Khái niệm, đặc điểm và thành phần của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự

Chuyên mụcLuật tố tụng dân sự Quan hệ pháp luật dân sự

1. Quan hệ pháp luật tố tụng dân sự là gì?

Quan hệ pháp luật tố tụng dân sự là quan hệ giữa tòa án, viện kiểm sát, cơ quan thi hành án, đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch, người định giá tài sản, và những người liên quan phát sinh trong tố tụng dân sự và được pháp luật tố tụng dân sự điều chỉnh.

 

Những nội dung liên quan:

 

MỤC LỤC

  1. Khái niệm quan hệ pháp luật tố tụng dân sự
  2. Đặc điểm của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự
  3. Thành phần của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự
    1. Chủ thể của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự
    2. Khách thể của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự
    3. Nội dung của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự

Bộ luật Tố tụng dân sự

Các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của luật tố tụng dân sự không có sự bình đẳng giữa các chủ thể, trong đó có Tòa án, Cơ quan thi hành án là các chủ thể có vai trò quyết định đối với việc giải quyết vụ việc dân sự. Vụ việc dân sự là vụ việc phát sinh từ các quan hệ pháp luật dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động do Tòa án giải quyết.Vụ việc dân sự được chia làm 2 loại: vụ án dân sự và việc dân sự.

  • Vụ án dân sự là việc có sự tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa các đương sự mà họ không thể thương lượng được nên nhờ Tòa án giải quyết.
  • Việc dân sự là loại vụ việc dân sự mà phát sinh, chấm dứt, thay đổi các quan hệ pháp luật phải do tòa án xem xét quyết định như: Tòa án xem xét yêu cầu tuyên bố một người là mất tích hoặc đã chết; bị hạn chế hay bị mất năng lực hành vi dân sự, hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là mất tích hay đã chết; yêu cầu hủy bỏ việc kết hôn trái pháp luật,…

2. Đặc điểm của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự?

Là một dạng cụ thể của quan hệ pháp luật, quan hệ pháp luật tố tụng dân sự mang đầy đủ các đặc điểm của quan hệ pháp luật xã hội chủ nghĩa, là quan hệ có ý chí,xuất hiện trên cơ sở các quy phạm pháp luật, nội dung được cấu thành bởi quyền và nghĩa vụ pháp lý mà việc thực hiện được bảo đảm bằng sự cưỡng chế của nhà nước.

– Tòa án thường là một bên của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự. Tòa án là chủ thể đặc biệt, duy nhất được thực hiện quyền lực nhà nước nhằm giải quyết vụ việc dân sự, có quyền ra quyết định buộc các cá nhân, cơ quan tổ chức có liên quan phải thi hành. Để thực hiện chức năng, tòa án tham gia vào hầu hết các quan hệ nảy sinh trong tố tụng nên trở thành chủ thể chủ yếu của quan hệ tố tụng dân sự.

– Các quan hệ pháp luật tố tụng dân sự phát sinh trong tố tụng và do luật tố tụng dân sự điều chỉnh. Việc giải quyết vụ việc dân sự làm phát sinh các quan hệ khác nhau giữa những cơ quan tổ chức và những người tham gia vào đó.Các quan hệ này được quy phạm pháp luật tố tụng dân sự điều chỉnh nên trở thành quan hệ pháp luật tố tụng dân sự.

– Các quan hệ pháp luật tố tụng dân sự phát sinh và tồn tại trong một thể thống nhất. Tuy trong tố tụng, địa vị pháp lí của các chủ thể đều liên quan đến việc thực hiện mục đích của tố tụng dân sự là bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. Vì vậy mỗi hành vi tố tụng của một chủ thể đều liên quan đến nhau, dẫn đến những hậu quả pháp lí đối với nhiều chủ thể khác và góp phần tạo nên sự vẫn động và phát triển của quá trình tố tụng.Ví dụ: Nguyên đơn khởi kiện thì tòa án phải xem xét việc thụ lí vụ án. Khi giải quyết vụ án,tòa án có quyền triệu tập những người tham gia tố tụng đến tham gia tố tụng… Chính điều này đã làm cho các quan hệ phát sinh trong quá trình tố tụng dân sự gắn kết lại với nhau, tồn tại cùng nhau

3. Thành phần của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự

Là một yếu tố cấu thành cơ bản của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự. Tính đa dạng của các quan hệ được các quy phạm pháp luật tố tụng dân sự điều chỉnh dẫn đến tính đa dạng của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật tố tụng dân sự. Tuy vậy không phải bất kỳ cá nhân, tổ chức nào cũng là chủ thể của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự. Việc xác định đúng các chủ thể của quan hệ pháp luật tố tụng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự.

Cũng như các quan hệ pháp luật khác quan hệ pháp luật tố tụng dân sự gồm 3 thành phần: Chủ thể, khách thể và nội dung.

a) Chủ thể của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự

Chủ thể của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự là các cá nhân, tổ chức tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng dân sự.

Căn cứ vào Điều 1 Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) thì chủ thể của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự bao gồm: Tòa án, viện kiểm sát, cơ quan thi hành án, đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch, người định giá tài sản và người liên quan.

Tùy theo mục đích,vai trò tham gia tố tụng dân sự của các chủ thể này mà pháp luật quy định các quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định.

Căn cứ vào mục đích tham gia tố tụng và địa vị pháp lí của các chủ thể quan hệ pháp luật tố tụng dân sự có thể phân thành 3 nhóm:

  • Nhóm 1: Các chủ thể có nhiệm vụ, quyền hạn giải quyết vụ việc dân sự, tổ chức thi hành án dân sự, kiểm soát việc tuân theo pháp luật trong quá trình tố tụng như tòa án, viện kiểm sát.
  • Nhóm 2: Các chủ thể tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hay của người khác như đương sự, người đại diện của đương sự.
  • Nhóm 3: Các chủ thể tham gia tố tụng để hỗ trợ tòa án trong việc giải quyết vụ việc dân sự như người làm chứng, người giám định và người liên quan.

b) Khách thể của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự

Khách thể của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự là việc giải quyết quan hệ pháp luật nội dung tranh chấp giữa các đương sự hay việc giải quyết quan hệ pháp luật nội dung có chứa đựng những sự kiện pháp lý mà tòa án có nhiệm vụ xác định.

Khách thể của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự có đầy đủ những đặc điểm của khách thể quan hệ pháp luật:

– Là cái mà các chủ thể mong muốn đạt được.

– Là động lực thúc đẩy các chủ thể tham gia quan hệ.

Khách thể của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự còn có đặc điểm riêng là lợi ích vật chất không hoàn toàn chi phối việc tham gia quan hệ của tất cả các chủ thể. Trong nhiều trường hợp các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật tố tụng dân sự xuất phát từ nghĩa vụ do pháp luật quy định.

c) Nội dung của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự

Nội dung của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự gồm quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật tố tụng dân sự.

Quyền tố tụng dân sự là gì?

Quyền tố tụng dân sự là cách xử sự mà pháp luật tố tụng dân sự quy định cho các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật tố tụng dân sự được thực hiện. Tùy theo mục đích,tính chất tham gia tố tụng của các chủ thể mà pháp luật tố tụng dân sự quy định cho mỗi chủ thể các quyền tố tụng dân sự nhất định. Trong đó các quyền của tòa án,viện kiểm sát, cơ quan thi hành án có tính chất đặc biệt,mang tính quyền lực nhà nước,ngoài các cơ quan ngày không thể chủ thể nào có.

Nghĩa vụ tố tụng dân sự là gì?

Nghĩa vụ tố tụng dân sự là cách xử sự bắt buộc mà pháp luật tố tụng dân sự quy định cho các chủ thể quan hệ pháp luật tố tụng dân sự. Tùy theo yêu cầu của việc giải quyết và tính chất tham gia tố tụng của các chủ thể mà pháp luật tố tụng dân sự quy định cho mỗi chủ thể các nghĩa vụ tố tụng dân sự nhất định. Trong đó,việc quy định cụ thể nghĩa vụ tố tụng dân sự của các đương sự là vấn đề rất cần thiết,tạo được điều kiện thuận lợi cho tòa án trong việc giải quyết vụ việc dân sự.

=> Việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự của các chủ thể trong quá trình tố tụng dân sự có ý nghĩa tạo nên sự vận động và phát triển của tố tụng dân sự. Để đảm bảo được điều này luật tố tụng dân sự đã quy định việc áp dụng chế tài pháp lý đối với các chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quyền và nghĩa vụ tố tụng của họ

4. Một số câu hỏi về quan hệ pháp luật tố tụng dân sự

  • Quan hệ tranh chấp trong tố tụng dân sự

  • Địa vị pháp lý của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật tố tụng dân sự

  • Đặc trưng của tố tụng dân sự


Các tìm kiếm liên quan đến thành phần của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự: quan hệ pháp luật tố tụng dân sự là gì, các yếu tố của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự, người làm phát sinh quan hệ pháp luật tố tụng dân sự, đặc điểm của luật tố tụng dân sự, quan hệ tố tụng dân sự, chu the cua quan he phap luat to tung dan su, ví dụ về luật tố tụng dân sự, nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng dân sự

5/5 - (51178 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền