Học Luật VN

lienhe@hocluat.vn
  • Trang chủ
    • Thảo luận pháp luật
    • Cafe Dân Luật
    • Bài viết mới
  • Đại cương
    • Lý luận chung
    • Lịch sử nhà nước và pháp luật
    • Luật hiến pháp
    • Tâm lý học
    • Triết học
  • Dân sự
    • Luật dân sự
    • Luật tố tụng dân sự
    • Luật hôn nhân & gia đình
    • Luật đất đai
  • Hành chính
    • Luật hành chính
    • Luật tố tụng hành chính
  • Hình sự
    • Luật hình sự
    • Luật tố tụng hình sự
    • Khoa học điều tra hình sự
    • Tội phạm học
    • Định tội danh & quyết định HP
    • Tâm lý học tư pháp
  • Khác
    • Luật doanh nghiệp
    • Luật đầu tư
    • Luật tài chính
    • Luật lao động
    • Công pháp quốc tế
    • Luật thương mại
    • Luật thuế
    • Luật môi trường
    • Luật cạnh tranh
    • Luật sở hữu trí tuệ
    • Tư pháp quốc tế
    • Xây dựng văn bản pháp luật
  • Đề cương
    • Đề thi Luật
Hướng dẫn làm tiểu luận môn Luật hành chính
Hướng dẫn làm tiểu luận môn Luật hành chính
Mình đã ghi chép ở trường Luật như thế nào?
Mình đã ghi chép ở trường Luật như thế nào?
Nếu tôi được học lại trường luật…
[Kinh nghiệm học luật] Nếu tôi được học lại trường luật…

Học Luật » Nghề luật

Nghề luật

Nghề luật là gì

Nghề luật là gì?

Nghề luật là một khái niệm mang tính tương đối, được sử dụng để chỉ nghề nghiệp của những người có kiến thức pháp luật nhất định, đang thực hiện các công việc liên quan đến các mặt khác nhau của đời sống pháp lý tại toà án, viện kiểm sát, văn phòng luật sư, cơ quan công an, cơ quan thi hành án, cơ quan công chứng và một số bộ phận trong các cơ quan hành chính nhà nước, các tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước v.v…

Các đặc điểm cơ bản của nghề luật

– Nghề luật do những người có các chức danh tư pháp khác nhau thực hiện, hướng tới mục đích là bảo vệ pháp chế XHCN, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, tự do, danh dự, nhân phẩm của công dân, giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nâng cao ý thức pháp luật, tôn trọng quy tắc của cuộc sống xã hội, tham gia đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm cũng như các vi phạm pháp luật khác.

Những người hành nghề luật có các chức danh tư pháp khác nhau thực hiện hoạt động hướng đến mục đích chung như trên. Và mỗi chức danh tư pháp lại có những mục đích cụ thể khác nhau. Ví dụ như luật sư tiến hành những hoạt động của mình nhằm mục đích cụ thể là: bảo vệ lợi ích khác hàng thông qua đó có vai trò giám sát phản biện cho hoạt động của các cơ quan nhà nước đồng thời hướng dẫn thực hiện pháp luật, đưa những ý kiến pháo lý giúp khách hàng tiến hành công việc đúng luật và đạt hiệu quả cao nhất.

– Nghề luật hoạt động trong khuôn khổ luật định

Những người hành nghề luật luôn phải đặt hoạt động của mình trong khuôn khổ pháp luật. Nghề luật là một trong những nghề có sự hạn chế cao trong hoạt động nghề nghiệp. Cụ thể là ngoài việc tuân thủ đầy đủ pháp luật chung như luật Hiến pháp luật dân sự…, luật còn phải đảm bảo thực hiện đầy đủ quy định nghiêm ngặt của pháp luật về ngành nghề mà mình tham gia.

Vì vậy những người hoạt động nghề luật phải có những phẩm chất cần thiết cho quá trình hành nghề của mình như: yêu công lý ,công bằng, khách quan, trung thực …và các kĩ năng chuyên môn như khả năng phân tích,tổng hợp, khả năng đánh giá. Ví dụ đối với một luật sư ngoài việc đáp ứng các quy định về tiêu chuẩn đào tạo, tập sự và điều kiện hành nghề của Luật Luật sư thì trong từng hoạt động của mình còn phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy của pháp luật ở mỗi hoạt động như trong hoạt động tại phiên tòa thì phải tuân theo luật Tố tụng, nếu tham gia vào vụ án từ giai đoạn điều tra thì phải tuân thủ pháp lệnh điều tra hình sự… Đây cũng là điểm khác biệt của khuôn khổ hành nghề của các nhà luật của nước ta so với các nước tư bản trên Thế Giới; Ở Việt Nam dù bào chữa như thế nào luật sư cũng không được vượt ra khỏi khuôn khổ pháp luật luôn phải tôn trọng pháp luật luôn phải tôn trọng sự thật khách quan , nhưng ở những nước tư bản thì luật sư có thể bào chữa một cách vô tư làm sao có lợi cho thân chủ của mình kể cả việc biện hộ đổi trắng thành đen miễn là có căn cứ không trái pháp luật.

– Nghề luật là bất khả kiêm nhiệm

Điều đó có nghĩa là một người không thể đồng thời làm hai chức danh hoặc làm hai vị trí nghề nghiệp khác nhau trong hệ thống nghề luật. Một người khi đang hành nghề thẩm phán thì không thể được làm luật sư, công chứng viên hay chấp hành viên và ngược lại. Pháp luật chỉ cho phép họ được quyền thay đổi hoạt động hành nghề của mình. Ví dụ cụ thể Điều 10 luật Luật sư 2006 quy định Người đã được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư một trong những trường hợp bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư là : cán bộ, công chức, viên chức. điều này có nghĩa là khi họ trở thành các chức danh tư pháp trong hệ thống các cơ quan nhà nước thì không được làm luật sư…

– Nghề luật sử dụng các quy định pháp luật làm công cụ, phương tiện để giải quyết những vấn đề pháp lý phát sinh trong đời sống xã hội, nói cách khác nghề luật hoạt động dựa trên pháp luật và quy chế trách nhiệm nghề nghiệp (còn được gọi là quy tắc ứng xử nghề nghiệp).

Đây là đặc điểm để phân biệt nghề luật với những nghề khác đang tồn tại trong xã hội. Tuy nhiên với mỗi người hành nghề luật khác nhau, pháp luật đuợc sử dụng, áp dụng trong hoạt động nghề nghiệp ở từng góc độ khác nhau. Đối với thẩm phán, pháp luật được sử dụng để xác định tính đúng/sai của tranh chấp, có tội hay không có tội. Đối với luật sư, Công chứng viên pháp luật được sử dụng đưa các chủ thể thực hiện đúng “hành lang pháp lý” dành cho mình. Như vậy, với mỗi nghề luật khác nhau đòi hỏi phải có các kỹ năng khác nhau, có các kiến thức khác nhau dù đều là áp dụng pháp luật.


Các tìm kiếm liên quan đến nghề luật là gì, đặc điểm của nghề luật, tìm hiểu về nghề luật sư, đặc trưng cơ bản của nghề luật, ý nghĩa của nghề luật sư, khái niệm nghề luật sư, định hướng nghề luật, khái niệm và đặc điểm nghề luật, đặc điểm của nghề luật sư
4.9/5 - (21469 bình chọn)

Chia sẻ facebook Google + Twitter Linkedin Pinterest
Nghề luật sư

Những thách thức của nghề luật sư

30/12/2022 Dân Luật

Thách thức/mặt trái của bất cứ nghề nghiệp nhất định nào trong xã hội cũng luôn là mối quan tâm/quan ngại cần được biết tới đối với cá nhân khi lựa chọn một nghề nghiệp để [Xem thêm…]

Luật sư

Địa vị pháp lý của luật sư (quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm)

30/12/2022 Dân Luật

Địa vị pháp lý của luật sư là gì? Phân tích quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý cơ bản của luật sư? Những điều luật sư không được làm trong hoạt động hành nghề? [Xem thêm…]

Nghề luật sư

Hình thức tổ chức hành nghề luật sư

30/12/2022 Dân Luật

Theo thông lệ Quốc tế, luật sư có thể hành nghề cá nhân hoặc hành nghề trong các Tổ chức hành nghề luật sư như văn phòng luật sư, công ty luật hoặc hiệp hội… hoặc [Xem thêm…]

Luật sư thế giới

Điều kiện trở thành và hành nghề luật sư ở Hoa Kỳ

29/12/2022 Dân Luật

Tìm hiểu về điều kiện trở thành luật sư ở Hoa Kỳ, hình thức hành nghề luật sư ở Hoa Kỳ, Hiệp hội nghề nghiệp của luật sư ở Hoa Kỳ, Luật điều chỉnh hoạt động [Xem thêm…]

Luật sư

Hành nghề luật sư ở một số nước trên thế giới

29/12/2022 Dân Luật

Tìm hiểu về hoạt động, hình thức và phương thức hành nghề luật sư ở một số nước trên thế giới như Đức, Hoa Kỳ, Pháp, Anh, Nga. .. Những nội dung liên quan: Sự hình [Xem thêm…]

Hành nghề luật sư

Hình thức và phương thức hành nghề của luật sư

29/12/2022 Dân Luật

Tìm hiểu về hình thức và phương thức hành nghề của luật sư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện hành. .. Những nội dung liên quan: Hành nghề luật sư ở một [Xem thêm…]

Nghề luật sư

Nguyên tắc và hoạt động hành nghề luật sư ở Việt Nam

29/12/2022 Dân Luật

Hành nghề luật sư, cũng như các nghề luật khác, bên cạnh kiến thức, kỹ năng và phẩm chất đạo đức, cần nhận thức đúng đắn về chức phận nghề nghiệp, được đặt trong sự vận [Xem thêm…]

Luật sư

Năng lực nghề nghiệp của luật sư

28/12/2022 Dân Luật

Năng lực nghề nghiệp của luật sư là những phẩm chất tâm lý, nhân cách cần có của luật sư, phù hợp với tính chất, đặc thù của nghề nghiệp, bao gồm năng lực nhận thức, [Xem thêm…]

Luật sư

Sứ mệnh và chức năng xã hội của luật sư

28/12/2022 Dân Luật

Sứ mệnh của luật sư tập hợp thành sứ mệnh chung của “giới luật sư” và tạo nên vị trí cao quý của nghề luật sư trong xã hội. Sứ mệnh sẽ không tồn tại nếu [Xem thêm…]

Nghề luật sư

Khái niệm và đặc điểm của nghề luật sư

27/12/2022 Dân Luật

Khái niệm nghề luật sư? Đặc điểm chung của nghề luật sư? Đặc thù của nghề luật sư? Vị trí độc lập của nghề luật sư? Tính chuyên nghiệp của nghề luật sư?… Tất cả những [Xem thêm…]

Điều hướng bài viết

1 2 … 10 »

Tham gia Group

Hội những người thích Học Luật (fb.com/groups/hocluat)

Hòa chung đam mê cùng hơn 50 ngàn sinh viên luật trên khắp cả nước!

Thảo luận pháp luật

  • Luật sư đồng nghiệp

    Những việc luật sư không được làm trong quan hệ với đồng nghiệp

    05/02/2023
  • Luật sư đồng nghiệp

    Ý nghĩa, vai trò của quy tắc điều chỉnh mối quan hệ giữa luật sư với đồng nghiệp

    05/02/2023
  • Luật sư đồng nghiệp

    Khái niệm tình đồng nghiệp của luật sư

    05/02/2023
  • Mối quan hệ giữa luật sư và khách hàng

    Luật sư thông báo kết quả thực hiện vụ việc cho khách hàng

    05/02/2023

[Tặng bạn] Mỗi ngày 01 Ebook

  • Sổ tay luật sư JICA 2017

    [PDF] Sổ tay luật sư JICA 2017 trọn bộ 3 Tập

    23/04/2021 8274

Bài viết mới

  • Phân tích tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa 06/02/2023
  • Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức? Cho ví dụ? 06/02/2023
  • Tóm tắt nội dung quy luật phủ định của phủ định. Cho ví dụ? 06/02/2023
  • Những việc luật sư không được làm trong quan hệ với đồng nghiệp 05/02/2023
chuyển sai tài khoản ngân hàng / bị lừa tiền qua mạng có lấy lại được không / vai trò của thực tiễn đối với nhận thức / văn phòng công chứng bình thạnh
Học luật Online là một ấn phẩm về pháp luật, có mục đích cung cấp thông tin và kiến thức pháp lý cho cộng đồng, thảo luận về các vấn đề pháp lý cũng như các sinh hoạt chuyên môn của giới hành nghề luật và sinh viên luật, thúc đẩy việc học tập và nghiên cứu pháp luật ở Việt Nam.

Yêu cầu tài liệu học luật

Thông tin

Giới thiệu Website

Bản quyền

Điều khoản dịch vụ

Chính sách bảo mật

Liên hệ BQT

Chuyên mục
Website được bảo hộ bởi DCMA
Ghi rõ nguồn Chuyên trang học luật trực tuyến (hocluat.vn) khi sao chép nội dung từ website này.
Đăng nhập

Yêu cầu JavaScript

Chúng tôi rất tiếc, nhưng Hocluat.vn sẽ không hoạt động đúng nếu không bật JavaScript.