Kỹ năng bào chữa trong các vụ án xâm phạm nhân thân

Chuyên mụcKỹ năng mềm, Luật Luật sư Luật sư

Kỹ năng bào chữa trong các vụ án xâm phạm nhân thân (tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người).

1. Những đặc trưng của các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người

Các tội phạm này được quy định tại Chương XII BLHS 1999 (đã sửa đổi, bổ sung) từ Điều 93 đến Điều 122, được chia thành 3 nhóm:

  • Các tội xâm phạm tính mạng;
  • Các tội xâm phạm sức khỏe;
  • Các tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm.

a) Khách thể của tội phạm

  • Khách thể: Là những quan hệ xã hội đảm bảo quyền sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người.
  • Đối tượng tác động: là con người đang sống (đã được sinh ra và chưa chết).

b) Mặt khách quan của tội phạm

  • Hành vi: là những hành vi có khả năng xâm phạm trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người.
  • Hậu quả được quy định là dấu hiệu bắt buộc trong một số cấu thành tội phạm.
  • Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả là dấu hiệu bắt buộc trong một số tội mà dấu hiệu hậu quả là dấu hiệu bắt buộc.

c) Chủ thể của tội phạm

  • Nhìn chung chủ thể của các tội này là chủ thể thường;
  • Đối với một số tội phạm đòi hỏi chủ thể của tội phạm phải là chủ thể đặc biệt thì cần xác định rõ dấu hiệu này.

d) Mặt chủ quan của tội phạm

  • Lỗi của những tội phạm tại chương này có thể là cố ý hoặc vô ý tùy từng loại tội phạm;
  • Động cơ, mục đích phạm tội tuy ít trường hợp là dấu hiệu định tội nhưng nó là tình tiết định khung của nhiều tội phạm và có ý nghĩa trong việc quyết định hình phạt.

2. Hoạt động chuẩn bị cho việc bào chữa tại phiên tòa

a) Nghiên cứu hồ sơ

  • Đặc điểm:
    • Thường không quá nhiều bút lục;
    • Tài liệu của các cơ quan y tế, cơ quan giám định, lời khai và các vật chứng là những tài liệu quan trọng:
  • Cần quan tâm đến:
    • Biên bản đối chất, biên bản nhận dạng, thực nghiệm điều tra; Vật chứng;…
    • Mối quan hệ giữa những người tham gia tố tụng;
    • Hoàn cảnh và động cơ phạm tội; Các tình tiết tăng nặng định khung;
    • Yêu cầu bồi thường thiệt hại có phù hợp không.
    • Hình thành các câu hỏi cần làm rõ khi gặp những người có liên quan.

b) Gặp và trao đổi với thân chủ và những người khác liên quan

* Gặp và trao đổi với thân chủ

  • Đặc điểm:
    • Bị can, bị cáo phạm các tội này thường có trình độ học vấn không cao, hiểu biết xã hội hạn chế
    • Bị can, bị cáo thường quanh co, che dấu những điều đã làm (đặc biệt đối với những trường hợp phạm tội về tình dục).
  • Hỏi:
    • Có phải họ chính là người thực hiện hành vi hay không?
    • Những điều họ khai có đúng như thực tế không?
    • Họ thực hiện hành vi do động cơ nào thúc đẩy? Họ có bị xúi giục, ép buộc hay không?
    • Có những người nào tham gia thực hiện hành vi cùng với họ hay chỉ mình họ?
  • Yêu cầu:
    • Cung cấp chứng cứ về những tình tiết giảm nhẹ, những đặc điểm tốt thuộc về nhân thân.
    • Tiến hành bồi thường cho bị hại, gặp xin lỗi và động viên người bị hại (hoặc gia đình họ).
    • Có thái độ tôn trọng Hội đồng xét xử, đại diện Viện kiểm sát và những người tham gia tố tụng khác.
    • Trả lời các câu hỏi ngắn gọn, đúng ý, có lợi cho mình; Chuẩn bị trước nội dung, hình thức thể hiện phần bào chữa của họ cũng như lời nói sau cùng tại phiên tòa.

* Gặp và trao đổi với những người liên quan khác

  • Đối với người bị hại: Gặp để hỏi thêm một số tình tiết của vụ án, động viên, an ủi họ.
  • Đối với người làm chứng:
    • Chỉ gặp khi thấy cần thiết;
    • Khi gặp có thể mang theo máy ghi âm;
    • Đối với lời khai có lợi cho thân chủ có thể đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác nhận;
    • Giải thích trách nhiệm khai báo trung thực, chính xác của người làm chứng

c) Xây dựng bản bào chữa

Hai hình thức:

  • Bản bào chữa đầy đủ;
  • Bản bào chữa sơ lược: sẽ phân tích, lập luận, bổ sung tại phiên tòa.

* Trong trường hợp bào chữa theo hướng không phạm tội

  • Thân chủ hoàn toàn không có hành vi phạm tội;
  • Hành vi chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự;
  • Tài liệu y học, tài liệu giám định, các chứng cứ khác không đủ cơ sở để buộc tội thân chủ
  • Thân chủ thực hiện hành vi do phòng vệ chính đáng hoặc tình thế cấp thiết hoặc sự kiện bất ngờ.

*  Bào chữa theo hướng chuyển sang tội danh nhẹ hơn cho thân chủ

Đồng thời phải chứng minh rằng hành vi đó không thỏa mãn các dấu hiệu được mô tả trong cấu thành tội phạm mà Viện kiểm sát truy tố.

* Bào chữa theo hướng giảm nhẹ cho thân chủ

Nhìn chung tập trung vào các tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 và Điều 47.

* Bào chữa theo hướng trả hồ sơ điều tra bổ sung, điều tra lại

Cơ sở:

  • Nghiên cứu hồ sơ vụ án;
  • Thẩm vấn tại phiên tòa;
  • Điều 168, Điều 179,… BLTTHS

3. Tham gia phiên tòa

a) Trong phần khai mạc phiên tòa:

  • Nắm danh sách người làm chứng mà tòa triệu tập. Nếu thiếu người làm chứng quan trọng và có lợi cho thân chủ thì đề nghị hoãn phiên tòa.
  • Trong trường hợp cần giám định viên có mặt tại phiên tòa để giải thích kết quả giám định thì đề nghị tòa triệu tập giám định viên.
  • Nếu thiếu vật chứng để đưa ra xem xét tại phiên tòa thì đề nghị tòa giải quyết vấn đề này, nếu xét thấy có lợi cho thân chủ.

b) Trong phần xét hỏi:

  • Ghi chép => Bổ sung kịp thời những câu hỏi cần thiết;
  • Hỏi dứt khoát và xoáy sâu vào những mâu thuẫn nhằm đảm bảo có lợi cho thân chủ của mình;
  • Đối với thân chủ của mình, luật sư nên đặt ra những câu hỏi rõ ràng để họ có cơ hội trình bày, lý giải những điều có lợi cho bản thân họ trước Hội đồng xét xử.

c) Trong phần tranh luận:

  • Bám vào:
    • Nội dung Cáo trạng và bản luận tội của Viện kiểm sát;
    • Ý kiến của bị hại và quan điểm luật sư bảo vệ họ;
  • Cần phối hợp với thân chủ để tạo ra hiệu quả của việc bào chữa;
  • Các luận điểm đưa ra phải dễ hiểu, ngắn gọn, tập trung (nêu rõ chứng cứ được thể hiện ở bút lục nào);
  • Ngôn ngữ, giọng điệu vừa đanh thép, vừa nhẹ nhàng tình cảm khi cần.

d) Trong phần tuyên án:

Luật sư cần theo dõi và ghi chép việc Hội đồng xét xử tuyên phạt thân chủ của mình về tội danh gì, mức phạt cụ thể như thế nào, mức bồi thường bao nhiêu để sau phiên tòa giúp thân chủ kháng cáo theo đúng quy định.

5/5 - (1 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền