So sánh vi phạm hành chính và tội phạm

Chuyên mụcLuật hành chính, Luật hình sự, Thảo luận pháp luật Phân biệt vi phạm hành chính với tội phạm

So sánh vi phạm hành chính (VPHC) và tội phạm hình sự (TP) để chỉ rõ sự giốngkhác nhau cơ bản giữa 2 loại hành vi vi phạm pháp luật này.

..

Các nội dung liên quan:

..

So sánh vi phạm hành chính với tội phạm

Sự giống nhau giữa phạm hành chính với tội phạm

Vi phạm hành chính và tội phạm đều là hành vi vi phạm pháp luật.

– Chủ thể vi phạm hành chính và chủ thể của tội phạm đều phải chịu trách nhiệm pháp lý tương ứng với tính chất, mực độ của hành vi vi phạm pháp luật.

Phân biệt vi phạm hành chính với tội phạm

Nội dung thể hiện dưới dạng hình ảnh:

Nội dung thể hiện dưới dạng văn bản:

  Vi phạm hành chính Tội phạm
Khái niệm Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính

 

(Khoản 1 Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012)

Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhânthương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự. (Điều 8 Bộ luật hình sự 2015)
 Căn cứ pháp lý
Luật xử lý vi phạm hành chính 2012

 

Luật tố tụng hành chính 2015

Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

 

Luật tố tụng hình sự 2015

 
Mặt khách quan



* Hành vi khách quan

 

Hành vi trái pháp luật hành chính được thể hiện dưới dạng hành động (chủ thể thực hiện những hành vi bị pháp luật hành chính ngăn cấm) hoặc không hành động (chủ thể không thực hiện những hành vi mà pháp luật hành chính bắt buộc phải thực hiện). Nếu không có hành vi trái pháp luật hành chính của chủ thể thì không thể có cấu thành vi phạm hành chính.

* Hành vi khách quan

 

Trong số các dấu hiệu của mặt khách quan, dấu hiệu hành vi nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu bắt buộc phải có ở mọi tội phạm. Nếu không có hành vi nguy hiểm cho xã hội thì không có tội phạm, vì vậy Điều 8 BLHS quy định tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Chỉ có hành vi nguy hiểm cho xã hội mới gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được Luật Hình sự bảo vệ.

Hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện bằng phương pháp hành động hoặc bằng phương pháp không hành động.

 

Các dấu hiệu cấu thành * Mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi:

 

Vi phạm hành chính có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm. Mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm được đánh giá ở nhiều yếu tố khác nhau và những yêu tố này thường được quy định trong các văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

* Mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi:

 

Hành vi đó phải gây “nguy hiểm đáng kể” cho xã hội. Nguy hiểm đáng kể ở đây là theo Bộ luật hình sự

* Mức độ nguy hiểm của hành vi:

 

Để xác định, đòi hỏi cơ quan có thẩm quyền dựa trên sự nhận thức về ranh giới giữa vi phạm hành chính và tội phạm, đã được quy định cụ thể ở bộ luật hình sự, các nghị định , thông tư hướng dẫn trong các trường hợp cụ thể. Mức độ gây thiệt hại biểu hiện ở dưới các hình thức khác nhau như mức độ gây thương tật, giá trị tài sản bị xâm hại, giá trị hàng phạm pháp.

* Hậu quả của hành vi

 

Hậu quả do hành vi trái pháp luật hành chính gây ra cho xã hội (sự thiệt hại của xã hội). Hành vi trái pháp luật hành chính ở những mức độ khác nhau đều có tính nguy hiểm cho xã hội, nó có thể gây ra hoặc chứa đựng nguy cơ gây ra những thiệt hại về vật chất, tinh thần và những thiệt hại khác cho xã hội.

Mức độ nguy hiểm cho xã hội của vi phạm hành chính được đánh giá, xác định thông qua mức độ thiệt hại trên thực tế hoặc nguy cơ gây ra thiệt hại cho xã hội mà hành vi đó gây ra.

 

* Hậu quả của hành vi

 

Hậu quả của tội phạm là một trong các dấu hiệu khách quan của cấu thành tội phạm, là thiệt hại do hành vi nguy hiểm cho xã hội gây ra cho quan hệ xã hội được Luật Hình sự bảo vệ, có ý nghĩa quan trọng để xác định tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm. Hậu quả tác hại càng lớn thì mức độ nguy hiểm của tội phạm càng cao. Gồm thiệt hại vật chất và thiệt hại tinh thần.

– Thiệt hại vật chất là những thiệt hại đo đếm, xác định được mức độ nhất định như chết người, gây thương tích với tỷ lệ % tổn hại sức khỏe, thiệt hại tài sản được quy ra bằng tiền v.v…

– Thiệt hại tinh thần là những thiệt hại khác mà không xác định được lượng mức độ thiệt hại như tội vu khống, tội làm nhục người khác,…

* Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quảSự thiệt hại cho xã hội trên thực tế là hệ quả tất yếu của hành vi trái pháp luật hành chính, do chính hành vi trái pháp luật hành chính gây ra. Như đã nêu ở trên, hậu quả của vi phạm hành chính có thể là những thiệt hại thực tế hoặc nguy cơ gây ra thiệt hại cho xã hội. Trong một số trường hợp, đối với một số vi phạm hành chính cụ thể, nhà làm luật quy định hành vi của chủ thể chỉ bị coi là vi phạm hành chính khi hành vi đó đã gây ra những thiệt hại trên thực tế. Trong những trường hợp này, việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật hành chính với hậu quả (sự thiệt hại của xã hội) mà nó gây ra là điều hết sức cần thiết để khẳng định có vi phạm hành chính hay không. * Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả

 

Hậu quả tác hại của tội phạm có ý nghĩa xác định giai đoạn hoàn thành của tội phạm. Tội có cấu thành vật chất được coi là hoàn thành khi hành vi nguy hiểm đã gây ra hậu quả tác hại. Tội có cấu thành hình thức được coi là hoàn thành khi người phạm tội thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội theo quy định của điều luật cụ thể trong Bộ luật Hình sự.

Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm là mối quan hệ giữa các hiện tượngtrong đó một hiện tượng được gọi là nguyên nhân (là hành vi khách quan) làm phát sinh một hiện tượng khác là kết quả (là hậu quả của tội phạm).

* Các dấu hiệu khác như hời gian, địa điểm,  phương thức, thủ đoạn, công cụ, phương tiện,… để thực hiện hành vi

 

Ví dụ: Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về bảo đảm sự yên tĩnh chung, trong đó có hành vi dùng loa phóng thanh, chiêng, trống, còi, kèn hoặc các phương tiện khác để cổ động ở nơi công cộng mà không được phép của các cơ quan có thẩm quyền. hiện hành vi

* Các dấu hiệu khác như hời gian, địa điểm,  phương thức, thủ đoạn, công cụ, phương tiện,… để thực hiện hành vi

 

Dấu hiệu thời gian, địa điểm trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm chỉ ra rằng tội phạm có thật ở thời gian, địa điểm nhất định. Đây là một trong những vấn đề buộc phải chứng minh trong vụ án hình sự. Phần lớn các tội phạm trong Bộ luật Hình sự không quy định thời gian, địa điểm, nên dù tội phạm xảy ra trong thời gian nào hoặc địa điểm bất kỳ nào đều không ảnh hưởng đến việc định tội. Trừ những tội phạm cụ thể của Bộ Luật Hình sự có quy định thời gian, địa điểm, thì thời gian, địa điểm là dấu hiệu đặc trưng, bắt buộc phải có để định tội như tội hoạt động phỉ phải ở rừng núi hoặc vùng hẻo lánh, tội buôn lậu phải có địa điểm là qua biên giới, tôi làm chết người trong khi thi hành công vụ phải có thời gian là đang thi hành công vụ v.v…

Phương pháp, công cụ thực hiện tội phạm là một trong những dấu hiệu khách quan. Phần lớn các tội trong Bộ luật Hình sự không quy định phương pháp, công cụ là dấu hiệu đặc trưng để định tội, nên trường hợp này dấu hiệu phương pháp, công cụ không phải là dấu hiệu bắt buộc. Tuy nhiên trong Bộ luật Hình sự có một số tội phạm quy định phương pháp, công cụ của tội phạm là dấu hiệu đặc trưng để định tội như điểm a, khoản 1 Điều 104: dùng hung khí nguy hiểm gây thiệt hại cho nhiều người; điểm a khoản 1 Điều 93 quy định giết người bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người v.v. Như ậy, dấu hiệu phương pháp, công cụ của tội phạm là một trong các dấu hiệu phải được chứng minh trong vụ án hình sự, tuy nhiên, để định tội cần tuân theo quy định của các điều luật.

Mặt chủ quan Vi phạm hành chính có hai hình thức lỗi là lỗi cố ý và lỗi vô ý.

 

Các trường hợp vi phạm mà lỗi cố ý trực tiếp hay gián tiếp hoặc vô ý vì quá tự tin hay do cẩu thả đều xử lý như nhau.

Tội phạm có bốn hình thức lỗi, đó là lối cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp, lỗi vô ý vì quá tự tin và cố ý do cẩu thả. Như vậy do tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của từng trường hợp lỗi là khác nhau, với lại tội phạm là loại vi phạm pháp luật nặng nhất nên quy đinh bốn hình thức lỗi giúp giải quyết chính xác các vụ án hình sự.
Khách thể Khách thể của vi phạm hành chính là những quan hệ xã hội được pháp luật hành chính bảo vệ nhưng bị vi phạm hành chính xâm hại, gây ra thiệt hại hoặc đe dọa gây ra thiệt hại. Khách thể chính là dấu hiệu để nhận biết: Vi phạm hành chính là hành vi xâm hại đến trật tự quản lý hành chính nhà nước được pháp luật hành chính quy định và bảo vệ. Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ, bị tội phạm xâm hại, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại.
Chủ thể Chủ thể vi phạm hành chính là cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm hành chính, nghĩa là theo quy định của pháp luật hành chính, họ phải chịu trách nhiệm đối với hành vi trái pháp luật của mình. Đối với cá nhân, họ phải là người đạt độ tuổi nhất định, có đầy đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình. Theo Bộ luật hình sự thì chủ thể của tội phạm có thể là cá nhân hoặc pháp nhân thương mại.

 

>>> Xem chi tiết bài viết: Phân tích chủ thể của tội phạm theo theo bộ luật hình sự 2015?

Cơ quan có thẩm quyền xử lý Tùy theo từng trường hợp cụ thể, vụ việc sẽ được giao cho rất nhiều cơ quan và người có thẩm quyền, trong đó chủ yếu là các cơ quan quản lý hành chính nhà nước.

 

Việc xử phạt vi phạm hành chính của Tòa án chỉ được áp dụng trong phạm vi rất hẹp.

Chỉ có thể do Tòa án xét xử
Thủ tục xử lý
Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính phần nhiều mang tính quyền lực đơn phương từ phía cơ quan hành chính nhà nước, dù pháp luật có quy định quyền khiếu nại, tố cáo của đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính Người phạm tội bị truy tố trước Tòa án theo thủ tục tố tụng tư pháp, có sự tham gia của luật sư nhằm bảo đảm đến mức cao nhất quyền của công dân chỉ bị kết tội bởi bản án hình sự khi có các chứng cứ đầy đủ, rõ ràng và sau những thủ tục tranh tụng công khai và bình đẳng
Chế độ xử phạt Nhẹ

 

Chủ yếu đánh vào yếu tố vật chất, tinh thần của người vi phạm (cảnh cáo, phạt tiền…)

Nặng

 

Chủ yếu là hình phạt liên quan đến việc tước tự do của người phạm tội

Ví dụ minh họa

– Hành vi dùng loa phóng thanh, chiêng, trống, còi, kèn hoặc các phương tiện khác để cổ động ở nơi công cộng mà không được phép của các cơ quan có thẩm quyền. (Quy định tại  Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP)

 

– Hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông qua công trình thủy lợi gây hư hại cho công trình thủy lợi. (Quy định tại Điểm b khoản 2 Điều 18 Nghị định số 104/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017)

– Hành vi dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản thuộc sở hữu của họ hoặc do họ quản lý. (Tội cướp tài sản quy định tại Điều 168 Bộ luật hình sự năm 2015).

 

– Hành vi dùng vũ lực đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân. (Tội hiếp dâm quy định tại Điều 141 Bộ luật Hình sự năm 2015).

Các tìm kiếm liên quan đến phân biệt vi phạm hành chính với tội phạm hình sự, kẻ bảng so sánh vi phạm hành chính và vi phạm hình sự, sự giống nhau giữa tội phạm và vi phạm hành chính, so sánh điểm khác nhau giữa vi phạm hình sự và vi phạm hành chính, sự khác nhau giữa vi phạm hình sự và vi phạm dân sự, so sánh tội phạm với các hành vi vi phạm khác, phân biệt vi phạm hành chính và tội phạm cho ví dụ minh họa, sự giống và khác nhau giữa vi phạm hình sự và vi phạm hành chính, điểm khác nhau cơ bản giữa vi phạm hành chính và vi phạm hình sự, Phân biệt tội phạm với vi phạm hành chính về môi trường, Một hành vi vi phạm không thể đồng thời chịu trách nhiệm hình sự và hành chính,…

Ví dụ về vi phạm hành chính?

Ví dụ về vi phạm hành chính: Hành vi dùng loa phóng thanh, chiêng, trống, còi, kèn hoặc các phương tiện khác để cổ động ở nơi công cộng mà không được phép của các cơ quan có thẩm quyền. (Quy định tại  Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP)  

Ví dụ về tội phạm?

Ví dụ về tội phạm: Hành vi dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản thuộc sở hữu của họ hoặc do họ quản lý. (Tội cướp tài sản quy định tại Điều 168 Bộ luật hình sự năm 2015).

4.5/5 - (4735 bình chọn)

Phản hồi

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền