Phân tích cấu trúc của quy phạm pháp luật

Quy phạm pháp luật

Quy phạm pháp luật là gì? Ví dụ về quy phạm của pháp luật? Phân tích các yếu tố cấu thành quy phạm pháp luật?

..

Những nội dung liên quan:

..

Phân tích cấu trúc của quy phạm pháp luật

Mục lục:

  1. Khái niệm quy phạm pháp luật
  2. Ví dụ về quy phạm của pháp luật
  3. Các yếu tố cấu thành quy phạm pháp luật
    1. Giả định
    2. Quy định
    3. Chế tài

Xác định cấu trúc của quy phạm pháp luật

1. Quy phạm pháp luật là gì?

Quy phạm pháp luật (QPPL) là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định trong Luật này ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.

Quy phạm pháp luật là gì

2. Ví dụ về quy phạm của pháp luật

Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. (Khoản 1, Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).

=> Xem phân tích cấu trúc của quy phạm pháp luật này ở mục bên dưới.

3. Xác định cấu trúc của quy phạm pháp luật

Các yếu tố cấu thành quy phạm pháp luật bao gồm 3 bộ phận là Giả định, quy địnhchế tài. Tuy nhiên, không phải mọi quy phạm pháp luật luôn có đủ 3 bộ phận này.

a) Giả định:

Giả định là một bộ phận của quy phạm pháp luật trong đó nêu lên những hoàn cảnh, điều kiện có thể xảy ra trong cuộc sống và cá nhân hay tổ chức nào ở vào những hoàn cảnh, điều kiện đó phải chịu sự tác động của quy phạm pháp luật đó.

Trong giả định của quy phạm pháp luật cũng nêu lên chủ thể nào ở vào những điều kiện, hoàn cảnh đó.

Giả định là gì

Ví dụ về giả định:Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.” (khoản 1, Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). Bộ phận giả định của quy phạm là: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân”.

b) Quy định:

Quy định là một bộ phận của quy phạm pháp luật trong đó nêu cách xử sự mà tổ chức hay cá nhân ở vào hoàn cảnh, điều kiện đã nêu trong bộ phận giả định của quy phạm pháp luật được phép hoặc buộc phải thực hiện.

Bộ phận quy định của quy phạm pháp luật trả lời câu hỏi: Phải làm gì? Được làm gì? Không được làm gì? Làm như thế nào?

Ví dụ về quy định: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.” (Điều 33 Hiến pháp năm 2013). Bộ phận quy định của quy phạm là “có quyền tự do kinh doanh” (được làm gì).

Quy định là gì

Hoặc “Trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định thì có thể áp dụng tập quán nhưng tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này” (Điều 5 Bộ luật Dân sự năm 2015), bộ phận quy định của quy phạm là: “thì có thể áp dụng tập quán nhưng tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này”.

Mệnh lệnh được nêu ở bộ phận quy định của quy phạm pháp luật có thể dứt khoát (chỉ nêu một cách xử sự và các chủ thể buộc phải xử sự theo mà không có sự lựa chọn. Ví dụ khoản 1, Điều 12 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định: “Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng.”).

Hoặc không dứt khoát (nêu ra 2 hoặc nhiều cách xử sự và cho phép các tổ chức hoặc cá nhân có thể lựa chọn cho mình cách xử sự thích hợp từ những cách xử sự đã nêu, ví dụ: Luật hôn nhân và Gia đình quy định: “Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của một trong hai bên kết hôn là cơ quan đăng ký kết hôn.; Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài là cơ quan đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau ở nước ngoài”).

c) Chế tài:

Chế tài là một bộ phận của quy phạm pháp luật nêu lên những biện pháp tác động mà nhà nước dự kiến để đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm minh.

Chế tài là gì

Các biện pháp tác động nêu ở bộ phận chế tài của quy phạm pháp luật có thể sẽ được áp dụng với tổ chức hay cá nhân nào vi phạm pháp luật, không thực hiện đúng mệnh lệnh của Nhà nước đã nêu ở bộ phận quy định của quy phạm pháp luật.

Ví dụ về chế tài:Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.” (khoản 1, Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). Bộ phận chế tài của quy phạm là “phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.”

Một quy phạm luôn có đủ 3 bộ phần: giả định, quy định và chế tài đúng hay sai?

=> Nhận định này sai. Không phải mọi quy phạm pháp luật luôn có đủ 3 bộ phận giả định, quy định và chế tài.

Quay trở lại với ví dụ “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.” (Điều 33 Hiến pháp năm 2013). Có thể thấy rằng quy phạm pháp luật này chỉ có Bộ phận quy định là “có quyền tự do kinh doanh” (được làm gì) mà không có bộ phận giả định và chế tài.

Mọi người có thể lấy thêm các ví dụ khác để làm sáng tỏ nội dung này.

Xem bài giảng về Quy phạm pháp luật

Các tìm kiếm liên quan đến xác định cấu trúc của quy phạm pháp luật: xác định các bộ phận cấu thành của quy phạm pháp luật, ví dụ về giả định quy định chế tài, bài tập xác định giả định quy định chế tài, ví dụ về quy phạm của pháp luật, các quy phạm của pháp luật, ví dụ về giả định đơn giản, bài tập về quan hệ pháp luật, ví dụ về quy phạm xã hội, ví dụ về vi phạm của pháp luật, một quy phạm luôn có đủ 3 bộ phần giả định quy định và chế tài đúng hay sai, anh chị hãy phân tích cấu trúc của một quy phạm pháp luật và minh họa bằng ba ví dụ thực tế.

Ví dụ về giả định, quy định, chế tài?

1. Ví dụ về giả định:Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.” (khoản 1, Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).
=> Bộ phận giả định của quy phạm là: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân”.
2. Ví dụ về quy định: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.” (Điều 33 Hiến pháp năm 2013). 
=> Bộ phận quy định của quy phạm là “có quyền tự do kinh doanh” (được làm gì). Hoặc “Trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định thì có thể áp dụng tập quán nhưng tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này” (Điều 5 Bộ luật Dân sự năm 2015), bộ phận quy định của quy phạm là: “thì có thể áp dụng tập quán nhưng tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này”.
3. Ví dụ về chế tài:Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.” (khoản 1, Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).
=> Bộ phận chế tài của quy phạm là “phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.”

Chế tài là bộ phận của quy phạm pháp luật có nội dung?

Chế tài là bộ phận của quy phạm pháp luật có nội dung là chỉ ra những biện pháp tác động mà nhà nước dự kiến để đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm minh.
Các biện pháp tác động nêu ở bộ phận chế tài của quy phạm pháp luật có thể sẽ được áp dụng với tổ chức hay cá nhân nào vi phạm pháp luật, không thực hiện đúng mệnh lệnh của Nhà nước đã nêu ở bộ phận quy định của quy phạm pháp luật.

5/5 - (9737 bình chọn)

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Nếu cần BQT hỗ trợ gấp, vui lòng liên hệ hotline 1900.0164 bấm phím 0.

Phản hồi

  1. Giúp em mới ạ phân tích câu thành của quy phạm pháp luận
    Bảo vật quốc gia là hiện vật đc lưu truyền lại có giá trị cực kì quý hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch sử văn hoá hoa học

  2. Ai giúp em mấy câu này với ạ
    1. So sánh quyền nhân thân và quyền tài sản
    2. Phân tích quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con
    3. Phân tích cấu trúc vi phạm luật hành chính
    4. Phân tích các đối tượng xét xử hành chính

  3. Lấy một ví dụ về quy phạm pháp luật và phân tích các yếu tố cấu thành quy phạm pháp luật?

  4. giúp em 2 câu này với ạ:
    Câu 1: Trong các quy phạm pháp luật sau đây có mấy bộ phận? Anh/chị hãy xác định từng bộ phận cụ thể:
    a. “Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm”.

    b. “Chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản.” (Điều 197 Bộ luật dân sự 2015)
    Câu 2: Trong các quy phạm pháp luật sau đây có mấy bộ phận? Anh/chị hãy xác định từng bộ phận cụ thể:
    a. “Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.” (Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình 2014).

    b. “Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm”

  5. Điều 132 Bộ luật Hình sự: Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng: “Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.” giả định quy định chế tài

  6. ai giúp em với ạ
    Xác định bộ phận giả định, quy định, chế tài trong quy phạm pháp luật sau đây: Điều 140. Tội hành hạ người khác
    1. Người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
    a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
    b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 11% trở lên;
    c) Đối với 02 người trở lên.

  7. Giúp e vs ạ

    Nêu nội dung các bộ phận cấu thành của quy phạm pháp luật( giả thiết, quy định,chế tài) trong vú dụ sau
    1. “Sau khi xa thải ngừoi lao động, chủ sử dụng lao động phải báo cho cơ quan lao động cấp tỉnh biết”
    2. “Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú, Của một trong hai bên kết hôn là cơ quan đăng ký kết hôn”

  8. Sai nha b ơi. Điều luật với QPPL không phải là một. Hiểu nôm na QPPL là nội dung, là ý tưởng, ý chí của nhà nước, còn điều luật nó là cách thức thể hiện ý chí, ý tưởng đó.

  9. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả
    cho nhau những gì đã nhận. (Khoản 2 Điều 131 Bộ luật dân sự 2015)GIÚP EM PHÂN TÍCH CẤU TRÚC VỚI Ạ

  10. Xác định cơ cấu quy phạm pháp luật: “Trường hợp chưa hết hạn hợp đồng thuê nhà ở mà bên cho thuê thực hiện cải tạo nhà ở và được bên thuê đồng ý thi bên cho thuê được quyền điều chỉnh giả thuê nhà ở. Giá thuê nhà ở mới do các bên thỏa thuận; trường hợp không thỏa thuận được thi bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở và phải bồi thường cho bên thuê theo quy định của pháp luật.”

  11. có thể giúp em phâm tích với ạ.
    1. Hãy phân tích, nêu ví dụ minh họa để làm rõ nội dung sau: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện.
    2. hãy phân tích, nêu ví dụ minh họa để làm rõ khái niệm, các yếu tố cấu thành vi phạm hành chính và phân biệt vi phạm hành chính và tội phạm hình sự.