Ví dụ về các loại tội phạm trong Bộ luật Hình sự

Chuyên mụcLuật hình sự, Thảo luận pháp luật Tội phạm học

Tội phạm là gì?

Khái niệm tội phạm được quy định tại Khoản 1 Điều 8 Bộ luật Hình sự năm 2015 theo đó: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý…

..

Những nội dung liên quan:

..

… xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.

Các loại tội phạm trong bộ luật hình sự

Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định bốn loại tội phạm tại khoản 1 Điều 9, bao gồm: Tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Điều 9. Phân loại tội phạm

1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy him cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:

a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;

b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;

c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy him cho xã hội rất ln mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;

d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

Ví dụ về các loại tội phạm trong bộ luật hình sự

Trộm cắp tài sản

Ví dụ về tội phạm ít nghiêm trọng

Đây là một loại tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội. Ví dụ như:

  • Tội trộm cắp tài sản quy định tại khoản 1 Điều 173 BLHS;
  • Tội vi phạm các quy định về quản lý rừng quy định tại khoản 1 Điều 233 BLHS;
  • Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 182 BLHS…

Mức cao nhất của khung hình phạt đối với loại tội này là đến ba năm tù.

Ví dụ về tội phạm nghiêm trọng

Buôn lậu thuốc lá

Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội. Ví dụ như:

  • Tội cố ý truyền HIV cho người khác quy định tại khoản 1 Điều 149 BLHS;
  • Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản quy định tại khoản 1 Điều 169 BLHS…
  • Tội buôn lậu quy định tại khoản 2 Điều 188 BLHS…

Mức cao nhất của khung hình phạt đối với loại tội này là đến bảy năm tù.

Ví dụ về tội phạm rất nghiêm trọng

Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội. Ví dụ như:

Hiếp dâm

  • Tội giết người quy định tại khoản 2 Điều 123 BLHS;
  • Tội cướp tài sản quy định tại khoản 2 Điều 168 BLHS,
  • Tội hiếp dâm quy định tại khoản 2 Điều 141 BLHS…

Mức cao nhất của khung hình phạt đối với loại tội này là đến mười lăm năm tù.

Ví dụ về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng

Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội. Ví dụ như:

Giết người

  • Tội giết người tại khoản 1 Điều 123 BLHS;
  • Tội cướp tài sản quy định tại khoản 4 Điều 168 BLHS;
  • Tội hiếp dâm quy định tại khoản 3 Điều 141 BLHS…

Mức cao nhất của khung hình phạt đối với loại tội này là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

>>> Xem thêm: Phân tích các yếu tố cấu thành tội phạm?

Tất cả công dân Việt Nam đều sẽ phải tuân theo bộ luật hình sự và nhiều bộ luật khác nhằm đảm bảo an toàn trật tự của xã hội. Như vậy thì đất nước mới phồn vinh, toàn dân cùng phát triển.

5/5 - (29019 bình chọn)

Phản hồi

  1. Sau quá trình theo dõi gia đình ông Tích, Thục rủ Sang vào nhà ông Tích trộm cắp xe gắn máy Spacy của con gái ông Tích, trị giá khoảng 45 triệu đồng. Khoảng 2 giờ sáng, Thục và Sang đến nhà ông Tích. Khi đi, Thục mang theo một thang dây để trèo tường vào trong nhà, hai khăn trùm mặt màu đen, bai đôi găng tay và một chìa khóa vạn năng để mở khóa xe. Khi đến cổng nhà ông Tích, Thục và Sang phát hiện ra trong nhà ông Tích có đông người còn thức, mọi người đang ngồi chơi bài. Thấy vậy, Thục nói với Sang: “Mình vào trong nhà ông Tích làm vài ván bài, hôm khác quay lại lấy xe”. Trong quá trình chơi bài, cho là Thục ăn gian làm cho Sang bị thua nên Sang và Thục cự cãi nhau. Bực tức, Sang đứng dậy la lên: “Ông Tích ơi, thẳng Thục đến đây để trộm xe. Không tin thì cởi áo nó ra xem!”. Mọi người kéo lại, cởi áo jacket của Thục ra thì bên trong có một thang dây, hai khăn bịt mặt, hai đôi găng tay và một chìa khóa vạn năng. Trước những chứng cứ trên, Thục thú nhận ý định phạm tội của mình. Sau khi vụ việc xảy ra, có một số quan điểm khác nhau về giai đoạn phạm tội của Thục và Sang như sau:

    1. Hành vi của Thục và Sang dừng lại ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội.

    2. Thục và Sang phạm tội chưa đạt.

    3. Thục và Sang đã tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. Anh (chị) đồng ý với quan điểm nào nêu trên? Tại sao?

  2. Trong tình huống trên , hành vi của Trần Ngọc là hành vi vi phạm pháp luật
    dựa vào các dấu hiệu sau:
    + là hành vi có lỗi,trái với pháp luật:anh Ngọc cố ý dùng dao gây thương tích trên 12 phần trăm, đây là hành vi có lỗi cố ý trực tiếp
    +hành vi này xâm phạm đến sức khỏe tính mạng của anh Ph ,làm anh Ph bị trọng thương 36%
    +anh Ngọc là người có năng lực trách nhiệm pháp lí: 35 tuổi,trình độ văn hóa 12/12.Có khả năng nhận thức và điều chỉnh hành vi của mình
    Thứ hai: Hành vi của anh Ngọc là hành vi vi phạm pháp luật hình sự
    thể hiện qua
    + là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội,gây thiệt hại nặng nề trên 11% theo điều 134 bộ luật hình sự 2015 và được bổ sung năm 2017
    Thứ ba: Cấu thành của vi phạm pháp luật là:
    +Mặt khách quan:
    -hành vi trái pháp luật: đâm người
    -thời gian gây án:13h30p ngày 16/5/2018
    – địa điểm: Phố Trần Nguyên H
    – Thủ đoạn: cầm dao chém trực tiếp
    – Hung khí:con dao dài 15cm
    +Mặt chủ quan:
    -Lỗi cố ý trực tiếp: thấy được hậu quả khi chém anh Ph nhưng vẫn mong muốn anh Ph bị thương tích
    + Động cơ vi phạm: do xảy ra va chạm xe, hai anh cãi nhau, không nhường nhau
    +Mục đích pháp luật:kết quả và mong muốn là: Khiến anh Ph bị thương

  3. Cho tình huống sau: Trần Ngọc T1, sinh ngày 09 tháng 7 năm 1985 tại Hà Nội; nghề nghiệp: lái xe taxi; trình độ văn hóa: 12/12.Khoảng 13 giờ 30 phút ngày 06/5/2018, Trần Ngọc T1 điều khiển xe taxi Thanh Nga mang số hiệu 359 biển số 30E -315.42 di chuyển theo hướng phố LýThái T rẽvào phố Trần Nguyên H thì đối đầu với xe taxi do anh Trần Trung Ph điều khiển đi lấn làn. Hai bên không nhường nhau dẫn đến cãi và đánh nhau. T1 xuống xe cầm một con dao gọt hoa quảđể sẵn trong xe ô tô dài khoảng 15cm, cán bằng gỗ lưỡi bằng kim loại. T1 đuổi theo anh Ph để chém. Anh Ph giơ tay lên đỡthì T1 chém vào cổ tay trái. Sau đó T1 lên xe bỏ chạy còn anh Ph được người dân đưa đi cấp cứu tại bệnh viện Việt Đức. Anh Ph bị thương tích: Sẹo vết thương, vết mổ mặt saungoài 1/3 giữa cẳng tay trái hình chữ L kích thước khoảng 9cm x 0,5cm cứng, hồng, nhẹ. Sẹo vết thương, vết mổ mặt sau tay 1/3 dưới cẳng tay trái hình chữ U kích thước khoảng 18cmx 0,6cm lõm, hồng, cứng. Hạn chế vận động nhiều ngón III, IV, V tay trái. Hạn chế nhiều vận động gấp, duỗi và xoay cổ tay trái. Theo kết luận giám định tỷ lệ thương tích 36%.Trong tình huống trên, Trần Ngọc T1có hành vi vi phạm pháp luật hay không? Nếu có thì hành vi của Trần Ngọc T1vi phạm pháp luật gì? Phân tích cấu thànhcủa vi phạm pháp luật đó.HẾT

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền