[Chia sẻ kinh nghiệm học luật] Sinh viên luật cần gì?

Chuyên mụcCafe Dân Luật Kinh nghiệm học luật

Sinh viên luật cần gì? Mấy ngày nay tôi luôn nhận được các câu hỏi như vậy. Vì nhiều công việc nên không thể trả lời riêng từng người, nay thông qua diễn đàn này, với tư cách là một người học luật, sử dụng pháp luật của bản thân, tôi xin mạo muội trình bày cách nhìn nhận của mình đối với sinh viên luật cần gì?

 

Những nội dung liên quan:

 

Sinh viên luật cần gì?

Thứ nhất, hãy học cuộc sống trước khi học luật

Quan hệ pháp luật ra đời dựa trên quan hệ xã hội, muốn học luật tốt, hãy học cuộc sống tốt trước. Hãy trở thành một người có nhận thức các quan hệ xã hội, mặc nhiên chúng ta sẽ có nhận thức về quan hệ pháp luật. Cứ cảm nhận cuộc sống này, rồi chúng ta sẽ nhận ra rằng, hình như chẳng có quan hệ xã hội nào mà pháp luật không chạm tới, nếu chưa chạm tới hiện tại thì các bạn nhớ nó sẽ chạm tới trong tương lại. Hãy là một công dân tốt trước khi học luật tốt.

Thứ hai, cứ chơi và hỏi tại sao?

Đa phần chúng ta điều nhận ra rằng, những quyển giáo trình rất nhàm chán, những văn bản pháp luật rất khô khan. Đúng, những quyển giáo trình khiến chúng ta chán ngán, vì sự dày cuộn, sự cứng nhắc của nó. Bởi vì nó không phải là bài thơ, sự lãng mạn luôn có sự chen ngang vào. Mà ở đó là sự chính xác, tư duy và mang tính “ổn định”.

Vậy sao để những cuốn giáo trình, những văn bản luật đó vào đầu chúng ta. Tôi khuyên các bạn “ cứ chơi đi và cảm nhận”.

Các bạn từng đi hát kara, các bạn có nhận thấy điều gì không? Các cánh cửa của các quán điều không có chốt cửa, các cửa trong phòng phải có một khoản trống để người ngoài nhìn thấy bên trong. Các bạn có hỏi tại sao như vậy không? Rồi lúc đó các bạn nên đọc những văn bản pháp luật liên quan đến ngành nghề kinh doanh kara, lúc đó các bạn sẽ tự tìm cho mình những câu trả lời đó.

Học luật, khi các bạn không tự mình đặt ra những vấn đề thì chắc chắn chúng ra sẽ không thể tự quyết những vấn đề đó được. Tôi cảm nhận rằng, khi các bạn đã có ý thức “ tại sao” là lúc đó các bạn đã chuẩn bị tinh thần cho câu trả lời.

Sinh viên đang thiếu điều này, chúng tôi chờ đợi những câu hỏi “tại sao” từ phía các bạn, những đổi lại đó là sự im lặng đến kinh ngạc. Tại sao, bởi vì các bạn cho rằng giảng viên là chân lý, là sự thật. và chẳng ai chịu thắc mắc về một đều gì đó.

Vậy, hãy đặt ra câu hỏi vì sao? Đó là phương pháp học luật hiệu quả theo cách của tôi đã từng học.

Những nội dung cùng được quan tâm:

Thứ ba, cần phân biệt giữa tranh luận và cố chấp

Tôi dám chắc rằng, những người học luật luôn có những tư duy rất đặc biệt, bởi vì sự tư duy đó khiến chúng ta luôn cho rằng chúng ta đúng trong mọi vấn đề. Đúng học luật cần phải có yếu tố tranh luận, tranh luận là yếu tố của một người học luật. Tranh luận là một hình thức để tìm ra các đúng, chân lý. Luật sư trong phiên tòa phải tranh luận với đại diện Viện kiểm sát để vụ án được sáng tỏ. Như vậy, học luật không tranh luận khác gì chúng ta muốn bơi nhưng lại không dám nhảy vào hồ bơi.

Sinh viên trường luật
Ảnh minh họa – Nguồn: CLB Luật Gia Trẻ – Trường đại học luật Hà Nội

Tuy nhiên, cần phải nhớ rằng, tranh luận khác với sự cố chấp. Tranh luận là một vấn đề chưa sáng tỏ, có nhiều quan điểm cần đi đến điểm chung. Cố chấp thì ngược lại.

Đừng để sự cố chấp “ cái tôi” ảnh hưởng đến nhận thức vấn đề của cuộc sống này.

Thứ tư, hãy học cơ bản trước khi học cái nâng cao

Học luật tốt nhất nên tránh các trường hợp “cầm đèn chạy trước ô tô” hay “chưa học bò đã lo học chạy”. Hãy học những kiến thức cơ bản nhất của pháp luật. Khi một sinh viên đam mê hình sự, lúc nào cũng rất mong muốn tìm hiểu tội phạm hiếp dâm. Nhưng cấu thành tội phạm lại không biết.

Một bạn sinh viên luôn tìm hiểu về chính trị, nhưng khi hỏi “ tam quyền” là gì? Lại không hình dung ra.

Vậy, nên hãy học cái cơ bản nhất.

Thứ năm, hãy chọn thời điểm đọc sách luật

Khi nào các bạn cảm thấy tinh thần thư giản nhất, sảng khoái nhất, hãy đem sách luật ra đọc.
Đừng đọc sách khi các bạn không muốn. Bởi vì bạn đang tốn thời gian và cố đưa kiến thức vào đầu nhưng não bộ của bạn đang tương tư về một cô gái. Nếu vậy hãy đi tìm cô gái đó rồi hãy về đọc sách.

>>> Xem thêm:Tổng hợp những cuốn sách hay mà dân luật nên đọc

Thứ sáu, đừng ảo tưởng!

Đừng cho rằng sinh viên luật là tuyệt vời nhất, là người có khả năng tư duy nhất. Chúng ta không nên so sánh một người học toán với một người học luật. Đừng hỏi ai sẽ giỏi hơn, giống như các bạn đang so sánh luật sư với người thợ điện, không thể cho rằng luật sư giỏi hơn người thợ điện. Tôi dám chắc rằng, sẽ có một ngày ông luật sư kia sẽ thuê ông thợ điện về sửa chữa cho nhà mình.

Vậy, đừng nên cho rằng mình học luật là người giỏi nhất. Đừng làm phép so sánh trong cuộc sống này.

Bài viết mang tính chất cá nhân, không phải là chân lý.

Xem thêm:

Bài viết được chia sẻ bởi thầy Phụng (Fb: Banh U Nguyễn) trong Group Khoa luật – Trường Đại học Duy Tân.


Các tìm kiếm liên quan đến Sinh viên luật cần gì?, học luật cần giỏi môn gì, những kỹ năng mềm cần thiết cho sinh viên luật, học luật cần đọc sách gì, sinh viên luật cần làm gì, sinh viên ngành luật, sách dành cho sinh viên luật, những cuốn sách dân luật nên đọc, học luật khó xin việc
5/5 - (14375 bình chọn)

Phản hồi

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền