“Hiểu đời” rồi đi học luật hay học luật trước “hiểu đời” sau?

Chuyên mụcCafe Dân Luật sinh-vien-luat-dai-hoc-columbia

Đào tạo luật: Hai triết lý, hai hướng đi, hai mô hình, hai hệ quả khác nhau: “Hiểu đời” rồi đi học luật hay học luật trước “hiểu đời” sau?

Các nội dung liên quan:

Triết lý thứ nhất hiểu luật pháp là ý chí giai cấp thống trị, thì chỉ cần giỏi ngôn ngữ và đặt mình vào lợi ích của giải cấp thống trị, gần gũi với các bài nói viết của chính trị gia là sẽ hiểu luật, nhớ luật. Nên triết lý thứ nhất, chọn các học sinh phổ thông vào học luật. Và chính họ – vốn chưa có nhiều trải nghiệm về cuộc sống – sẽ dễ dàng chấp nhận cách giảng dạy áp đặt, coi mọi định nghĩa, nguyên tắc trong giáo trình là mặc nhiên đúng – bởi không có thói quen và cũng không có khả năng tự chất vấn, tự phát hiện ra mâu thuẫn. Rõ ràng, lựa chọn mô hình đào tạo này sẽ vô cùng thuận lợi cho việc đưa tư tưởng, ý chí của giai cấp thống trị vào đầu óc trẻ thơ và có thể đạt được hiệu quả không chỉ giáo dục lý trí mà hiệu quả tình cảm, cảm xúc, cuồng nhiệt. Kết quả đào tạo của triết lý này sẽ hình thành nên một thế hệ sinh viên ra trường nỗ lực “đưa pháp luật vào cuộc sống”, nỗ lực áp dụng các định nghĩa của sách vở vào cuộc sống muôn hình vạn trạng. Và điều gì chưa được học, không có quy định rõ ràng trong luật thành văn thì sẽ “thỉnh” ý kiến cấp trên.

Triết lý thứ hai đòi hỏi phải “đưa cuộc sống vào pháp luật”; luật pháp chỉ là ngôn từ pháp lý diễn đạt các quy luật cuộc sống; bởi vậy phải “hiểu đời” mới được phép đi học luật. Các kỹ sư cầu đường thành thạo sẽ học luật giao thông; cử nhân kế toán đi học luật thuế; cử nhân quản trị kinh doanh học luật công ty… sẽ không chỉ hiểu luật, thấm luật mà còn có thể tự phát hiện những bất cập của pháp luật; phát hiện “vênh” giữa luật và cuộc sống. Triết lý này biểu hiện ra thành hai mô hình đào tạo con trong đó: Mô hình châu Âu lục địa áp dụng chương trình diploma dài 5 -6 năm và đào tạo sinh viên cả hai khối kiến thức “đời” và“luật”. Mô hình Common Law, đặc biệt Hoa Kỳ, áp dụng chế độ chỉ được phép đi học luật sau khi tốt nghiệp cử nhân, kỹ sư một ngành nghề nào đó (nên người học luật theo mô hình này khi tốt nghiệp được gọi là JD juris doctor – chứ không phải là cử nhân). Các cơ sở đào tạo luật theo triết lý thứ hai cho ra trường những sinh viên “thạo đời”, “thạo luật” để có thể ngay lập tức bổ nhiệm thành thẩm phán, hay hành nghề luật sư mà không cần trải thêm một kỳ đào tạo nào nữa. Những thẩm phán và luật sư chất lượng cao sẽ góp phần giảm tỷ lệ “án oan” ở quốc gia theo đuổi triết lý đào tạo này.

(Trích bài viết Đào tạo luật: Hai triết lý, hai hướng đi, hai mô hình, hai hệ quả khác nhau đăng tải trên Tạp chí Tia sáng ngày 21/02/2019)

4.4/5 - (5 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền