Những điều bạn nên tìm hiểu trước khi đăng ký ngành Luật

Chuyên mụcCafe Dân Luật
Ảnh minh họa (Nguồn: Khoa luật - Đại học Vinh)

[Hocluat.vn] Lựa chọn ngành học phù hợp cho bản thân là một điều không hề dễ dàng. Trước hàng trăm lối rẽ ấy, bạn quyết định đi trên con đường mang biển chỉ dẫn “ngành Luật” nhưng bản thân vẫn đang còn nghi ngờ, lo sợ về những gì sẽ phải đối mặt phía trước hoặc đang tự hỏi bằng cách nào có thể tận dụng hết khả năng, kinh nghiệm hiện tại của mình trong ngành Luật. Đơn giản, bạn chưa định hình ngành Luật sẽ như thế nào và ước gì ai đó nói cho bạn.

 

Các nội dung liên quan:

 

Vậy trước khi điền vào mẫu đơn đăng ký thì hãy lướt qua một vài điều nhỏ dưới đây có thể như là một chia sẻ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về ngành sẽ chọn.

Trường luật không đào tạo bạn thực hành luật một cách chuyên nghiệp mà nó dạy bạn cách trở thành một sinh viên luật

Nếu bạn có dự định bắt đầu theo đuổi ngành Luật thì nhớ rằng khi rời khỏi giảng đường để đến với thế giới bên ngoài, những gì học ở  trường luật chỉ là nơi bắt đầu, cái nôi nuôi dưỡng, đào tạo, định hướng cho con đường bạn sẽ đi phía trước. Những điều cơ bản trường sẽ đào tạo giống như vẽ ra cho bạn một dàn ý bài văn còn việc viết bài luận hoàn chỉnh như thế nào, hoàn thành hay dở dang sẽ tùy thuộc vào năng lực, phương pháp của riêng mỗi người tham gia.

Sinh viên luật

Sau học kỳ đầu tiên của mình, mọi thứ có vẻ như đã đâu vào đấy có nghĩa sẽ rất dễ dàng cho bạn bắt đầu tích lũy kinh nghiệm thực tế. Và nếu trãi qua khoảng thơi gian ở trường luật nhưng không may bạn lỡ ghét hay chán nó thì cũng đừng tuyệt vọng, không có bất kỳ điều gì giống như bạn đã thực hành, nghiên cứu hay học hết tất cả mọi thứ mà bạn chỉ mới đang ở giai đoạn đầu chặn khởi hành và sẽ còn một quãng dài phía trước đang chờ đợi để được khám phá.

Câu hỏi mà bạn cần biết trước khi quyết định theo đuổi ngành Luật

Bạn đã suy nghĩ một cách nghiêm túc tại vì sao mình lại dành thời gian và tiền bạc đầu tư vào ngành Luật? Tại sao bạn lại thực sự muốn đi học đại học và lại là ngành Luật?  Bạn có nghĩ với bằng luật trong tay sẽ giúp bạn có một công việc tốt, hấp dẫn hơn trong nền kinh tế hiện nay? Bạn bè đều có chung một hướng đi giống như bạn? Việc tham gia vào ngành Luật sẽ giúp bạn tìm thấy con đường đi của riêng mình? Hoặc bạn đã tận mắt nhìn thấy sự thành công của những người trong ngành Luật xung quanh mình nên bạn biết đây là một ngành triển vọng cho cơ hội nghề nghiệp? Bạn tự tin vì bản thân hội đủ các kỹ năng mà ngành Luật yêu cầu?

luat

Dù với bất kỳ lý do gì, bạn chỉ cần đảm bảo bạn biết rõ một câu trả lời cho câu hỏi “ngành Luật là gì” trước khi bắt đầu quá trình học tập. Đều đó không chỉ là động lực để bạn tiếp tục đi trên con đường đầy thách thức này mà còn nhắc nhở bản thân tại sao lại phải thức khuya, dành nhiều thời gian để học, làm việc, nghiên cứu trên các văn bản pháp lý trong suốt nhiều năm tới.

Thích nghi môi trường học tập để phù hợp với bản thân

Trên thực tế, nếu bạn tham gia vào ngành Luật thì đều đó có nghĩa bạn sẽ có rất rất nhiều việc phải làm. Ví dụ, bạn phải dành khá nhiều thời gian từ 8h sáng hay sớm hơn đến tối muộn trên thư viện chỉ để nghiên cứu những một vài vấn đề liên quan đến luật để tìm ra đáp án cho bài học hay đọc những cuốn sách dày hàng trăm trang, thậm chí bạn phải luôn lên mạng hằng ngày để cập nhật các văn bản pháp lý vì nó thường xuyên thay đổi, …

sinh-vien-luat-dang-hoc
(Ảnh: The EPIC Club)

Nhưng không vì ngành Luật có một chương trình cứng nhắc mà biến thói quen học của bạn cũng phải cứng nhắc. Không ai giống nhau cả nên mỗi người sẽ có cho mình một phương pháp khác nhau. Bạn có thể tìm cho mình một thói quen hằng ngày sao cho phù hợp với phương pháp học của bản thân. Hãy tìm những gì mà bạn muốn nghiên cứu và học tập, chỉ vì bạn đọc hay được nghe rằng ” đó là cách duy nhất để học”, không có nghĩa bạn cũng phải rập khuôn làm chính xác những điều tương tự. Thay vào đó cố gắng phát triển một hệ thống học của riêng mình như là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho chuyến hành trình khám phá sắp đến.

Học cách bỏ qua hay tạm thời tránh xa một vài thứ

Học luật luôn đòi hỏi các học viên có những kỹ năng tổng hợp, một tư duy logic để có thể tập hợp các thông tin đồng thời có khả năng tìm các và phát triển các chi tiết nhỏ nhất. Nên nếu đã theo ngành Luật, một trong những thách thức chính là bạn có một list nhiều việc cần phải làm gần như cùng một lúc ví dụ phải luôn bổ sung, thực hành với các câu hỏi vô tận kết hợp thường xuyên tham gia các nhóm nghiên cứu…

Tuy nhiên, bạn không phải là người siêu năng lực để có thể làm, hoàn tất mọi thứ một cách hoàn hảo trong cùng một lúc vì nó sẽ làm bạn mệt mỏi, căng thẳng mà thôi. Vậy nên học cách biết bỏ qua!

phuong-phap-tu-hoc-hieu-qua

Hãy sắp xếp bảng công việc cái gì trước sau theo mức độ ưu tiên, cố gắng hoàn thành theo thứ tự theo đúng thời gian, và nếu đã ổn thì mới tiếp tục hoàn thành cái tiếp theo, nếu cảm thấy khó quá hay đi đến mức độ giới hạn thì có thể cho phép bản thân bỏ qua, khi nào lấy lại tinh thần sẵn sàng vẫn còn thời gian để quay lại tìm hiểu.

Bản mô tả công việc sẽ luôn có giá trị trong bất kỳ trường hợp

Việc học ngành Luật sẽ dạy cho bạn một số kỹ năng quý giá như biết suy nghĩ một cách nghiêm túc, phương pháp viết luận tốt, suy nghĩ xúc tích, xử lý thông tin ở tốc độ cao, đọc nhớ nhanh và khả năng đánh giá rủi ro.

Có thể sau này khi ra trường bạn quyết định không đi theo ngành Luật nhưng bạn sẽ cần đến những kỷ năng trên để áp dụng hằng ngày. Trong chương trình của ngành Luật sẽ có kết hợp với nhiều lớp học khác nhau để hỗ trợ cho chuyên ngành chính nên bạn có thể tận dụng lợi thế của các lớp kinh doanh, ngôn ngữ, khoa học máy tính.

Con gái có nên học ngành luật không

Dù bạn có quyết định sẽ tiếp tục đi trên con đường luật hay là rẽ sang một hướng khác nhưng quan trọng những gì mà luật mang lại sẽ luôn hỗ trợ cho bạn vì chúng ta luôn sử dụng luật hầu như là hằng ngày nhất là trong thời đại phát triển ngày nay.

 

Phương Võ (Trí Thức Trẻ)

5/5 - (1 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền