Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư của Singapore và Nhật Bản

Chuyên mụcLuật Luật sư, Thảo luận pháp luật Quy tắc là gì?

So với các quốc gia phương tây, nghề luật sư ở châu Á có lịch sử hình thành và phát triển muộn hơn nhưng cho đến nay, với sự trỗi dậy của các nền kinh tế đến từ châu Á, vị thế và vai trò của luật sư ở các quốc gia này không ngừng được nâng lên. Trong Chương này, hai điển hình được lựa chọn nghiên cứu là Nhật Bản – quốc gia có nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới và Singapore – quốc gia tuy có diện tích nhỏ bé nhưng có nền kinh tế năng động nhất trong khu vực và trên thế giới hiện nay. 

Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư của Singapore

Hội luật sư Singapore là tổ chức xã hội – nghề nghiệp của tất cả luật sư hoạt động tại Singapore, bao gồm luật sư nội địa và luật sư quốc tế. Tương tự như Liên đoàn hoặc Đoàn luật sư tại Việt Nam, Hội luật sư Singapore có những chức năng và nhiệm vụ chính sau:

(i) Là đầu mối tổ chức những sự kiện, hoạt động nhằm kết nối các luật sư lại với nhau;

(ii) Là cơ quan tiếp nhận và xử lý các khiếu nại, tố cáo về luật sư Singapore;

(iii) Quản lý Văn phòng Dịch vụ Tiện nguyện (Pro Bono Services Ofce) để tư vấn pháp lý miễn phí cho người nghèo v.v..

Về xử lý vi phạm đạo đức nghề nghiệp của luật sư Singapore, Hội luật sư Singapore là cơ quan đầu mối tiếp nhận khiếu nại, tố cáo đối với vi phạm đạo đức của luật sư và sẽ xử lý những khiếu nại, tố cáo này theo hai bước. Sau khi tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, Hội luật sư Singapore sẽ thành lập một Hội đồng Xử lý Kỷ luật (Disciplinary Tribunal) bao gồm hai luật sư, một nhân viên pháp lý (legal ofcer), và một người không công tác trong lĩnh vực pháp lý nhưng có nhiều hiểu biết (an educated layperson). Sau khi thành lập, Hội đồng Xử lý Kỷ luật sẽ xem xét khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp của luật sư. Nếu Hội đồng Xử lý kỷ luật xác định có hành vi vi phạm đạo đức thì Hội đồng sẽ gửi kiến nghị lên Văn phòng luật sư trưởng (Attorney-General’s Chambers) để đề nghị (i) khai trừ luật sư này khỏi Hội luật sư Singapore và (ii) truy tố hình sự nếu hành vi vi phạm nghiêm trọng đến mức hình sự. Quyết định xử lý kỷ luật của Hội đồng là quyết định cuối cùng và không thể kháng cáo.

Đạo luật luật sư (Quy tắc Nghề nghiệp) năm 2015 – Legal Profession (Professional Conduct) Rules 2015 – gọi chung là Đạo luật luật sư Singapore là quy định hiện hành về quy tắc ứng xử khi hành nghề luật sư tại Singapore. Đạo luật này được áp dụng cho luật sư Singapore cũng như luật sư nước ngoài hành nghề tại Singapore.1 Đạo luật được cơ cấu thành bảy phần chính: Phần I nêu định nghĩa về một số thuật ngữ được sử dụng trong Đạo luật; Phần II quy định những quy tắc cho việc hành nghề luật tại Singapore, bao gồm quan hệ với khách hàng, với đồng nghiệp, và với các cá nhân khác; Phần III quy định những quy tắc cho việc thực hành nghề luật ở Singapore và ứng xử tại Tòa án Singapore; Phần IV quy định những quy tắc cho việc quản lý và vận hành các tổ chức hành nghề luật; Phần V quy định các quy tắc cho việc quảng cáo về nghề luật sư; Phần VI đưa ra những quy định chung khác và Phần V(A) quy định về việc tài trợ kiện tụng của bên thứ ba.

Nguyên tắc cơ bản của luật sư trong quan hệ với khách hàng

Đạo luật luật sư Singapore cũng quy định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa luật sư Singapore và khách hàng là phải bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng, tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp và sự lựa chọn của khách hàng cũng như phải bảo đảm bí mật thông tin cho khách hàng. Cụ thể, luật sư Singapore phải bảo đảm những nguyên tắc cơ bản sau:

(i) Luôn trung thực với khách hàng;

(ii) Trong quá trình tư vấn, người hành nghề luật phải thông báo tất cả những thông tin được biết mà có thể ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng;

(iii) Làm việc với năng lực và nỗ lực cần thiết trong quá trình cung cấp dịch vụ;

(iv) Bảo đảm rằng bản thân người hành nghề luật có kiến thức và kỹ năng phù hợp cho các vấn đề pháp lý được giao, và áp dụng những kiến thức, kỹ năng đó một cách phù hợp;

(v) Tông báo cho khách hàng tiến độ công việc của mình theo từng giai đoạn;

(vi) Trong trường hợp cần thiết, phản hồi nhanh chóng những yêu cầu của khách hàng;

(vii) Tôn trọng các cuộc hẹn với khách hàng;

(viii) Tư vấn kịp thời cho khách hàng;

(ix) Tuân thủ tất cả những yêu cầu hợp pháp và hợp lý mà khách hàng đề ra;

(x) Sử dụng tất cả các phương tiện pháp lý để nâng cao lợi ích của khách hàng; và

(xi) Lưu giữ hồ sơ, tài liệu về những yêu cầu từ phía khách hàng cũng như những lời khuyên đưa ra cho khách hàng.

Teo Điều 6 Đạo luật luật sư Singapore, luật sư không được phép tiết lộ bất kỳ thông tin mật nào của khách hàng do khách hàng cung cấp hoặc do chính luật sư tự khai thác được trong quá trình tư vấn, đại diện cho khách hàng. Nghĩa vụ bảo mật thông tin của luật sư đối với khách hàng cũng được quy định trong Đạo luật về Chứng cứ (Evidence Act) của Singapore. Điều 128 Đạo luật này quy định cụ thể việc tiết lộ bất kỳ thông tin mật nào của khách hàng, tư vấn của luật sư cho khách hàng, thông tin hoặc bất kỳ tài liệu nào mà luật sư đã nghiên cứu khi thực hiện công việc cho khách hàng là hành vi bị cấm. Điều 131 Đạo luật về Chứng cứ của Singapore cũng có quy định chung bảo vệ khách hàng không bị buộc phải tiết lộ bất kỳ thông tin nào mà họ đã cung cấp cho luật sư của mình. Có ba ngoại lệ đối với nghĩa vụ bảo mật thông tin cho khách hàng này như sau: (i) Khách hàng cho phép tiết lộ hoặc nghĩa vụ bảo mật thông tin được miễn trừ theo các hình thức khác; (ii) Tông tin mật khách hàng cung cấp nhằm thực hiện hành vi trái pháp luật hoặc liên quan đến tội phạm hoặc lừa đảo; và (iii) Khách hàng là nhân chứng trong thủ tục tố tụng, đã dẫn chiếu đến thông tin mật trong quá trình cung cấp chứng cứ cho tòa, và Tòa án đã yêu cầu khách hàng tiết lộ thông tin mật đó vì điều này là cần thiết để giải thích chứng cứ mà khách hàng đã cung cấp.

Ngoài ra, liên quan đến các nghi vấn về hành vi rửa tiền mà luật sư phát hiện được trong quá trình tư vấn cho khách hàng, các quy tắc phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố trong hoạt động hành nghề luật (the Legal Profession (Prevention of Money Laundering and Financing of Terrorism) Rules 2015) yêu cầu luật sư trong quá trình hành nghề nếu phát hiện nghi vấn rửa tiền thì phải dừng ngay việc cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng và báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền về nghi vấn này. Việc không báo cáo nghi vấn có thể bị xem là hành vi vi phạm các quy tắc phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố, mặc dù có thể có mâu thuẫn với đạo đức nghề nghiệp luật sư.1

Tính phí khách hàng

Đạo luật luật sư Singapore quy định rất rõ nghĩa vụ của luật sư Singapore phải giải thích cho khách hàng về căn cứ và cách thức tính phí của mình, bao gồm cả những chi phí phát sinh. Tuy nhiên, điểm quan trọng cần lưu ý là Điều 18 Đạo luật luật sư Singapore cấm tuyệt đối việc tính phí dựa trên kết quả vụ việc (contigency fees).

Xung đột lợi ích

Teo Đạo luật luật sư Singapore, luật sư Singapore không được nhận hoặc thực hiện vụ việc trong trường hợp có xung đột lợi ích hoặc có khả năng có xung đột lợi ích. Xung đột lợi ích xảy ra khi quyền lợi của bản thân luật sư, khách hàng cũ, khách hàng hiện tại khác, hoặc một bên thứ ba có mâu thuẫn với nhau dẫn đến việc luật sư bị hạn chế trong việc thực hiện nghĩa vụ tốt nhất của mình để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng hiện tại, giữ bí mật thông tin của khách hàng hiện tại. Khi có xung đột lợi ích, người hành nghề luật phải thông báo ngay với khách hàng để giải thích xung đột là gì, ảnh hưởng tới khả năng người hành nghề luật thực hiện nghĩa vụ như thế nào, và quyết định có tiếp tục đại diện cho khách hàng nữa hay không.

Tuy nhiên, trong trường hợp có xung đột lợi ích giữa khách hàng mới và khách hàng cũ, Đạo luật luật sư Singapore không hoàn toàn hạn chế luật sư Singapore không được tiếp nhận vụ việc của khách hàng mới, mặc dù không xin được chấp thuận của khách hàng cũ, nếu luật sư hoặc công ty luật đã áp dụng các biện pháp bảo đảm an toàn và giữ bí mật thông tin của khách hàng cũ và đã thông báo cho khách hàng cũ về những biện pháp đó.

Những vấn đề khác trong quan hệ với khách hàng

Bên cạnh những nội dung trên, Đạo luật luật sư Singapore còn có những quy định trong mối quan hệ giữa luật sư và khách hàng: Luật sư hoặc Tổ chức hành nghề luật sư tại Singapore hoặc các bên liên kết của họ (như thành viên gia đình của luật sư, công ty con, công ty liên kết của công ty luật, v.v.) không được tham gia vào những giao dịch vay tiền, tài sản từ khách hàng (Điều 23 Đạo luật luật sư Singapore); Luật sư, Tổ chức hành nghề luật sư tại Singapore chỉ được phép mua hàng và tài sản từ khách hàng của mình nếu như giao dịch đó tuân theo giá cả thị trường hoặc được định giá phù hợp từ một tổ chức thứ ba (Điều 24 Đạo luật luật sư Singapore); Luật sư, Tổ chức hành nghề luật sư tại Singapore hoặc gia đình và bên liên kết của họ khi được khách hàng tặng quà phải yêu cầu thuê một bên độc lập tư vấn cho khách hàng về việc tặng quà đó; và Khi kết thúc vụ việc, người hành nghề luật cần thông báo cho khách hàng biết kết quả vụ việc. Việc kết thúc vụ việc cũng sẽ chấm dứt mối quan hệ luật sư – khách hàng.

Ngoài ra, người hành nghề luật cũng có thể chấm dứt mối quan hệ luật sư – khách hàng khi người hành nghề luật thông báo trước cho khách hàng một khoảng thời gian phù hợp (việc chấm dứt sẽ không ảnh hưởng nhất định đến lợi ích của khách hàng, và khách hàng hoàn toàn hiểu những hệ luỵ xảy ra khi chấm dứt, và đồng tình với nó): Vì lý do sức khoẻ mà người hành nghề luật không thể tiếp tục công việc; Khách hàng chậm trễ thanh toán chi phí pháp lý; Khách hàng có hành vi lừa dối và đưa ra hồ sơ, tài liệu không chính xác về những chi tiết xảy ra trong vụ việc; Có sự mất lòng tin giữa người hành nghề luật và khách hàng; hoặc, những lý do hợp lý khác.

Quan hệ với đồng nghiệp

Điều 7 Đạo luật luật sư Singapore quy định những nguyên tắc cơ bản sau trong quan hệ giữa các luật sư với nhau: Người hành nghề luật phải tôn trọng lẫn nhau trên cương vị là đồng nghiệp trong một ngành nghề cao quý; Người hành nghề luật phải đối xử với nhau dựa trên tinh thần thiện chí cao và mang lẽ công bằng, để các vấn đề pháp lý được giải quyết nhanh chóng và chuyên nghiệp; Người hành nghề luật không được phép giao dịch dưới bất cứ hình thức nào mà có thể gây ảnh hưởng xấu đến uy tín và vị thế của nghề luật sư hoặc việc hành nghề luật sư ở Singapore; và Người hành nghề luật có thể đưa ra lời khuyên (second opinion) cho khách hàng của một người hành nghề luật khác, nhưng không được tìm cách làm ảnh hưởng mối quan hệ luật sư – khách hàng của người hành nghề luật đó.

Ứng xử trong quá trình giải quyết tranh chấp, hòa giải

Khi tham gia tố tụng, luật sư, Tổ chức hành nghề luật sư tại Singapore có nghĩa vụ trợ giúp việc thực thi công lý thông qua việc bảo đảm rằng những tài liệu liên quan được đệ trình trước Tòa sẽ bảo đảm tính liêm chính và góp phần thực thi công lý; luôn trung thực và chính xác trong những văn bản liên lạc với những người có liên quan đến vụ việc được đưa ra Toà; không được trình bày, hoặc cho phép trình bày những bằng chứng hoặc thông tin mà người hành nghề luật biết là sai; làm việc dựa trên tinh thần công bằng, ngay thẳng, hiệu quả cao; và phải tuân thủ với tất cả những quy định và pháp luật hiện hành.

Đối với Tòa án hoặc các cơ quan giải quyết tranh chấp khác như trọng tài, hòa giải viên, luật sư Singapore phải tôn trọng Tòa án, trọng tài viên, hòa giải viên hoặc các cá nhân khác thực hiện quá trình giải quyết tranh chấp (Điều 8A và Điều 13 Đạo luật luật sư Singapore). Luật sư phải lịch sự khi trình bày sự việc của mình và làm việc có thiện chí trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp. Luật sư Singapore không được giúp đỡ hoặc cho phép khách hàng của mình thực hiện các hành vi lừa dối trọng tài viên, người hòa giải, hoặc những cá nhân đứng ra tổ chức quá trình giải quyết tranh chấp bằng phương thức khác.

Trong quá trình giải quyết tranh chấp, luật sư Singapore có nghĩa vụ trợ giúp thực thi công lý thông qua việc bảo đảm rằng khách hàng không lừa dối hoặc có những hành vi không phù hợp trước Tòa (Điều 10 Đạo luật luật sư Singapore). Luật sư Singapore không được thực hiện những hành vi trái pháp luật, trái đạo đức hoặc không phù hợp, ngay cả khi những hành vi đó sẽ giúp ích cho khách hàng của mình. Khi làm việc với nhân chứng, luật sư Singapore phải ứng xử phù hợp với nhân chứng, ngay cả khi những bằng chứng đưa ra bởi nhân chứng đó là chống lại khách hàng của mình và phải cân nhắc thấu đáo về nội dung và hình thức những câu hỏi được đặt ra cho nhân chứng. 

Tài trợ chi phí tố tụng của bên thứ ba

Một trong những vấn đề chưa rõ trong pháp luật Việt Nam là liệu việc một bên thứ ba thỏa thuận tài trợ chi phí pháp lý cho một vụ kiện tại Tòa án hoặc trọng tài và được hưởng toàn bộ hoặc một phần số tiền thu được từ vụ kiện đó, có phải là một thỏa thuận hợp pháp hay không. Ý kiến ủng hộ thì cho rằng thỏa thuận này không vi phạm bất kỳ trường hợp hợp đồng vô hiệu nào nên phải được xem là có giá trị pháp lý. Tuy nhiên, ý kiến không ủng hộ thì cho rằng hiện nay chưa có bất kỳ văn bản nào quy định về việc này nên việc này không khả thi.

Việc tài trợ chi phí tố tụng của bên thứ ba dường như là được phép theo pháp luật Singapore khi Đạo luật luật sư Singapore có những quy tắc cụ thể về việc luật sư Singapore phải công khai việc tài trợ chi phí vụ kiện và những hành vi bị nghiêm cấm trong việc tài trợ vụ kiện. Cụ thể, Điều 49A Đạo luật luật sư Singapore yêu cầu luật sư Singapore phải công khai trước Tòa hoặc trọng tài, và các bên trong vụ tranh chấp về việc tài trợ từ bên thứ ba đối với những chi phí liên quan đến vụ tranh chấp và danh tính của bên thứ ba. Tuy nhiên, Điều 49B Đạo luật luật sư Singapore quy định những hành vi bị nghiêm cấm gồm việc luật sư, Tổ chức hành nghề luật sư tại Singapore được sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp cổ phần hoặc quyền sở hữu của bên thứ ba tài trợ chi phí tố tụng mà luật sư hoặc Tổ chức hành nghề luật sư Singapore đã giới thiệu bên thứ ba đó cho khách hàng của mình trong quá trình giải quyết tranh chấp, hoặc bên thứ ba đó đã tài trợ cho khách hàng của luật sư, Tổ chức hành nghề luật sư tại Singapore.

Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư của Nhật Bản

Các vấn đề về đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư tại Nhật Bản được điều chỉnh bởi Đạo luật luật sư năm 1941 (Đạo luật), các Điều khoản của Liên đoàn luật sư Nhật Bản (Các Điều khoản JFBA)1 và Bộ quy tắc cơ bản về nghĩa vụ của luật sư2 (Quy tắc cơ bản). Teo quy định của Đạo luật (Điều 22), tất cả luật sư phải tuân theo Các Điều khoản JFBA và các quy tắc và quy định của Liên đoàn các Hiệp hội luật sư Nhật Bản (JFBA), bao gồm các Quy tắc cơ bản3. Ngoài ra, mọi luật sư đều phải trải qua một chương trình đào tạo về đạo đức nghề nghiệp. Bộ quy tắc cơ bản cũng quy định rằng một luật sư phải bảo vệ tính độc lập của hệ thống tư pháp, tôn trọng sự thật, trung thành, thực hiện nhiệm vụ nghề nghiệp của họ một cách trung thực và công bằng, duy trì và nỗ lực nâng cao uy tín nghề nghiệp. Luật sư cũng không được quảng bá các giao dịch gian lận, bạo lực, vi phạm pháp luật khác hoặc hành vi trái pháp luật.

Nghĩa vụ của luật sư trong quan hệ với khách hàng

Trước khi thiết lập quan hệ luật sư – khách hàng, luật sư cần lưu ý và xem xét kỹ các thông tin, đồng thời đánh giá khả năng tiếp nhận vụ việc. Teo quy định, luật sư không được nhận vụ việc trong các trường hợp sau (ngoại trừ trường hợp khách hàng nêu tại mục (3) đồng ý): (1) Vụ việc luật sư đã hỗ trợ cho phía bên đối lập sau khi tham vấn hoặc chấp nhận phía bên kia với tư cách là khách hàng của mình; (2) Vụ việc mà luật sư đã được hỏi ý kiến tham vấn bởi bên kia; (3) Vụ việc mà luật sư đã từng nhận trước đây do có yêu cầu của bên đối lập; (4) Các vụ việc mà người được ủy quyền giải quyết với tư cách là viên chức trong quá trình thi hành công vụ; (5) Các trường hợp mà luật sư tham gia với tư cách là người tiến hành các thủ tục bao gồm trọng tài, hòa giải và những thủ tục khác.

Sau khi đã nhận cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng, luật sư phải đưa ra những giải thích hợp lý về triển vọng, các phương pháp xử lý vụ việc cũng như chi phí cho khách hàng. Luật sư không được hứa hẹn, bảo đảm về kết quả vụ việc có lợi cho khách hàng. Đặc biệt, luật sư không được vay hoặc cho khách hàng mượn tiền, yêu cầu khách hàng bảo đảm khoản nợ cho mình/đứng ra bảo lãnh khoản vay cho khách hàng.1 luật sư cần duy trì mối quan hệ tin tưởng với khách hàng, trong trường hợp xảy ra bất kỳ mâu thuẫn, tranh chấp nào với khách hàng, luật sư nên tìm kiếm sự hòa giải thông qua Đoàn luật sư nơi họ là thành viên.2

Nghĩa vụ bảo mật của luật sư

Nghĩa vụ bảo mật là bản chất của sự tin cậy giữa luật sư và khách hàng. Một luật sư không được tiết lộ hoặc sử dụng mà không có lý do chính đáng thông tin bí mật của khách hàng có được trong quá trình hành nghề.3
Liên quan đến việc lưu trữ và xử lý hồ sơ vụ việc, luật sư nên thận trọng để không làm rò rỉ thông tin bí mật.4 Nghĩa vụ bảo mật như vậy cũng mở rộng đối với bí mật của khách hàng của các luật sư khác trong cùng công ty, và áp dụng ngay cả sau khi luật sư đã rời khỏi công ty.5

Xung đột về lợi ích

Ở Nhật Bản, Đạo luật đã đưa ra hướng dẫn những yếu tố tạo thành xung đột lợi ích. Một luật sư được coi là có xung đột lợi ích khi rơi vào một số trường hợp sau: (1) Khi luật sư tư vấn cho người có lợi ích đối lập với khách hàng của luật sư trong cùng một vụ án; (2) luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý cho bên thứ ba trước khi khách hàng của họ tham vấn; (3) luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng mà tham gia cùng vụ việc đó với tư cách là viên chức nhà nước hoặc với tư cách là trọng tài viên, hòa giải viên. Bộ quy tắc cơ bản cũng cấm các trường hợp mà luật sư trước đây đã tham gia vụ việc với tư cách là người tiến hành hòa giải, thương lượng hoặc các hình thức giải quyết tranh chấp thay thế khác.

Luật sư không thể nhận vụ việc nếu có xung đột lợi ích giữa luật sư và khách hàng trừ khi được khách hàng đồng ý. Trong một số tình huống, luật sư có thể đảm nhận vụ việc với sự đồng ý của khách hàng như luật sư bảo vệ quyền lợi cho người có lợi ích xung đột với khách hàng trong một vụ việc khác không liên quan, tuy nhiên phải có được sự đồng ý của cả hai. Nếu luật sư có nhiều khách hàng trong cùng một vụ việc, xét thấy có xung đột lợi ích, luật sư nên tư vấn cho cả hai khách hàng về khả năng luật sư rút lui cũng như khả năng ảnh hưởng đến lợi ích của họ.1

Nghĩa vụ của luật sư trong quan hệ với đồng nghiệp, phía đối lập và các cơ quan khác Một luật sư cần thể hiện sự tôn trọng trong quan hệ với Tòa án, Công tố viên và các luật sư đồng nghiệp ngay cả khi không ở trong phiên tòa, không được có thái độ không đúng mực,2 cũng như không được lợi dụng bất kỳ mối quan hệ cá nhân nào, chẳng hạn như mối quan hệ với Tẩm phán, Công tố viên hoặc bất kỳ người nào khác trong cơ quan công quyền liên quan đến tố tụng tư pháp trong quá trình giải quyết vụ việc.

Trong trường hợp bên có quan hệ lợi ích đối lập với khách hàng đã có một luật sư đủ tiêu chuẩn được chỉ định hợp pháp, luật sư không được liên hệ hoặc thương lượng trực tiếp với phía bên kia mà không có sự đồng ý của luật sư đại diện đó mà không có lý do chính đáng,3 đồng thời luật sư không được nhận, yêu cầu hoặc hứa chấp nhận bất kỳ khoản lợi nhuận nào từ phía đối lập của khách hàng liên quan đến vụ việc mà luật sư đã nhận thực hiện.4

Quy định về quảng cáo

Quảng cáo của các luật sư, công ty luật ở Nhật Bản bị cấm cho đến năm 2000, hiện nay việc này đã được cho phép, nhưng vẫn bị hạn chế nghiêm ngặt. Các quy định về quảng cáo của luật sư và các hướng dẫn liên quan nghiêm cấm quảng cáo sai sự thật, gây hiểu lầm, phóng đại, so sánh, bất hợp pháp hoặc vi phạm các quy định của hiệp hội luật sư quốc gia và hiệp hội luật sư địa phương hoặc gây thiệt hại hoặc có nguy cơ gây tổn hại đến nhân phẩm của luật sư, v.v.. Luật sư có thể quảng cáo trên nhiều loại phương tiện truyền thông mà không bị hạn chế, nhưng các từ ngữ, vị trí quảng cáo và phương pháp quảng cáo bị hạn chế nghiêm ngặt như phải duy trì hồ sơ về quảng cáo trong ba năm. Bất kỳ hiệp hội luật sư địa phương nào cũng có thể điều tra hồ sơ về quảng cáo đáng ngờ, các dữ kiện liên quan đến quảng cáo, ra lệnh cấm hoặc thực hiện các biện pháp khác.
Sau khi sửa đổi nội dung Quy tắc về quảng cáo, JFBA và nhiều hiệp hội luật sư đã thiết lập trang web, và một số đã liệt kê hồ sơ của các luật sư thành viên của họ. Khi quảng cáo, luật sư không được thực hiện các hành vi sau đây: Quảng cáo so sánh với các luật sư cụ thể; các quảng cáo có thể làm ảnh hưởng tới phẩm giá hoặc uy tín của luật sư; quảng cáo thông qua thăm hỏi hoặc điện thoại cho người mà luật sư không quen biết; quảng cáo thông qua liên hệ trực tiếp với các bên mà một luật sư không quen biết. Hơn nữa, luật sư không nên quảng cáo hoặc quảng bá dịch vụ của mình theo cách có thể làm ảnh hưởng tới phẩm giá của luật sư.1

5/5 - (7 bình chọn)

Phản hồi

  1. I like what you guys are up also. Such clever work and reporting! Keep up the superb works guys I¦ve incorporated you guys to my blogroll. I think it’ll improve the value of my web site 🙂

  2. ↕ + 1,0000691 ВТС. Receive =>> https://script.google.com/macros/s/AKfycbyGHLNdf_zdfGWaSrlaOkOAr7pEx0URsDiig7NAbuppPQM7ElovlingCTa5ZvuwBnac/exec?hs=a1f9b78ad04ee2f2711818ce2c29e04a& ↕
    15/04/2024 tại 06:42

    8x4od5

  3. ???? + 1,0000691 bitсоin. Continue =>> https://script.google.com/macros/s/AKfycbww5nxMzACn9xCrqAPetuWjgQN-bTSDSCm1gFKtGZAvABWFVqFyBiecrphtncV7aqna/exec?hs=a1f9b78ad04ee2f2711818ce2c29e04a& ????
    11/04/2024 tại 22:52

    nctg0d

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền