Khái niệm, đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Luật tố tụng dân sự

Bộ luật Tố tụng dân sự

1. Luật tố tụng dân sự là gì?

Luật tố tụng dân sựngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự.

 

Những nội dung liên quan:

 

Mục lục:

  1. Khái niệm luật tố tụng dân sự
  2. Đối tượng điều chỉnh của luật tố tụng dân sự
  3. Phương pháp điều chỉnh của luật tố tụng dân sự
    1. Phương pháp quyền uy mệnh lệnh
    2. Phương pháp mềm dẻo – linh hoạt

Bộ luật Tố tụng dân sự

2. Đối tượng điều chỉnh của luật tố tụng dân sự

Trong lĩnh vực tố tụng dân sự, khi giải quyết các vụ việc dân sự và thi hành án dân sự theo thủ tục mà luật tố tụng dân sự quy định thì sẽ xuất hiện những quan hệ giữa tòa án, viện kiểm sát, cơ quan thi hành án với nhau, với các đương sự, với những người tham gia tố tụng khác. Các quan hệ này được các chủ thể thực hiện trong khuôn khổ mà luật tố tụng dân sự xác định nhằm giải quyết các vụ việc dân sự. Hành vi của mỗi một chủ thể tham gia vào các quan hệ đó đã được những quy phạm pháp luật tố tụng dân sự điều chỉnh, buộc các chủ thể này thực hiện các quyền và nghĩa vụ nhất định. Các quan hệ phát sinh trong quá trình giải quyết vụ án dân sự chính là đối tượng điều chỉnh của luật tố tụng dân sự.

Đối tượng điều chỉnh cơ bản của luật tố tụng dân sự là các quan hệ giữa các cơ quan nhà nước có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật với người tham gia vào quá trình giải quyết vụ việc dân sự.

Đối tượng điều chỉnh của luật tố tụng dân sự là gì?

Đối tượng điều chỉnh của luật tố tụng dân sự là những quan hệ nảy sinh giữa các chủ thể trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự.

Đó là các quan hệ giữa Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan thi hành án, đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và các chủ thể khác như người làm chứng, người giám định, người phiên dịch… nảy sinh trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, cụ thể:

– Quan hệ giữa giữa Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan thi hành án với đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và các chủ thể khác có liên quan;

– Quan hệ giữa giữa Tòa án, Viện kiểm sát và Cơ quan thi hành án với nhau;

– Quan hệ giữa đương sự với các chủ thể khác có liên quan.

Các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của luật tố tụng dân sự không có sự bình đẳng giữa các chủ thể, trong đó Tòa án, Cơ quan thi hành án là các chủ thể có vai trò quyết định đối với việc giải quyết vụ việc dân sự.

Vụ việc dân sự là vụ việc phát sinh từ các quan hệ pháp luật dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động do Tòa án giải quyết. Vụ việc dân sự chia làm hai loại: vụ án dân sự và việc dân sự.

Vụ án dân sự là việc có sự tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa các đương sự mà họ thông thể thương lượng được nên nhờ Tòa án giải quyết.

Việc dân sự là loại vụ việc dân sự mà sự phát sinh, chấm dứt, thay đổi các quan hệ pháp luật phải do Tòa án xem xét quyết định như: Tòa án xem xét yêu cầu tuyên bố một người là mất.

3. Phương pháp điều chỉnh của luật tố tụng dân sự

Phương pháp điều chỉnh của luật tố tụng dân sự là tổng hợp những cách thức mà LTTDS tác động lên các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của nó.

Với các quy phạm pháp luật, luật tố tụng dân sự đã tác động tới đối tượng điều chỉnh bằng các phương pháp điều chỉnh sau đây:

a) Phương pháp quyền uy mệnh lệnh

Luật Tố tụng dân sự điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong tố tụng bằng phương pháp quyền uy mệnh lệnh thể hiện ở chỗ quy định địa vị pháp lý của Tòa án, viện kiểm sát, cơ quan thi hành án và các chủ thể khác trong tố tụng không giống nhau; các chủ thể khác đều phải phục tùng Tòa án, viện kiểm sát và cơ quan thi hành án. Các quyết định của Tòa án, viện kiểm sát và cơ quan thi hành án có giá trị bắt buộc các chủ thể khác phải thực hiện, nếu không sẽ bị cưỡng chế thực hiện. Quy định này xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của mình, các cơ quan trên phải có những quyền lực pháp lý nhất định đối với các chủ thể khác.

Do đó, ở các quan hệ do luật tố tụng dân sự điều chỉnh không có sự bình đẳng giữa Tòa án, viện kiểm sát và cơ quan thi hành án với các chủ thể khác.

Nguyên đơn dân sự

b) Phương pháp mềm dẻo – linh hoạt

Phương pháp “mềm dẻo – linh hoạt” dựa trên nguyên tắc đảm bảo quyền bình đẳng và tự định đoạt của các đương sự. Phương pháp điều chỉnh này xuất phát từ các quan hệ pháp luật nội dung mà Tòa án có nhiệm vu giải quyết trong các vụ việc dân sự là các quan hệ dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động, hôn nhân và gia đình. Các chủ thể của các quan hệ này có quyền tự quyết định quyền lợi của mình khi tham gia vào các quan hệ đó. Trong vụ việc dân sự, các chủ thể đó là đương sự. Do vậy, để bảo đảm quyền tự quyết định quyền lợi của các đương sự trong tố tụng, luật tố tụng dân sự điều chỉnh các quan hệ giữa Tòa án với các đương sự phát sinh trong quá trình tố tụng bằng phương pháp điều chỉnh này.

Theo đó, các đương sự được tự quyết định việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ trước Tòa án. Khi có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm hại hay tranh chấp các đương sự tự quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án giải quyết giải quyết vụ việc. Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự, các đương sự vẫn có thể thương lượng, dàn xếp, thỏa thuận giải quyết những vấn đê tranh chấp, rút yêu cầu, rút đơn khởi kiện, tự thi hành án hoặc không yêu cầu thi hành án nữa.

Luật Tố tụng dân sự điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình tố tụng bằng hai phương pháp quyền uy mệnh lệnh và “mềm dẻo, linh hoạt”, trong đó phương pháp điều chỉnh chủ yếu là phương pháp quyền uy mệnh lệnh.

Kiến thức mở rộng

Các phương pháp điều chỉnh của các ngành luật tố tụng đều cơ bản giống nhau, dù nó là tố tụng hình sự, tố tụng hành chính hay tố tụng dân sự. Nếu có sự khác nhau về phương pháp điều chỉnh của mỗi ngành luật tố tụng thì đó chỉ là sự khác nhau về mức độ “đậm nhạt” của từng phương pháp điều chỉnh trong các ngành luật đó.

Ví dụ:

Luật tố tụng hình sự sử dụng phương pháp quyền uy có tính chất tuyệt đối;

Luật tố tụng dân sự sử dụng phương pháp quyền uy có tính chất tương đối.

Phương pháp quyền uy trong dân sự mềm hơn phương pháp quyền uy trong tố tụng hình sự ở chỗ Tòa án giải quyết vụ án dân sự ở góc độ nào, về vấn đề gì còn phụ thuộc ý muốn của người tham gia tố tụng (nguyên đơn)…

 

Các tìm kiếm liên quan đến Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của luật tố tụng dân sự, quan hệ pháp luật tố tụng dân sự, thành phần của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự, phương pháp điều chỉnh của luật tố tụng hình sự, khái niệm quan hệ pháp luật tố tụng dân sự, tố tụng dân sự là gì, đối tượng phương pháp điều chỉnh của luật hình sự, luật tố tụng dân sự việt nam, nguyên tắc đặc thù của luật tố tụng dân sự

5/5 - (19040 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền