Kỹ năng bào chữa trong các vụ án tham nhũng

Chuyên mụcKỹ năng mềm, Luật Luật sư Luật sư

Kỹ năng bào chữa trong các vụ án tham nhũng.

 

Xem thêm: 

Tìm đọc:

  • Mục A Chương XXI BLHS;
  • Luật phòng chống tham nhũng số 55/2005/QH11;
  • Nghị định số 107/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý;
  • Thông tư 08/2007/TT-BNV hướng dẫn Nghị định 107/2006/NĐ-CP;
  • Thông tư liên tịch 2462/2007/TTLT-TTCP-VKSNDTC-KTNN-BQP-BCA về quy định việc trao đổi, quản lý và sử dụng thông tin, dữ liệu về phòng, chống tham nhũng.
  • Nghị quyết 01/2001/NQ-HĐTP của HĐTPTANDTC.

1. Đặc điểm của các vụ án tham nhũng

  • Nguyên nhân:
    • Sơ hở về pháp luật;
    • Việc quản lý, kiểm tra, giám sát bị buông lỏng;
    • Sự yếu kém về năng lực, trình độ và phẩm chất của người có chức vụ quyền hạn được giao trách nhiệm quản lý tài sản;
    • Thường gắn với các hành vi vi phạm khác như cố ý làm trái, buôn lậu.
  • Tính chất ngày càng nghiêm trọng, thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt;
  • Việc điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng thường kéo dài, gặp nhiều khó khăn trong việc chứng minh tội phạm.

2. Hoạt động chuẩn bị cho việc bào chữa tại phiên tòa

a) Nghiên cứu hồ sơ

  • Đặc điểm: Cơ quan điều tra thường hạn chế sự tham gia ngay từ đầu của luật sư.
  • Luật sư cần có kế hoạch thu thập và tiếp cận các nguồn tài liệu, chứng cứ:
    • Tài liệu về nơi thân chủ làm việc;
    • Văn bản pháp quy;
    • Các chứng cứ, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ việc tham nhũng;
    • Các tài liệu về nhân thân, thành tích cá nhân của thân chủ.

=> Sắp xếp.

  • Chuyển các tài liệu quan trọng mà mình thu thập được thành các chứng cứ bằng cách:
    • Kiểm tra độ chính xác của tài liệu;
    • Soạn văn bản đề nghị thẩm tra xác minh, tiến hành đối chất, trưng cầu giám định.
  • Cần tập trung:
    • Xem xét toàn diện về mặt tố tụng .
    • Quan tâm đến chứng cứ chứng minh hành vi có tội hay không (đặc biệt là các biên bản đối chất).
    • Phương pháp đọc hồ sơ.
  • Trao đổi những nội dung chủ yếu trong

b) Gặp gỡ thân chủ và những người có liên quan

  • Hướng dẫn những công việc cần chuẩn bị tại phiên tòa; cách trình bày lời tự bào chữa tại phiên tòa;
  • Dự kiến những câu hỏi có thể phải trả lời;
  • Chuẩn bị lời nói cuối cùng tại phiên tòa.

c) Xây dựng bản luận cứ bào chữa

3. Tham gia phiên tòa

  • Cần chú ý:
    • Tính độc lập và mức độ trung thành đến cùng đối với khách hàng của luật sư;
    • Việc làm xấu đi tình trạng của bị cáo mình không nhận trách nhiệm bào chữa;
    • Không nên sử dụng phương pháp “nước đôi” trong thể hiện quan điểm bào chữa.
  • Cần tránh:
    • Đòi hỏi quyền lợi một cách quá đáng;
    • Tìm cách trì hoãn phiên xử không chính đáng;
    • Thúc đẩy việc khiếu nại hoặc kháng cáo không có cơ sở;
    • Che đậy hoặc không tiết lộ thông tin mà luật sư phải tiết lộ theo quy định pháp luật;
    • Cố ý dùng chứng từ giả hoặc khai man;
    • Giải thích pháp luật và hồ sơ vụ án một cách sai lệch;
    • Tư vấn cho bị cáo thực hiện những hành vi bất hợp pháp….
đánh giá bài viết

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền