Đối tương và phương pháp điều chỉnh của luật thi hành án hình sự

Chuyên mụcThi hành án hình sự thi-hanh-an

Đối tương điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của luật thi hành án hình sự Việt Nam

 

Đối tượng điều chỉnh của luật thi hành án hình sự Việt Nam

Khái niệm

Theo Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật thì đối tượng điều chỉnh của một ngành luật chính là các quan hệ xã hội mà ngành luật đó hướng tới, tác động đến trên cơ sở ý chí của Nhà nước. Đối tượng điều chỉnh của Luật Thi hành án hình sự là những quan hệ xã hội cụ thể nảy sinh trong quá trình thi hành án hình sự.

 

Nhưng điều đó không có nghĩa là tất cả những quan hệ xã hội cụ thể trong quá trình đó được luật điều chỉnh. Pháp luật thi hành án hình sự chỉ điều chỉnh những quan hệ xã hội cụ thể cơ bản, quan trọng nhất, còn những quan hệ khác có thể do các văn bản dưới luật cụ thể hóa, với điều kiện là các văn bản dưới luật cùng phải được tiến hành xây dựng trên cơ sở pháp luật và không trái với luật.

 

Những quan hệ xã hội cụ thể đó bao gồm:

– Những quan hệ phát sinh ngay sau khi bản án hình sự có hiệu lực pháp luật như: nghĩa vụ thi hành bản án của các cơ quan chức năng, nghĩa vụ chấp hành bản án của người bị kết án, việc nhập trại, phân loại trại, phân chế độ giam giữ, cải tạo, v.v…

– Những quan hệ phát sinh trong quá trình giáo dục, cải tạo thể hiện ở các quyền và nghĩa vụ của những người bị kết án nói chung và ở những trại và chế độ trại nhất định; quyền và nghĩa vụ của cơ quan thi hành án phạt tù…

– Những quan hệ phát sinh trên cơ sở những sự kiện pháp lý xảy ra trong quá trình giáo dục, cải tạo; khám bệnh, chữa bệnh, kiểm tra, thanh tra, gặp gỡ…

– Những quan hệ của các cơ quan khác của Nhà nước và các tổ chức xã hội vào quá trình giáo dục, cải tạo những người bị kết án tù; hình thức tham gia, quyền và nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức đó…

– Những quan hệ phát sinh từ thủ tục thi hành và áp dụng các loại hình phạt cũng làm phát sinh nhiều mối quan hệ như: thi hành hình phạt tử hình, thực hiện quản lý và giáo dục các phạm nhân chấp hành hình phạt tù, thi hành hình phạt cảnh cáo, trục xuất, phạt tiền, thực hiện hình phạt cải tạo không giam giữ, quản lý giáo dục người được hưởng án treo, cấm đi khỏi nơi cư trú, thực hiện thủ tục xóa án tích.

– Những quan hệ phát sinh trên cơ sở các sự kiện pháp lý khác như: việc hoãn thi hành án, trả lại đơn xin thi hành án, thủ tục miễn giảm hình phạt, tha trước thời hạn, giảm thời hạn thử thách trong trường hợp được hưởng án treo… Tóm lại, các mối quan hệ này phản ánh nội dung thi hành án hình sự, xác định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong việc thi hành và chấp hành phần quyết định trong các bản án, quyết định của Tòa án.

– Và cuối cùng là mối quan hệ phát sinh liên quan đến thủ tục kiếu nại tố cáo của các chủ thể trong quá trình thi hành án hình sự.

 

Phân loại quan hệ pháp luật thi hành án hình sự

 

Phương pháp điều chỉnh của luật thi hành án hình sự Việt Nam

Phương pháp điều chỉnh của một ngành luật là tổng hợp các cách thức tác động của ngành luật đó lên các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của ngành luật đó. Phương pháp điều chỉnh của một ngành luật phụ thuộc trước hết vào tính chất, nội dung của quan hệ xã hội mà ngành luật đó điều chỉnh.

 

Về cơ bản, pháp luật thi hành án hình sự sử dụng những phương pháp điều chỉnh sau:

  • Phương pháp quyền uy: Phương pháp này dùng để điều chỉnh các quan hệ giữa nhà nước thông qua các cơ quan được ủy quyền với người chấp hành án hình sự
  • Phương pháp hành chính: Điều chỉnh ối quan hệ giữa nhiều chủ thể khác nhau trong việc tổ chức thực hiện và thực hiện một bản án hình sự.
  • Phương pháp phối hợp – kết hợp: Điều chỉnh mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân trong quá trình thi hành án hình sự.

 

đánh giá bài viết

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền