Bình luận tội vi phạm quy định về phòng cháy, chứa cháy quy định tại Điều 313 Bộ luật hình sự (BLHS) năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Tương ứng với Điều 240. Tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy BLHS 1999.
Những nội dung liên quan:
- Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, phát tán, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân
- Tội vi phạm quy định về quản lý chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân
- Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc
>>> Bình luận khoa học: Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng
Bình luận tội vi phạm quy định về phòng cháy, chứa cháy
1. Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy là gì?
Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy là hành vi không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy.
Điều 313. Tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy
1. Người nào vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 08 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
2. Các yếu tố cấu thành tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy
2.1. Mặt khách quan của tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy
Mặt khách quan của tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy có dấu hiệu sau:
a) Về hành vi. Có hành vi vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy (như không chuẩn bị bình chữa cháy ở những nơi như trạm xăng dầu…).
Nếu như vi phạm về phòng cháy, chữa cháy rừng thì các hành vi sau đây là hành vi vi phạm:
- Ở những khu rừng tập chung mà chủ rừng không có phương án phòng cháy, chữa cháy và các công trình phòng cháy, chữa cháy;
- Đốt lửa, sử dụng lửa ở các khu bảo vệ nghiêm ngặt rừng đặc dụng, phân khu phong hộ rất xung yếu;
- Đốt lửa, sử dụng lửa ở các khu rừng dễ cháy, thảm thực vật khô nỏ vào mùa hanh khô;
- Đốt lửa, sử dụng lửa gần kho, bãi gỗ khi có cấp dự báo cháy rừng từ cấp III đến cấp V;
- Đốt lửa, sử dụng lừa để săn bắt động vật rừng, hạ cây rừng và đốt để lấy than ở trong rừng, lấy mật ong, lấy phế liệu chiến tranh;
- Đốt nương, rẫy, đồng ruộng trái phép ở trong rừng, ven rừng;
- Không đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng khi chưa được phép sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, các thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt và bảo quản, sử dụng chất cháy trong rừng và ven rừng;
- Các hành vi khác trực tiếp gây ra nguy cơ cháy rừng.
b) Các dấu hiệu khác. Có một trong những dấy hiệu sau đây:
- Làm chết người;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe 01 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% lên 121%;
- Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2.2. Khách thể của tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy
Hành vi nêu trên xâm phạm đến các quy định về phòng cháy, chữa cháy. Đồng thời còn xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác.
2.3. Mặt chủ quan của tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy
Người phạm tội thực hiện lỗi này với lỗi cố ý.
2.4. Chủ thể của tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy
Chủ thể của tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.
3. Mức hình phạt của tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy
3.1. Hình phạt chính
Mức hình phạt của tội tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy được chia thành 04 khung, cụ thể như sau:
a) Khung một (khoản 1).
Có mức cải tảo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.
b) Khung hai (khoản 2).
Có mức phạt tù từ 05 năm đến 08 năm.
c) Khung ba (khoản 3)
Có mức phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.
d) Khung bốn (khoản 4)
Có mức phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
3.2. Hình phạt bổ sung
Ngoài việc bị áp dụng một trong các hình phạt chính nêu trên, tùy từng trường hợp cụ thể mà người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Các tìm kiếm liên quan đến Tội vi phạm quy định về phòng cháy, chứa cháy, 20 tội danh có liên quan đến vi phạm quy định về pccc, hướng dẫn điều 240 bộ luật hình sự, điều 313 bộ luật hình sự 2015, quy định về phòng cháy chữa cháy, luật phòng cháy chữa cháy, bình luận điều 240 bộ luật hình sự, bình luận điều 240 bộ luật hình sự 1999, điều 311 bộ luật hình sự
Để lại một phản hồi