Kỹ năng tranh luận của luật sư trong phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự

Chuyên mụcKỹ năng mềm, Luật tố tụng hình sự Luật sư Việt Nam

Bài viết tập chung trình bày, phân tích về kỹ năng tranh luận của luật sư trong phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự.

 

Những nội dung liên quan:

 

Kỹ năng tranh luận của luật sư trong phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự

Tranh luận tại phiên tòa là thời điểm mà HĐXX được nghe một cách toàn diện nhất ý kiến của đại diện VKS và những người tham gia tố tụng khác về giải quyết vụ án. Vì vậy, để hoạt động có hiệu quả luật sư cần nắm vững thủ tục tố tụng trong tranh luận và thực hiện thật hoàn hảo kỹ năng bào chữa, bảo vệ, vận dụng kinh nghiệm làm việc khi cần thiết để có chất lượng.

1. Tùy từng vụ án mà nội dung lời bào chữa của luật sư bao gồm một hay nhiều điểm sau đây:

Bị cáo không thực hiện hành vi phạm tội hoặc hành vi của bị cáo không cấu thành tội phạm.

– Không có tình tiết định khung tăng nặng;

– Có tình tiết định khung giảm nhẹ;

– Không có tình tiết tăng nặng TNHS;

– Có tình tiết giảm nhẹ TNHS;

– Có cơ sở để miên TNHS, miễn hình phạt.

– Các tình tiết thuộc nhân thân của bị cáo hoặc tình tiết khác có thể làm giảm nhẹ TNHS đối với bị cáo …

Những nội dung trên có những nội dung loại trừ lẫn nhau cho nên khi bào chữa luật sư cần chú ý để lời trình bày của mình không chỉ chặt chẽ mà còn hợp logic.

>>> Xem thêm: Bài phát biểu tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm

– Trường hợp bào chữa cho bị cáo theo hương không phạm tội luật sư cần nhận xét về những thiết xót, vi phạm trong quá trình KT, ĐT, TT, XX dẫn tới việc xử lý oan đối với bị cáo; phân tích các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ, đối chiếu với các dấu hiệu cấu thành tội phạm để khẳng định việc truy cứu TNHS không có căn cứ, khẳng định bị cáo không phạm tội, yêu cầu trả tự do, khôi phục lại các quyền, lợi ích hợp pháp cho bị cáo.

– Trong trường hợp bào chữa cho bị cáo theo một tội danh hoặc khung hình phạt nhẹ hơn tội danh và khung hình phạt mà VKS đã truy tố, luật sư cần tập trung làm rõ những tình tiết liên quan tới CTTP, phân tích đối chiếu với quy định của BLHS để khẳng định hành vi của bị cáo không cấu thành tội danh mà VKS truy tố mà Cấu thành tội khác thuộc khung hình phạt nhẹ hơn.

– Trường hợp bào chữa nhằm giảm nhẹ mức hình phạt, luật sư cần phân tích nguyên nhân, hoàn cảnh xảy ra vụ án, trình bày các tình tiết giảm nhẹ TNHS, các tình tiết thuộc về nhân thân, hoàn cảnh gia đình của bị cáo; đề xuất với HĐXX quyết định loại hình phạt thấp nhất. Luật sư cần tập trung vào các tình tiết như bị cáo có trình độ văn hóa thấp, bị cáo phạm tội do nông nổi, phạm tội lần đầu, có thái độ ăn năn khi khái báo, tự nguyện khắc phục hậu quả… Đây là những tình tiết có ý nghĩa rất lớm khi xem xét và quyết định hình phạt đối với bị cáo.

– Ngoài đề cập tới cấn đề hình sự, Luật sư cũng cần quan tâm trình bày phần liên quan đến vấn đề dân sự, xử lý vật chứng trong vụ án ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo. Đối với vấn đề dân sự qua phần xét hỏi cứng minh được mức độ thiệt hại mà người bị hại khai báo quá cao không phù hợp với thực tế luật sư cần tập trung phân tích khẳng định yêu cầu của người bị hại là không có cơ sở, đề nghị HĐXX cân nhắc mức bồi thường hợp lý.

Để thực hiện tốt việc bảo vệ cho bị cáo hoặc các đương sự khác, luật sư cần:

+ Trình bày lời bào chữa, bảo vệ theo dàn ý đã chuẩn bị để đi đúng trọng tâm tránh dài dòng, lan man, bỏ sót điểm quan trọng. Đề cương cần phải kịp thời bổ sung, hoàn thiện trong quá trình xét hỏi và khi VKS luận tội. Để đề cương phù hợp với diễn biến tại phiên tòa, trong quá trình xét hỏi và nghe đại diện VKS trình bày bản luận tội Luật sư cần chú ý lắng nghe ghi chép những điểm có liên quan đến việc bào chữa.

>>> Xem thêm: Bản luận cứ bào chữa cho bị cáo trong phiên tòa hình sự phúc thẩm về “Tội buôn bán hàng giả”

+ khi trình bày bản bào chữa, bảo vệ Luật sư không nên quá lệ thuộc vào đề cương viết sẵn mà chủ động trình bày nội dug kết hợp với ngữ điệu, cử chỉ, ánh mắt sẽ tạo nên sự thuyết phục lớn đối với HĐXX và những người tham dự phiên tòa.

+ Luật sư trình bày chặt chẽ, rõ ràng ngữ điệu phù hợp, nhấn mạnh những vấn đề quan trọng tránh nói quá nhanh, nói quá nhỏ để HĐXX có thể nghe rõ ràng, chính xác nội dung bào chữa.

+ Trong phần kết luận, Luật sư cần chốt lại những vấn đề quan trọng đã được phân tích ở trên thành từng điểm cụ thể để HĐXX xem xét

+ Trình bày lời bào chữa với thái độ nghiêm túc, lịch sự, nhẹ nhàng; tôn trọng mọi người có mặt tại phiên tòa.

Trước khi dừng lời, Luật sư cần biểu thị sự tin tưởng vào phán quyết của HĐXX để tranh thủ sự ủng hộ của Hội đồng khi nghị án.

2. Đối đáp

– Theo quy định của BLTTHS, Luật sư có thể đối đáp với VKS hoặc đối đáp với người bị hại , đối đáp với những người TGTT khác không giới hạn số lần. Tuy nhiên để tăng tính thuyết phục luật sư cần bào chữa ngắn gọn, tập trung, không vòng vo để chủ tọa phiên tòa phải nhắc nhở.

– Khi tham gia đối đáp, Luật sư phải trả lời ngay những vấn đề mình không đồng ý mà không có nhiều thời gian suy nghĩ, chuẩn bị từ trước. Do vậy muốn đối đáp sắc bén, kịp thời thì luật sư phải lắng nghe ý kiến của bên kia, ghi nhanh, đánh dấu những điểm cần đáp lại.

– Khi đối đáp không khí ở phiên tòa căng thẳng do sự mẫu thuẫn của các bên cho nên luật sư phải bình tĩnh, tôn trọng sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa, tôn trọng người THTT và những người TGTT khác, tránh việc lợi dụng quyền tranh luận mà đả kích, xúc phạm nhau.

– Nếu trong quá trình tranh luận Luật sư phát hiện những vấn đề được nêu ra nhưng chưa xét hỏi hoặc cần xem xét them chứng cứ thì có thể yêu cầu HĐXX quay trở lại phần xét hỏi để làm rõ những vướng mắc.

[Download] Tài liệu về kỹ năng tranh luận của luật sư trong phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự

Download tài liệu về máy

[PDF] Tài liệu về kỹ năng tranh luận của luật sư trong phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự

Nếu quá trình download tài liệu bị gián đoạn do đường truyền không ổn định, vui lòng để lại Email nhận tài liệu ở phần bình luận dưới bài. Chúng tôi vô cùng xin lỗi vì sự bất tiện này!

Các tìm kiếm liên quan đến Kỹ năng tranh luận của luật sư trong phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự, kỹ năng của luật sư trong vụ án hình sự, kỹ năng đặt câu hỏi của luật sư, kỹ năng đối đáp của luật sư tại phiên tòa sơ thẩm dân sự, kỹ năng của luật sư trong vụ án dân sự

Kỹ năng tranh luận trong nghề của luật sư?

Tranh luận là việc luật sư vận dụng quy định pháp luật và tình tiết sự việc tạo thành hoạt động sử dụng ngôn từ pháp lý một cách logic, đưa ra các luận điểm, luận cứ, luận chứng chặt chẽ có căn cứ, chứng cứ rõ ràng nhằm khẳng định hoặc bác bỏ một vấn đề nhằm bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích của khách hàng.
Mục đích, yêu cầu của việc tranh luận là luật sư vận dụng kiến thức pháp luật và kiến thức bổ trợ khác nhằm khẳng định hoặc bác bỏ một vấn đề nào đó để đạt mục tiêu mình đưa ra nhằm bào chữa, bảo vệ tốt nhất và hiệu quả nhất cho khách hàng của mình. Trong quá trình tranh luận cần đưa ra các luận cứ, luận chứng, luận điểm, lập luận chứng minh cho quan điểm của mình như các tình tiết ngoại phạm, không có dấu hiệu phạm tội, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự hoặc căn cứ không thuyết phục trong mỗi vụ án mà người có thẩm quyền muốn hướng tới để đạt mục đích của họ.

Trình tự, thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự?

Trình tự, thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự diễn ra như sau:
Bước 1: Thụ lý vụ án
Tiếp nhận hồ sơ vụ án, bản cáo trạng do KSV chuyển sang và vào sổ thụ lý vụ án hình sự.
Bước 2: Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án
Trong thời hạn 30 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, 45 ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, 02 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, 03 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra một trong các quyết định:
– Đưa vụ án ra xét xử;
– Trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung;
– Tạm đình chỉ vụ án hoặc đình chỉ vụ án.
Đối với vụ án phức tạp, Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 15 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Việc gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử phải thông báo ngay cho KSV cùng cấp.
Bước 3: Giải quyết yêu cầu trước khi xét xử sơ thẩm
– Yêu cầu, đề nghị của KSV;
– Yêu cầu, đề nghị của BC, BC;
– Yêu cầu, đề nghị của người bào chữa, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự khác;
– Các yêu cầu, đề nghị khác.
Bước 4: Tiến hành xét xử sơ thẩm vụ án
4.1. Giới thiệu thành phần HĐXX, KSV
4.2. Kiểm tra sự có mặt của những người tham gia tố tụng
4.3. Thủ tục xét hỏi
4.4. Thủ tục tranh luận tại phiên tòa và trở lại việc xét hỏi 
4.5. Bị cáo nói lời sau cùng
Bước 5: Nghị án và tuyên án

5/5 - (2 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền