Kỹ năng của luật sư khi trao đổi với Toà án và Viện kiểm sát

Chuyên mụcBạn có biết?, Kỹ năng mềm, Luật Luật sư vai-tro-cua-luat-su-trong-giai-doan-thi-hanh-an-dan-su

Anh chị hãy phân tích kỹ năng của luật sư khi trao đổi với Toà án và Viện kiểm sát?

 

Các nội dung liên quan:

 

1. Mục đích, yêu cầu của việc trao đổi với viện kiểm sát, tòa án

Mục đích

  • Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo
  • Khắc phục những thiếu sót, những biểu hiện tiêu cực, vi phạm pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng
  • Đảm bảo hoạt động khách quan của hoạt động tố tụng

Yêu cầu

  • Yêu cầu về địa điểm trao đổi: Chỉ tiến hành trao đổi tại trụ sở viện kiểm sát, tòa án không tiến hành tại nhà riêng, nơi công cộng hay các địa điểm khác
  • Yêu cầu về nội dung trao đổi: Phạm vi trao đổi chỉ những vấn đề liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ cần sự giải quyết của hai cơ quan này
  • Yêu cầu về tố tụng:
  • Đảm bảo đúng các thủ tục tố tụng hay không
  • Có vi phạm các quy định của tố tụng hay không
  • Có cần thiết phải thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn hay không, có cần tách nhập vụ án không.
  • Yêu cầu về chứng cứ
  • Đã đủ chứng cứ chưa
  • Chứng cứ thiếu có thể bổ sung tại phiên tòa hay không
  • Quan điểm của viện kiểm sát về tài liệu, đồ vật mà luật sư thu thập được

Luật sư muốn đưa ra các yêu cầu được chính xác, đúng đắn khi trao đổi với viện kiểm sát, tòa án thì phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về: nội dung trao đổi, các đề xuất, tài liệu làm cơ sở cho đề xuất.

2. Một số trường hợp cần trao đổi, đề xuất

Thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn

Nếu xét thấy việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn không có căn cứ thì đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng có những biện pháp khắc phục cần thiết

Trả hồ sơ điều tra bổ sung

Việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung được thực hiện khi:

  • Hồ sơ thiếu những chứng cứ quan trọng
  • Có chứng cứ cho rằng bị cáo phạm một tội danh nặng hơn hoặc nhẹ hơn (Tùy thuộc vị trí tham gia tố tụng của luật sư là tư cách người bào chữa cho bị cáo hay là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại)
  • Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng dẫn đến sai lệch hồ sơ so với sự thật khách quan của vụ án

Nhập hoặc tách vụ án

Khi thấy việc nhập hoặc tách là: Bảo bệ cho lợi ích của thân chủ, phù hợp với quy định của pháp luật

Cần trưng cầu giám định

Nếu thấy nghi ngờ về các vấn đề liên quan đến vụ án chưa được giám định thì đề nghị viện kiểm sát, tòa án ra quyết định trưng cầu giám định

Cần triệu tập người làm chứng

Nếu thấy sự vắng mặt của người làm chứng làm cảm trở việc xác định sự thật khách quan của vụ án và không có lợi cho thân chủ thì đề nghị tòa án triệu tập

3. Một số lưu ý khi tiến hành trao đổi

Có hai hình thức trao đổi chủ yếu là trao đổi trực tiếp và trao đổi gián tiếp, mỗi hình thức trao đổi sẽ có ưu điểm và nhược điểm riêng. Nếu trao đổi trực tiếp phải thống nhất về thời gian, đặt lịch làm việc. Nếu trao đổi bằng văn bản chú ý cách thức chuyển văn bản đên tận tau người nhận đúng thời hạn.

Trao đổi trực tiếp

Khi trao đổi trực tiếp đòi hỏi luật sư phải có:

  • Thái độ tôn trọng, nhã nhặn, lịch sự với người đối thoại
  • Diễn đạt chính xác, ngắn gọn nội dung cần trình bày
  • Chủ động đưa ra các kiến nghị, đề xuất

Trao đổi bằng văn bản

  • Bố cục chặt chẽ, hợp lý
  • Diễn đạt chính xác, ngắn gọn nội dung cần trình bày
  • Sử dụng ngôn từ chính xác, rõ ràng, thể hiện thái độ tôn trọng. lịch sự của luật sư đối với tòa án, viện kiểm sát
5/5 - (1 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền