao trong trường hợp người chấp hành án là người nước ngoài.

Thứ ba, đối với người bị kết án phạt tù bỏ trốn hoặc người bị bệnh nặng, bệnh tâm thần

Người bị kết án phạt tù theo bản án đã có hiệu lực pháp luật của toà án có thể là người đang bị áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam hoặc đang được tại ngoại. Việc thi hành án phạt tù đối với trường hợp người bị kết án đang tại ngoại đã phát sinh nhiều vướng mắc trên thực tiễn mà Luật THAHS năm 2010 chưa có quy định điều chỉnh. Cụ thể, trường hợp người bị kết án phạt tù đang tại ngoại bỏ trốn hoặc có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi hoặc trường hợp người bị kết án phạt tù đang tại ngoại chết thì thủ tục thi hành án được thực hiện như thế nào? Để khắc phục bất cập này và đảm bảo tính toàn diện trong quy định của pháp luật về thủ tục THAHS, Luật THAHS năm 2019 đã kịp thời bổ sung quy định về thủ tục thi hành án phạt tù đối với các trường hợp kể trên. Theo đó, trường hợp người bị kết án phạt tù đang tại ngoại bỏ trốn thì cơ quan THAHS công an cấp tỉnh, cơ quan THAHS cấp quân khu ra quyết định truy nã và tổ chức truy bắt; trường hợp người đó có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì cơ quan THAHS công an cấp huyện hoặc cơ quan THAHS cấp quân khu thực hiện trưng cầu giám định; trường hợp kết quả giám định xác định người đó mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì cơ quan THAHS công an cấp huyện, cơ quan THAHS cấp quân khu đề nghị toà án đã ra quyết định thi hành án quyết định áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh. Trường hợp người bị kết án phạt tù đang tại ngoại chết thì cơ quan THAHS công an cấp huyện, cơ quan THAHS cấp quân khu báo cáo toà án đã ra quyết định thi hành án để ra quyết định đình chỉ thi hành án.(5)

Bên cạnh đó, Điều 25 Luật THAHS năm 2019 đã bổ sung nhiều quy định mới về thủ tục đối với trường hợp người đang được hoãn chấp hành án phạt tù mà lại thực hiện hành vi phạm tội mới, bỏ trốn… để kịp thời điều chỉnh vướng mắc trên thực tiễn liên quan đến việc thi hành án phạt tù đối với trường hợp này. Cụ thể, theo quy định tại khoản 4 Điều 25 Luật THAHS năm 2019: Trong thời gian được hoãn chấp hành án mà người được hoãn chấp hành án phạt tù lại thực hiện hành vi phạm tội mới, bỏ trốn hoặc vi phạm pháp luật gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội thì uỷ ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao quản lí người được hoãn chấp hành án báo cáo cơ quan THAHS công an cấp huyện, cơ quan THAHS cấp quân khu để đề nghị chánh án toà án có thẩm quyền xem xét ra quyết định hủy quyết định hoãn chấp hành án phạt tù. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định huỷ quyết định hoãn chấp hành án phạt tù, toà án phải gửi quyết định đó cho cá nhân, cơ quan được quy định tại khoản 3 Điều 24 Luật THAHS năm 2019. Ngay sau khi nhận được quyết định của toà án, cơ quan THAHS công an cấp huyện, cơ quan THAHS cấp quân khu tổ chức thi hành án. Trường hợp người được hoãn chấp hành án bỏ trốn thì cơ quan THAHS công an cấp tỉnh, cơ quan THAHS cấp quân khu ra quyết định truy nã và tổ chức truy bắt.

Ngoài ra, đối với trường hợp người được hoãn hoặc được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù do bị bệnh nặng, Luật THAHS năm 2010 chưa quy định cụ thể về cơ quan có thẩm quyền trưng cầu giám định trong trường hợp người được hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành án do bị bệnh nặng mà sức khoẻ đã có dấu hiệu phục hồi hoặc có dấu hiệu bị bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi trong thời gian được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù nên rất lúng túng khi giải quyết các trường hợp này trong thực tiễn. Trong khi đó, đây là căn cứ quan trọng để toà án ra các quyết định thi hành án phạt tù khi lí do hoãn hoặc tạm đình chỉ đã hết. Nếu không có quy định hoặc có hướng dẫn cụ thể về vấn đề này thì việc hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành án sẽ kéo dài không có giới hạn mà không có cách giải quyết triệt để. Mặt khác, Luật THAHS năm 2010 cũng chưa có quy định cụ thể về việc định kì cơ quan THAHS có thẩm quyền phải trưng cầu giám định sức khoẻ của người được hoãn hay tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù do bị bệnh nặng để xác định họ đã hồi phục hay chưa, có đủ sức khoẻ để chấp hành hình phạt tù hay không và thông báo kết quả lại cho toà án đã ra quyết định hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù.(6) Đây là kênh thông tin để toà án có thể nắm bắt được tình trạng sức khoẻ và ý thức chấp hành, tình hình, kết quả chấp hành quyết định hoãn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù của phạm nhân ở nơi cư trú và là căn cứ quan trọng để toà án ra quyết định thi hành án phạt tù khi lí do hoãn hay tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù đã hết. Trong khi đó, đối với phạm nhân được hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù thì trách nhiệm quản lí túng khi giải quyết các trường hợp này trong thực tiễn. Trong khi đó, đây là căn cứ quan trọng để toà án ra các quyết định thi hành án phạt tù khi lí do hoãn hoặc tạm đình chỉ đã hết. Nếu không có quy định hoặc có hướng dẫn cụ thể về vấn đề này thì việc hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành án sẽ kéo dài không có giới hạn mà không có cách giải quyết triệt để. Mặt khác, Luật THAHS năm 2010 cũng chưa có quy định cụ thể về việc định kì cơ quan THAHS có thẩm quyền phải trưng cầu giám định sức khoẻ của người được hoãn hay tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù do bị bệnh nặng để xác định họ đã hồi phục hay chưa, có đủ sức khoẻ để chấp hành hình phạt tù hay không và thông báo kết quả lại cho toà án đã ra quyết định hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù.(6) Đây là kênh thông tin để toà án có thể nắm bắt được tình trạng sức khoẻ và ý thức chấp hành, tình hình, kết quả chấp hành quyết định hoãn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù của phạm nhân ở nơi cư trú và là căn cứ quan trọng để toà án ra quyết định thi hành án phạt tù khi lí do hoãn hay tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù đã hết. Trong khi đó, đối với phạm nhân được hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù thì trách nhiệm quản lí (6). Đỗ Ngọc Bình, “Tạm đình chỉ chấp hành án hình phạt tù đối với phạm nhân bị bệnh nặng – Những bất cập và kiến nghị”, Tạp chí Toà án nhân dân điện tử, https://tapchitoaan.vn/bai-viet/xet-xu/quy-dinh-cuaphap-luat-ve-van-de-tam-dinh-chi-chap-hanh-anhinh-phat-tu-doi-voi-truong-hop-pham-nhan-bi-benhnang-nhung-bat-cap-va-kien-nghi, truy cập 05/8/2020. là của chính quyền nơi cư trú và cơ quan THAHS công an quận, huyện nơi cư trú của người được hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù nhưng lại không có cơ chế ràng buộc trách nhiệm của các cơ quan này trong việc phải báo cáo định kì cho toà án đã ra quyết định hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù về tình trạng sức khoẻ của người được hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù. Vì vậy, toà án không có đủ thông tin làm cơ sở để ra quyết định tiếp tục hay không tiếp tục hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, ảnh hưởng đến kết quả THAHS nói chung và thi hành án phạt tù nói riêng trên thực tiễn.

Để khắc phục các bất cập trên, Luật THAHS năm 2019 đã quy định chi tiết về các trường hợp này như sau: Đối với người được hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù vì lí do bị bệnh nặng, nếu xét thấy có dấu hiệu phục hồi sức khoẻ mà vẫn lấy lí do về sức khoẻ để trốn tránh việc chấp hành án hoặc người được hoãn chấp hành án phạt tù có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì cơ quan THAHS công an cấp huyện nơi người được hoãn chấp hành án phạt tù cư trú, cơ quan THAHS cấp quân khu nơi đơn vị quân đội được giao quản lí người đó có trách nhiệm trưng cầu giám định y khoa tại bệnh viện cấp tỉnh, bệnh viện cấp quân khu trở lên hoặc trưng cầu giám định pháp y tâm thần tại tổ chức giám định pháp y tâm thần có thẩm quyền. Trường hợp kết quả giám định xác định người được hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành án đã phục hồi sức khoẻ thì cơ quan THAHS công an cấp huyện, cơ quan THAHS cấp quân khu thực hiện việc đưa người đó đến nơi chấp hành án và thông báo cho toà án đã ra quyết định hoãn chấp hành án. Trường hợp kết quả giám định xác định người đó mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi thì cơ quan THAHS công an cấp huyện, cơ quan THAHS cấp quân khu đề nghị chánh án toà án đã ra quyết định thi hành án để ra quyết định hủy quyết định hoãn chấp hành án phạt tù hoặc hủy quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù và áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh. Chi phí giám định do cơ quan trưng cầu giám định chi trả.(7)

Như vậy, về cơ bản, Luật THAHS năm 2019 đã khắc phục được phần lớn bất cập trong quy định của Luật THAHS năm 2010 như bổ sung quy định về cơ quan có thẩm quyền trưng cầu giám định đối với người bị kết án phạt tù bị bệnh nặng hoặc bị bệnh tâm thần; quy định cụ thể và chi tiết hơn việc cơ quan THAHS có thẩm quyền phải thông báo cho toà án biết tình trạng sức khoẻ của người bị kết án và người chấp hành án… Những điểm mới này của Luật THAHS năm 2019 góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của hoạt động THAHS trong thực tiễn.

2. Về quyền và nghĩa vụ của phạm nhân

Luật THAHS năm 2010 chưa có quy định cụ thể một số quyền và nghĩa vụ của phạm nhân như: chưa quy định về việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội hoặc những quyền khác có liên quan của phạm nhân; chưa quy định việc đăng kí khai sinh cho trẻ em theo bố, mẹ vào trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ; vướng mắc trong công tác bố trí giam giữ riêng đối với những đối tượng đặc biệt như người đồng tính, người chuyển giới, người chưa xác định được giới tính; thiếu quy định về tiêu chuẩn chế độ ăn, mặc đối với con dưới 36 tháng tuổi ở cùng mẹ tại cơ sở giam giữ, chế độ chăm sóc, khám chữa bệnh cho đối tượng này… Theo tờ trình của Chính phủ, một trong những quan điểm chỉ đạo khi xây dựng Dự án Luật THAHS năm 2019 là cụ thể hoá quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền công dân, các quy định mới của BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), BLTTHS năm 2015 và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Trên tinh thần đó, Luật THAHS năm 2019 đã xây dựng điều khoản riêng quy định về quyền và nghĩa vụ của phạm nhân (Điều 27). Đối với người chấp hành án phạt tù, do họ bị hạn chế quyền tự do đi lại, bị cách li khỏi xã hội nên có một số quyền công dân sẽ khó bảo đảm thực hiện được đầy đủ. Xét dưới góc độ bảo vệ nhân quyền, người bị kết án phạt tù rất dễ bị xâm hại quyền con người vì họ là những người đang phải đối mặt bởi sự lên án gay gắt và kì thị ở các mức độ khác nhau từ phía cộng đồng cũng như phải đối mặt trước hệ thống cơ quan thi hành án hình sự với một cơ chế vững chắc, mạnh mẽ và nghiêm khắc để bảo đảm cho việc thi hành án.(8) Chính vì vậy, việc ghi nhận và nội luật hoá quy định của luật quốc tế về quyền con người là yêu cầu cấp thiết đặt ra khi xây dựng Luật THAHS năm 2019. Nhìn chung, các quyền cơ bản của con người, quyền công dân được quy định trong các công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013 đã được cụ thể hoá trong quy định này. Chẳng hạn, cụ thể hoá khoản 1 Điều 10 Công ước quốc tế về Các quyền dân sự và chính trị năm 1966: “Những người bị tước tự do phải được đối xử nhân đạo với sự tôn trọng nhân phẩm vốn có của con người”, tại điểm a khoản 1 Điều 27 Luật THAHS năm 2019 đã quy định rõ phạm nhân có quyền “được bảo hộ tính mạng, sức khoẻ, tài sản, tôn trọng danh dự, nhân phẩm; được phổ biến quyền và nghĩa vụ của mình, nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân”. Ngoài những quyền cơ bản, thiết yếu nhất (quyền bảo vệ an toàn tính mạng, thân thể; quyền bảo đảm chế độ ăn, mặc, ở, thăm gặp gia đình; quyền lao động, học tập, học nghề…), Luật THAHS năm 2019 còn bổ sung các nhóm quyền cho phạm nhân như: được tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, hưởng chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật, được sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật…

Việc quy định cho phạm nhân được quyền tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp họ tái hoà nhập cộng đồng. Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và thân nhân được hưởng những quyền lợi như hưởng lương hưu; được cấp thẻ bảo hiểm y tế để khám, chữa bệnh theo chế độ; người đang hưởng lương hưu hoặc người đang tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện từ đủ 05 năm trở lên, khi qua đời thì thân nhân được hưởng tiền mai táng phí và tiền tuất một lần… Như vậy, đối với phạm nhân, việc có quyền tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện giúp họ có thêm một phần bảo đảm cho cuộc sống khi mãn hạn tù, tái hoà nhập cộng đồng. Đây cũng là quy định thể hiện sự nhân đạo của Nhà nước, là giải pháp bảo đảm an sinh xã hội cho người bị kết án tù, nhất là đối với phạm nhân đã có thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội trước đó.

Mặt khác, tính đến ngày 20/5/2020, các trại giam thuộc Cục Cảnh sát Quản lí trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng (C10), Bộ Công an đang quản lí, giam giữ tổng số hơn 130.000 phạm nhân, phần lớn phạm nhân trước khi bị bắt, giam giữ, thi hành án phạt tù có hoạt động cúng lễ thờ tổ tiên, dòng họ hoặc có tín ngưỡng khác. Trong tổng số phạm nhân, có hơn 11.000 phạm nhân theo tôn giáo. Cụ thể: 3.859 phạm nhân theo Công giáo, 336 phạm nhân theo Tin Lành, 5.862 phạm nhân theo Phật giáo; 392 phạm nhân theo Phật giáo Hoà Hảo, 532 phạm nhân theo Cao Đài, 37 phạm nhân theo Hồi giáo, hơn 40 phạm nhân theo các tôn giáo khác.(9) Việc ghi nhận quyền được sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo của phạm nhân góp phần phát huy ý nghĩa của thi hành án phạt tù, thể hiện tính ưu việt, tính nhân văn trong chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước nhằm bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo. Hơn nữa, ở góc độ văn hoá, tín ngưỡng, tôn giáo luôn hướng tới giá trị chân-thiện-mĩ, vì thế cũng sẽ giúp phạm nhân từng bước thay đổi hành vi, nhân cách, trở thành người có ích cho xã hội.

Cũng cần nói thêm rằng, trước khi Luật THAHS năm 2019 được thông qua, có nhiều ý kiến cho rằng cần phải bảo đảm thực hiện tốt một số quyền khác (quyền kết hôn, quyền sinh con, quyền được gửi, lưu giữ trứng, tinh trùng…) đối với người chấp hành án phạt tù. Trong bối cảnh hiện nay của Việt Nam, việc cụ thể hoá quyền con người theo quy định của Hiến pháp đối với phạm nhân là cần thiết nhưng phải có bước đi phù hợp để bảo đảm tính khả thi, bảo đảm khả năng đáp ứng của nhà nước, tránh hình thức.(10) Vì vậy, việc ghi nhận 10 nhóm quyền quy định tại Điều 27 Luật THAHS năm 2019 là hoàn toàn phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của đất nước, phù hợp với mục đích của THAHS là kết hợp giáo dục với cải tạo.

Bên cạnh quy định chung về quyền và nghĩa vụ của phạm nhân, Luật THAHS năm 2019 bổ sung một số quy định về việc đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ của phạm nhân nữ sinh con hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi trong cơ sở giam giữ. Cụ thể, khoản 2 Điều 26 quy định như sau: Trường hợp con của người bị kết án phạt tù theo mẹ vào trại giam thì phải có giấy khai sinh; trường hợp chưa có giấy khai sinh thì phải có giấy chứng sinh do cơ quan y tế nơi trẻ em được sinh ra cấp hoặc văn bản của người làm chứng nếu trẻ em được sinh ra ngoài cơ sở y tế; trường hợp không có các giấy tờ nêu trên thì phải có báo cáo bằng văn bản của cơ quan THAHS công an cấp huyện, trại tạm giam chuyển người bị kết án phạt tù đến trại giam để chấp hành án kèm theo giấy cam đoan của mẹ về việc sinh con. Trại giam có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc đăng kí khai sinh cho trẻ em theo mẹ vào trại giam theo quy định của pháp luật về đăng kí, quản lí hộ tịch.

Mặt khác, để đảm bảo cho phạm nhân thực hiện tốt quyền, nghĩa vụ của mình và tạo điều kiện cho việc chăm sóc sức khoẻ của trẻ em theo mẹ vào trại giam, điểm d khoản 1 Điều 18 Luật THAHS năm 2019 quy định rõ, đối với trường hợp người chấp hành án phạt tù là nữ có trẻ em dưới 36 tháng tuổi theo mẹ vào cơ sở giam giữ thì khi tiếp nhận người chấp hành án phạt tù, trại giam, trại tạm giam, cơ quan THAHS công an cấp huyện có trách nhiệm tổ chức khám sức khoẻ cho người chấp hành án phạt tù và trẻ em dưới 36 tháng tuổi theo mẹ vào trại giam đó.

Cùng với việc ghi nhận điều luật riêng về quyền và nghĩa vụ của phạm nhân tại Điều 27 Luật THAHS năm 2019 cũng kịp thời bổ sung một số quy định có liên quan trong việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của phạm nhân khắc phục lỗ hổng của Luật THAHS năm 2010 như: việc giam giữ riêng đối với những đối tượng đặc biệt như người đồng tính, người chuyển giới, người chưa xác định được giới tính; tiêu chuẩn chế độ ăn, mặc đối với con dưới 36 tháng tuổi theo mẹ vào cơ sở giam giữ… Cụ thể, Điều 30 Luật THAHS năm 2019 về giam giữ phạm nhân đã bổ sung quy định tại khoản 3: “Phạm nhân là người đồng tính, người chuyển đổi giới tính, người chưa xác định rõ giới tính có thể được giam giữ riêng”. Đối với trẻ em dưới 36 tháng tuổi theo mẹ vào cơ sở giam giữ, Điều 51 Luật THAHS năm 2019 (Chế độ đối với phạm nhân nữ có thai, nuôi con dưới 36 tháng tuổi) cũng đã kịp thời bổ sung quy định tại khoản 3: “Trẻ em dưới 36 tháng tuổi, trẻ em từ 36 tháng tuổi trở lên trong thời gian chờ đưa vào cơ sở bảo trợ xã hội là con của phạm nhân ở cùng mẹ trong trại giam được hưởng chế độ ăn, mặc, ở, cấp phát nhu yếu phẩm và được chăm sóc y tế, khám chữa bệnh để bảo đảm thực hiện quyền của trẻ em theo quy định của Luật Trẻ em”. Những quy định này đã tạo cơ sở pháp lí vững chắc cho hoạt động của các cơ quan, người có thẩm quyền trong quá trình thi hành án hình sự đối với phạm nhân nữ, “bảo đảm phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí, sức khoẻ và giúp họ hoàn thiện thiên chức làm mẹ, bảo đảm sự phát triển bình thường của trẻ em”.(11 )

3. Một số kiến nghị tiếp tục hoàn thiện quy định của

Luật Thi hành án hình sự năm 2019

Thứ nhất, đối với thủ tục giảm và miễn chấp hành hình phạt tù

Như đã nói ở trên, một trong những hạn chế của Luật THAHS năm 2019 là thiếu quy định về việc gửi quyết định giảm, miễn chấp hành hình phạt tù cho người đại diện của người đang chấp hành án dưới 18 tuổi. Người chấp hành án phạt tù dưới 18 tuổi là đối tượng đặc biệt bởi họ chưa phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần. Việc thi hành án phạt tù đối với đối tượng này cũng sẽ có một số điểm đặc thù để đạt được mục đích của thi hành án phạt tù là giáo dục kết hợp với cải tạo. Vì vậy, việc bổ sung quy định toà án phải gửi quyết định giảm, miễn chấp hành án phạt tù cho người đại diện của người chấp hành án dưới 18 tuổi giống như thủ tục thi hành án phạt tù (điểm a khoản 2 Điều 22), thủ tục hoãn chấp hành án phạt tù (điểm a khoản 3 Điều 24) và thủ tục tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù (điểm a khoản 1 Điều 37) là cần thiết để tạo sự đồng bộ và thống nhất trong việc đảm bảo sự phối hợp giữa gia đình của người chấp hành án dưới 18 tuổi với cơ sở giam giữ, giúp thân nhân của người chấp hành án có thời gian chuẩn bị điều kiện cần thiết tiếp nhận người chấp hành án dưới 18 tuổi được giảm hoặc được miễn chấp hành án phạt tù tái hoà nhập cộng đồng, trở lại gia đình, làm người có ích cho xã hội. Từ những lí do trên, cần bổ sung quy định tại khoản 4 Điều 38 Luật THAHS năm 2019 như sau:

“Điều 38. Thủ tục giảm thời hạn chấp hành án phạt tù

1. (giữ nguyên)

2. (giữ nguyên)

3. (giữ nguyên)

4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định về việc giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, toà án phải gửi quyết định đó cho người chấp hành án và người đại diện trong trường hợp người được giảm thời hạn chấp hành án là người dưới 18 tuổi, cơ quan đề nghị giảm thời hạn chấp hành án, viện kiểm sát cùng cấp, viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, toà án đã ra quyết định thi hành án, sở tư pháp nơi toà án ra quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù có trụ sở, Bộ Ngoại giao trong trường hợp người được giảm thời hạn chấp hành án là người nước ngoài.

5. (giữ nguyên)”.

Tương tự, bổ sung quy định tại khoản 3 Điều 39 Luật THAHS năm 2019 như sau:

“Điều 39. Thủ tục miễn chấp hành án phạt tù

1. (giữ nguyên)

2. (giữ nguyên)

3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định về việc miễn chấp hành án phạt tù, toà án phải gửi quyết định đó cho bị điều kiện cần thiết tiếp nhận người chấp hành án dưới 18 tuổi được giảm hoặc được miễn chấp hành án phạt tù tái hoà nhập cộng đồng, trở lại gia đình, làm người có ích cho xã hội. Từ những lí do trên, cần bổ sung quy định tại khoản 4 Điều 38 Luật THAHS năm 2019 như sau: “Điều 38. Thủ tục giảm thời hạn chấp hành án phạt tù 1. (giữ nguyên) 2. (giữ nguyên) 3. (giữ nguyên) 4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định về việc giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, toà án phải gửi quyết định đó cho người chấp hành án và người đại diện trong trường hợp người được giảm thời hạn chấp hành án là người dưới 18 tuổi, cơ quan đề nghị giảm thời hạn chấp hành án, viện kiểm sát cùng cấp, viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, toà án đã ra quyết định thi hành án, sở tư pháp nơi toà án ra quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù có trụ sở, Bộ Ngoại giao trong trường hợp người được giảm thời hạn chấp hành án là người nước ngoài. 5. (giữ nguyên)”. Tương tự, bổ sung quy định tại khoản 3 Điều 39 Luật THAHS năm 2019 như sau: “Điều 39. Thủ tục miễn chấp hành án phạt tù 1. (giữ nguyên) 2. (giữ nguyên) 3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định về việc miễn chấp hành án phạt tù, toà án phải gửi quyết định đó cho người chấp hành án và người đại diện trong trường hợp người miễn chấp hành án là người dưới 18 tuổi, viện kiểm sát đề nghị, viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, cơ quan THAHS cùng cấp, toà án đã ra quyết định thi hành án, uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người được miễn chấp hành án cư trú, đơn vị quân đội được giao quản lí người đó, sở tư pháp nơi toà án đã ra quyết định có trụ sở, Bộ Ngoại giao trong trường hợp người được miễn chấp hành án là người nước ngoài.

4. (Giữ nguyên)”.

Thứ hai, về quyền và nghĩa vụ của phạm nhân

Về cơ bản, Điều 27 Luật THAHS năm 2019 đã quy định khá chặt chẽ quyền và nghĩa vụ của phạm nhân. Tuy nhiên, với đối tượng phạm nhân là người nước ngoài, thực tiễn cho thấy, không phải trường hợp người nước ngoài nào bị kết án phạt tù tại Việt Nam cũng có điều kiện để thực hiện chuyển giao về nước mà người bị kết án phạt tù là công dân để tiếp tục chấp hành án nên số lượng người nước ngoài đang chấp hành án phạt tù ở Việt Nam hiện khá lớn. Theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 27 Luật THAHS năm 2019 thì người nước ngoài được thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự nhưng họ gặp rào cản về ngôn ngữ. Mặc dù họ được học tiếng Việt tại các cơ sở giam giữ nhưng vốn tiếng Việt chủ yếu giúp họ giao tiếp hàng ngày, còn việc tự mình thực hiện các quyền tố tụng như khiếu nại, tố cáo rất khó khăn. Mặt khác, cán bộ làm công tác quản lí giam giữ, giáo dục cải tạo phạm nhân cũng hạn chế về ngoại ngữ, khó khăn trong giao tiếp với người nước ngoài, từ đó khó có thể đảm bảo đầy đủ về quyền con người của phạm nhân là người nước ngoài do bất đồng ngôn ngữ gây ra, nhất là khi phạm nhân có yêu cầu về khiếu nại, tố cáo hoặc phản ánh các vấn đề liên quan đến quyền con người của mình.(12) Trong khi đó, việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của phạm nhân không chỉ liên quan trực tiếp đến việc bảo đảm quyền con người mà còn có tác dụng tích cực trong việc phát hiện kịp thời sai sót, vi phạm trong quá trình thi hành án phạt tù tại các cơ sở giam giữ. Việc ghi nhận quyền khiếu nại, tố cáo của phạm nhân là biểu hiện sinh động của tinh thần cải cách tư pháp trong THAHS. Cho dù đang phải chấp hành án phạt tù, bị tước quyền tự do nhưng phạm nhân vẫn có quyền khiếu nại đối với quyết định, hành vi của cơ quan, người có thẩm quyền THAHS nếu có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình; đồng thời phạm nhân cũng có quyền tố cáo với cơ quan, người có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền trong THAHS gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Vì vậy, nhằm tạo điều kiện cho người nước ngoài chấp hành án tại Việt Nam có thể thực hiện được các quyền và nghĩa vụ của mình tại cơ sở giam giữ, cần bổ sung quy định về quyền của phạm nhân là người nước ngoài được đề nghị hỗ trợ phiên dịch trong trường hợp họ thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo nhằm bảo vệ lợi ích của chính mình và của cơ quan, tổ chức khác. Sở dĩ chỉ đặt ra vấn đề tạo điều kiện hỗ trợ phiên dịch cho người nước ngoài trong trường hợp họ đề nghị thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo bởi vì thông qua khiếu nại và tố cáo, những hạn chế trong quá trình THAHS mới được bộc lộ rõ nét nhất và chỉ thông qua khiếu nại, tố cáo, quyền và lợi ích hợp pháp của phạm nhân mới được bảo đảm đầy đủ, toàn diện. Người nước ngoài đương nhiên là nhóm “yếu thế” hơn so với công dân nước sở tại do bất đồng ngôn ngữ nên việc cho phép họ được trợ giúp phiên dịch khi thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo một mặt giúp họ thực hiện tốt hơn quyền và nghĩa vụ của chính mình, mặt khác góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác THAHS nói chung và thi hành án phạt tù với người nước ngoài nói riêng của các cơ quan có thẩm quyền THAHS. Hơn nữa, nếu cho phép người nước ngoài được đề nghị hỗ trợ phiên dịch trong mọi trường hợp thì lại vô hình trung đặt gánh nặng về chi phí thi hành án cho các cơ quan có thẩm quyền THAHS và cũng sẽ tạo tâm lí “ỷ lại” của người bị kết án phạt tù, trong khi họ đang là đối tượng phải chịu hình phạt tù tại Việt Nam. Do đó, tác giả kiến nghị sửa đổi quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 27 Luật THAHS năm 2019 như sau:

“Điều 27. Quyền và nghĩa vụ của phạm nhân

1. Phạm nhân có các quyền sau đây:

đ) Được gặp, liên lạc với thân nhân, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân; đối với phạm nhân là người nước ngoài được thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự và được hỗ trợ phiên dịch trong trường hợp thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo;

…”

Thứ ba, liên quan đến vấn đề tiếp nhận và chuyển giao người chấp hành án phạt tù (tiếp nhận công dân Việt Nam bị kết án phạt tù ở nước ngoài về thi hành tại Việt Nam và chuyển giao người nước ngoài bị kết án phạt tù ở Việt Nam về nước mà họ là công dân để tiếp tục thi hành án), Luật THAHS năm 2019 kế thừa Luật THAHS năm 2010 dành một điều luật riêng về việc thi hành quyết định tiếp nhận, chuyển giao người chấp hành án phạt tù (Điều 47). Quy định này nhằm thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước là tăng cường, chủ động hợp tác quốc tế sâu rộng trong mọi lĩnh vực với các đối tác nước ngoài, trong đó có lĩnh vực THAHS và chuyển giao người bị kết án phạt tù đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam và tiếp nhận công dân Việt Nam bị kết án phạt tù ở nước ngoài về thi hành án tại nước mình. Tuy nhiên, Luật THAHS năm 2019 mới chỉ quy định các vấn đề liên quan đến trách nhiệm, thủ tục tiếp nhận và chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù từ Việt Nam ra nước ngoài và từ nước ngoài về Việt Nam như: trách nhiệm của Cảnh sát hỗ trợ tư pháp, chế độ quản lí giam giữ, giáo dục cải tạo đối với người chấp hành án phạt tù được chuyển giao; thi hành quyết định chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù từ Việt Nam cho nước ngoài. Mặc dù hiện nay có thể khẳng định rằng, với các hiệp định tương trợ tư pháp, Luật Tương trợ tư pháp năm 2007, BLTTHS năm 2015 và Thông tư liên tịch số 01/2013/TTLT-BCA-BTP-BNG-VKSNDTC TANDTC thì Việt Nam đã có đầy đủ cơ sở để hợp tác với các quốc gia có liên quan trong lĩnh vực tiếp nhận, chuyển giao người bị kết án phạt tù. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, công tác chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù của Việt Nam và nước ngoài còn nhiều vướng mắc; hiểu biết pháp luật về chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù của người bị kết án còn hạn chế nên không có yêu cầu chuyển giao, vì danh dự, uy tín của cá nhân và gia đình nên công dân bị kết án ở nước ngoài thường không yêu cầu hoặc không đồng ý chuyển giao về nước mà họ là công dân; công tác lãnh sự, đặc biệt là thăm lãnh sự đối với công dân pham tội và bị kết án phạt tù ở nước ngoài chưa được thực hiện thường xuyên và bài bản; một số cán bộ quản giáo chưa nắm được quy định của pháp luật về chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù nên không thông báo, không giải thích cho người nước ngoài đang chấp hành án phạt tù thực hiện yêu cầu chuyển giao… (13) Thực tiễn này đòi hỏi Luật THAHS năm 2019 cần phải hoàn thiện hơn nữa quy định về thủ tục tiếp nhận và chuyển giao người bị kết án phạt tù trên cơ sở bảo đảm sự phù hợp và thống nhất với quy định của BLTTHS năm 2015 về hợp tác quốc tế 58 và Luật Tương trợ tư pháp năm 2007; khắc phục bất cập và tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động tiếp nhận và chuyển giao người kết án phạt tù tại Việt Nam. Từ đó, tác giả kiến nghị hoàn thiện quy định tại Điều 47 Luật THAHS năm 2019 theo hướng quy định rõ trình tự, thủ tục tiếp nhận và chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù được thực hiện theo Luật Tương trợ tư pháp năm 2007:

“Điều 47. Thi hành quyết định tiếp nhận, chuyển giao đối với người đang chấp hành án phạt tù

1. Thi hành quyết định tiếp nhận người đang chấp hành án phạt tù từ nước ngoài về Việt Nam để chấp hành án được thực hiện như sau:

a) Trình tự, thủ tục tiếp nhận và chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù được thực hiện theo quy định của Luật Tương trợ tư pháp năm 2007;

b) Khi có quyết định thi hành quyết định tiếp nhận người đang chấp hành án phạt tù được chuyển giao từ nước ngoài về Việt Nam để chấp hành án, cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp tổ chức tiếp nhận và bàn giao người bị kết án cho trại giam theo quyết định của cơ quan quản lí thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an;

c) Chế độ quản lí giam giữ, giáo dục cải tạo, quyền, nghĩa vụ của người chấp hành án phạt tù được chuyển giao được thực hiện theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. (giữ nguyên);

3. (giữ nguyên)”./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đỗ Ngọc Bình, “Tạm đình chỉ chấp hành án hình phạt tù đối với phạm nhân bị bệnh nặng – Những bất cập và kiến nghị”, Tạp chí Toà án nhân dân điện tử, https://tap chitoaan.vn/bai-viet/xet-xu/quy-dinh-cua phap-luat-ve-van-de-tam-dinh-chi-chap hanh-an-hinh-phat-tu-doi-voi-truong-hop pham-nhan-bi-benh-nang-nhung-bat-cap va-kien-nghi

2. Đinh Văn Đoàn, Trần Thị Huyền Trang, “Thi hành án phạt tù đối với phạm nhân nữ theo Luật Thi hành án hình sự Việt Nam”, Tạp chí Khoa học pháp lí, số 08 (120)/2018.

3. Nguyễn Thị Lan, “Một số kiến nghị để hoàn thiện pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam nhằm bảo vệ quyền con người của người chấp hành án phạt tù”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Luật học, tập 31, số 3/2015.

4. Nguyễn Văn Nam, Nguyễn Tử Duy, “Thi hành án phạt tù ở một số nước trên thế giới và kinh nghiệm tham khảo cho Việt Nam”, Tạp chí Toà án nhân dân, số 13/2017.

5. Bùi Xuân Phái, Nguyễn Đức Hoà, “Hoàn thiện Luật Thi hành án hình sự nhằm bảo đảm tốt hơn quyền con người của phạm nhân”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 1(377) – kì 1, tháng 01/2019.

6. Ngô Hữu Phước, “Thực trạng pháp luật Việt Nam về tiếp nhận, chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù và một số góp ý cho Dự thảo Luật Thi hành án hình sự năm 2010 sửa đổi”, Tạp chí Khoa học pháp lí, số 07 (119)/2018.

(1). Nguyễn Văn Nam, Nguyễn Tử Duy, “Thi hành án phạt tù ở một số nước trên thế giới và kinh nghiệm tham khảo cho Việt Nam”, Tạp chí Toà án nhân dân, số 13/2017, tr. 31.

(2). Bùi Xuân Phái, Nguyễn Đức Hoà, “Hoàn thiện Luật Thi hành án hình sự nhằm bảo đảm tốt hơn quyền con người của phạm nhân”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 1(377) – kì 1, tháng 01/2019, tr. 30.

(3). Thế Kha, Trên 1.400 phạm nhân nước ngoài đang chấp hành án hình sự tại Việt Nam, https://dantri. com.vn/xa-hoi/tren-1400-pham-nhan-nguoi-nuoc ngoai-dang-chap-hanh-an-hinh-su-tai-viet-nam-2019 0811125503740.htm, truy cập 05/8/2020.

(4). Thông Tấn xã Việt Nam, Gần 200 phạm nhân nước ngoài thụ án ra sao trong trại Z30D?, https://tuoitre.vn/gan-200-pham-nhan-nuoc-ngoai thu-an-ra-sao-trong-trai-z30d-20200708184202 509.htm, truy cập 05/8/2020.

(5). Khoản 4 Điều 23 Luật THAHS năm 2019.

(6). Đỗ Ngọc Bình, “Tạm đình chỉ chấp hành án hình phạt tù đối với phạm nhân bị bệnh nặng – Những bất cập và kiến nghị”, Tạp chí Toà án nhân dân điện tử, https://tapchitoaan.vn/bai-viet/xet-xu/quy-dinh-cua phap-luat-ve-van-de-tam-dinh-chi-chap-hanh-an hinh-phat-tu-doi-voi-truong-hop-pham-nhan-bi-benh nang-nhung-bat-cap-va-kien-nghi, truy cập 05/8/2020.

(7). Khoản 7 Điều 24 Luật THAHS năm 2019 và điểm b khoản 5 Điều 37 Luật THAHS năm 2019.

(8). Nguyễn Thị Lan, “Một số kiến nghị để hoàn thiện pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam nhằm bảo vệ quyền con người của người chấp hành án phạt tù”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Luật học, tập 31, số 3/2015, tr. 32.

(9). Phương Anh, Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo cho phạm nhân, https://binhphuoc.gov. vn/snv/ton-giao/bao-dam-quyen-tu-do-tin-nguong ton-giao-cho-pham-nhan-196.html, truy cập ngày 05/8/2020.

(10). Uỷ ban Tư pháp Quốc hội khoá XIV, Báo cáo số 1565/BC-UBTP14 ngày 21/10/2018, Báo cáo Thẩm tra dự án Luật THAHS (sửa đổi), tr. 6.

(11). Đinh Văn Đoàn, Trần Thị Huyền Trang, “Thi hành án phạt tù đối với phạm nhân nữ theo Luật Thi hành án hình sự Việt Nam”, Tạp chí Khoa học pháp lí, số 08 (120)/2018, tr. 42.

(12). Bùi Xuân Phái, Nguyễn Đức Hoà, tlđd, tr. 31 – 32.

(13). Ngô Hữu Phước, “Thực trạng pháp luật Việt Nam về tiếp nhận, chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù và một số góp ý cho Dự thảo Luật Thi hành án hình sự năm 2010 sửa đổi”, Tạp chí Khoa học pháp lí, số 07 (119)/2018, tr. 78.

5/5 - (1 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền