Chia sẻ phương pháp học luật hiệu quả dành cho sinh viên

Chuyên mụcCafe Dân Luật Kinh nghiệm để học tốt luật

Ở bài viết này, tôi xin chia sẻ phương pháp học luật hiệu quả bằng cách chuẩn bị bài trước giờ lên lớp và cách ghi chép bài khoa học đối với sinh viên.

 

Những nội dung liên quan:

 

Phương pháp học luật hiệu quả

  1. Cách chuẩn bị bài
    1. Mở đề cương môn học để biết giờ lý thuyết của tuần này học bài gì để chuẩn bị trước.
    2. Ưu tiên đọc Văn bản luật trước khi đọc giáo trình.
  2. Cách ghi chép bài
    1. Ghi chép bài trong giờ lý thuyết
    2. Ghi chép trong giờ thảo luận – quan trọng không kém

Kinh nghiệm học luật

I. Cách chuẩn bị bài

Trước hết tôi nghĩ hầu như từ năm nhất thầy cô đều dành thời gian hướng dẫn chúng ta cách chuẩn bị bài đúng không? Theo cách học của tôi thì sẽ không ôm giáo trình tận mấy chục trang một chương để đọc đâu, buồn ngủ dữ dội mà vừa đọc vừa sốt ruột xem còn bao trang cho xong, mai lên lớp vẫn lơ mơ không biết học gì. tôi hay chuẩn bị bài trước khi học như thế này.

1. Mở đề cương môn học để biết giờ lý thuyết của tuần này học bài gì để chuẩn bị trước.

Việc đọc đề cương rất cần thiết để chúng ta tránh lơ mơ khi lên lớp, dù các bạn không dành thời gian đọc tài liệu trước đi chăng nữa, nhưng việc đọc đề cương để định hình trước trong đầu cũng sẽ tránh tình trạng vịt nghe sấm, lên lớp mà ngồi như vậy sẽ rất uổng.

Khi đọc đề cương thì lưu ý chọn mục mà đọc nếu như quá lười. Đọc ngay giờ lý thuyết ngày mai học vấn đề gì, lấy điện thoại hoặc chịu khó gạch các nội dung chính của giờ lý thuyết, thường là 4, 5 gạch đầu dòng là cùng. Bước này rất quan trọng để ta có thể chọn cách đọc tài liệu cho nhẹ nhàng mà chưa cần đọc ngay giáo trình cũng có thể hình dung phần nào nội dung sẽ học. Đôi lúc với sinh viên năm I, thầy cô thường chăm sóc đặc biệt bằng việc kiểm tra xem đã đọc giáo trình hay tài liệu khác trước ở nhà chưa, tôi nhớ đã có giờ học Hiến pháp mà thầy cho quá nửa lớp ra ngoài vì các bạn chưa đọc gì cả. Thế nên, thỉnh thoảng bị mệt mà không đọc được bài thì cũng nên dùng đề cương để nắm được phần sẽ học. Điều tối kỵ đối với học Tín chỉ là không biết bản thân sẽ phải chuẩn bị gì, phải lựa chọn học gì và học như thế nào. Sau khi đọc xong nội dung, dùng bút đỏ ghi lại các đầu dòng này vào vở để này mai lên lớp nhìn vào vở sẽ thấy vấn đề cần học và có thêm sự chủ động khi tiếp nhận kiến thức nhé.

Ví dụ: Đề cương muôn Pháp luật liên minh Châu Âu, ở vấn đề 2 chỉ cần nắm rõ những nội dung sau:

–  Nguồn luật và phạm vi của Pháp luật Liên minh châu Âu.

–  Thẩm quyền ban hành Pháp luật Liên minh châu Âu.

– Thủ tục ban hành Pháp luật Liên minh châu Âu.

Việc nắm được những nội dung chính của mỗi phần cũng sẽ giúp chúng ta chuẩn bị được phần câu hỏi để ôn tập cho bài cá nhân.

2. Ưu tiên đọc Văn bản luật trước khi đọc giáo trình.

Bước này tôi luôn nhớ các thầy cô dạy Luật hình sự, tố tụng hình hay nhắc sinh viên: “Nên đọc BLHS, BL TTHS và các văn bản hướng dẫn trước khi cầm giáo trình để đọc”. Vì sao lại đọc luật trước?

– Thứ nhất, khi đã có nội dung trong đề cương thì việc đọc những quy định của văn bản luật một cách ngắn gọn sẽ giúp mở rộng những nội dung trong đề cương mà không mất nhiều thời gian đọc từng câu từng chữ như đọc giáo trình. Ví dụ cùng nói về Độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự thì Bộ luật hình sự đã có quy định cụ thể. Thế nên, với bước chuẩn bị bài trước khi lên lớp thì đọc quy định trong luật là điều nên làm và dễ thực hiện. Qua đó những điều luật cũng được nhớ lâu và rất có ích khi nhớ được điều luật khi làm bài, ví dụ nhắc đến điều 111 BLHS thì mọi người đều biết đó là Tội danh gì :v.

– Thứ hai, giáo trình là sản phẩm của nhiều cây bút nhằm phân tích, bình luận, đánh giá mổ xẻ các vấn đề trên nhiều phương diện. Ví dụ cùng một thuật ngữ như “Đình công” mà giáo trình đưa ra nhiều quan điểm, phương diện về “đình công” mà với yêu cầu chuẩn bị bài trước khi lên lớp thì việc ngay lập tức nắm được hết các nội dung trong giáo trình thì sẽ rất vất vả trong khi đó Thầy cô thường yêu cầu cao ở giờ Thảo luận, còn giờ lý thuyết thì sinh viên nắm được nôi dung, nắm được điều luật là nhà trường mừng rơi nước mắt rồi.

Như vậy, các bạn đừng vội đặt nặng việc đọc giáo trình mà thay vì đó hãy nghiền ngẫm các quy định của pháp luật. Đó mới chính là kỹ năng mà chúng ta cần khi học luật. Ví dụ ngày mai học về Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm con người, thì sau khi xem xong đề cương các bạn nên mở ngay BLHS chọn đọc hết các điều luật về nhóm tội này mà vạch ra ý tưởng trong đầu. Việc đọc những quy định có đánh chương, mục, điều, khoản, điểm bao giờ cũng nhanh và mạch lạc hơn cả mấy chục trang giáo trình.

>>> Xem thêm: Sinh viên Luật phải giỏi 4 kỹ năng: Nghe, nói, đọc, viết

Sau khi đọc xong quy định trong luật thì các bạn có thể đọc thêm giáo trình nếu có khả năng và thích thú. Nếu không các bạn có thể để giáo trình đọc sau theo Bước 3.

3. Sau giờ lý thuyết thì đọc giáo trình và chuẩn bị cho giờ thảo luận.

Ở bước này thì đọc giáo trình là điều bắt buộc với các bạn trước giờ thảo luận. Ngoài giáo trình chúng ta còn cần đọc những tài liệu khác như văn bản hướng dẫn hay các bài bình luận pháp luật để làm cho nội dung thảo luận thêm phong phú, thậm chí chúng ta phải chuẩn bị trước các câu hỏi để đến giờ thảo luận thầy cô yêu cầu hỏi nhóm bạn. Giờ tố tụng hình, giờ Tư pháp là hay có món này, nếu không có câu hỏi cho nhóm khác là bão bùng về với nhóm ngay.

Giáo trình của Đại học luật TP HCM

tôi lưu ý, cách tôi hướng dẫn là dành cho bạn ngại đọc giáo trình nên bước đọc giáo trình có thể bị đẩy xuống bước 3. Đối với bạn nào có khả năng đọc nhanh và tư duy tốt thì thường đọc song song cả giáo trình và luật, làm được điều này sẽ rất tốt. Khi mở giáo trình ra đọc, các bạn nên dùng bút màu để gạch hết các đề mục cũng như những nội dung cần lưu ý để sau này khi đọc lại sẽ định hướng được những nội dung trọng tâm mà không cần lật giở mấy chục trang để tìm lại như chưa từng đọc trước đó. Làm việc gì cũng nên có chút kỹ năng sẽ tránh cảm giác bực dọc và tiết kiệm thời gian. Quyển sách nào của tôi đều như “mặt giặc”, khi thảo luận tôi hay note hết những ý hay vào giáo trình hoặc quyển luật. Việc nhanh tay ghi ghép lại những dặn dò, giải thích cho thầy cô là vô cùng hữu ích, đừng để quyển giáo trình trắng bóc (trừ khi mượn sách thư viện).

Với những điều cần thắc mắc, hãy note hết lại vào cuối quyển vở ngay sau bài lý thuyết của tôi bằng bút đỏ để mai học lý thuyết sẽ hỏi thầy cô hoặc bạn bè. Hãy kiên trì làm như vậy, vì nếu các bạn cứ giấu sự thiếu hụt kiến thức của tôi thì càng ngày bạn càng thấy không hiểu bài và trở nên chán nản. Nếu đã đọc những dòng này hãy nghiêm túc suy nghĩ và lựa chọn cách hành động. Đã làm, đã học thì cho ra học nếu không hãy chọn học và làm cái tôi thích vì thời gian sẽ không bao giờ quay lại để ta có cơ hội làm lại từ đầu. Hãy làm tốt ngay từ lần đầu tiên.

II. Cách ghi chép bài

1. Ghi chép bài trong giờ lý thuyết

Vấn đề này tôi cũng sẽ chia sẻ ngắn gọn thôi vì tôi nghĩ các bạn đều có cách ghi chép của riêng tôi nhưng nhất định phải ghi chép bài nếu không bạn sẽ học rất lơ mơ. Bạn nào ghi chép bài đầy đủ thì trước khi thi sẽ có nguồn tài liệu cực hữu ích, tôi cũng hay cho bạn khác photo vở vì tôi dành thời gian chép đầy đủ. Cách chép bài của tôi là:

Vì đã biết nội dung cần học nên tôi chép bài rất chủ động, tôi sẽ lựa chọn những cái cần chép và không cần chép. Vì khi không chép, bạn đã biết vị trí của kiến thức và dành thời gian để nghe thầy cô phân tích sâu hơn.

– Nội dung không cần chép ngay trên lớp:

+ Những khái niệm, định nghĩa “Tội phạm là”, “Năng lực hành vi dân sự là”…tôi sẽ không bao giờ cặm cụi chép trên lớp mà thường để cách 4, 5 dòng ra để về nhà rồi chép, hoặc thậm chí chỉ chép vài chữ làm phép. Vì sao như thế? Vì những khái niệm đều có sẵn trong sách, trong luật nên chép ra sẽ mất thời gian, thay vì chép bạn sẽ dành thời gian ghi nhanh những lời phân tích, đánh giá của thầy cô về khái niệm này. Ví dụ, khi nói về định nghĩa tội phạm là gì, thay vì chép tôi sẽ ghi lại nhận xét của thầy cô: “Cách định nghĩa này là cách định nghĩa quen thuộc của nhà làm luật Việt Nam đó là liệt kê các đặc trưng để tạo thành một định nghĩa…”Việc quy định theo lối liệt kê có những ưu, hạn chế gì…Đây mới thường là nội dung chúng ta nên chép chứ không nên mất thời gian chép lại cái trong luật đã có.

+ Không chép lại các đặc điểm nếu giáo trình đã phân chia và phân tích rõ ràng.

+ Những phần như phân loại, hay quyền và nghĩa vụ cũng không bắt buộc chép trừ khi thầy cô có cách phân loại riêng.

Sau khi kết thúc một giờ lý thuyết nếu có thời gian hãy rủ bạn của tôi đi học thêm một lớp khác để tiếp cận với nội dung đó theo cách dạy của giảng viên khác, như vậy ghi chép trong vở sẽ đa dạng hơn. Hồi học Luật dân sự, luật thương mại tôi đi học đủ các lớp khác nhau và cảm giác là thu được rất nhiều kiến thức. Là sinh viên, đi học thế mệt chút có sao nhỉ, đúng không.

2. Ghi chép trong giờ thảo luận – quan trọng không kém

Đừng nghĩ giờ thảo luận chỉ phó mặc cho nhóm trưởng chuẩn bị bài rồi ngồi chém gió hoặc nghịch điện thoại. Giờ thảo luận chúng ta sẽ vỡ vạc nhiều kiến thức mà giờ lý thuyết còn u mê. Vì thế nên chép lại những nội dung như:

– Giải thích tường tận của Thầy cô về một Điều luật, ví dụ về “Những vụ án dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án”. Nhiều cô giáo môn Tố tụng dân sự dành thời gian giải thích từng điều khoản nên việc lắng nghe và ghi chép rất hữu ích. Thậm chí thầy cô còn giải thích sâu hơn lúc học lý thuyết nữa nên đừng lãng phí.

– Đáp án của bán trắc nghiệm Đúng – Sai, thông thường giờ thảo luận thầy cô cũng sẽ giải đáp cho chúng ta một số câu hỏi và đưa ra đáp án chính xác. Đây sẽ là kho tài nguyên quý cho việc làm bài và ôn thi

– Những nội dung câu trả lời đã được thầy cô sửa chữa và đưa ra đáp án cuối cùng. Rất nhiều giờ thảo luận có tới 10 câu hỏi cho cả 3 nhóm, việc của chúng ta là ghi chép tất cả câu hỏi và đáp án làm nguồn tài liệu quý cho việc làm bài cá nhân, bài nhóm và thi cuối kỳ.

Nếu không chép kịp nên dành thời gian mượn vở của bạn để bổ sung vào ngay cho quyển vở có tính hệ thống. Các bạn hãy tập trung và làm việc có trình tự nếu chỉ nói quyết tâm ngày hôm nay mà ngày mai lại mơ hồ thì mọi kỹ năng, mọi bí quyết đều không có tác dụng, vì thế đã làm hãy làm nghiêm túc nhé. Nhất định sẽ thành công.

>>> Xem thêm: Tại sao nhiều cử nhân luật thất nghiệp?

Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc tài liệu và hãy tiếp tục suy nghĩ để lựa chọn cách học cho tôi tốt hơn nhé!


Các tìm kiếm liên quan đến phương pháp học luật hiệu quả, cách học tốt môn luật hình sự, phương pháp đọc luật hiệu quả, làm sao để học luật giỏi, bí quyết học luật nhanh thuộc, cách học tốt ngành luật, cách học luật kinh tế hiệu quả, cách học tốt luật hiến pháp, cách học thuộc luật viên chức

5/5 - (4 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền