Mọi hành vi nguy hiểm cho xã hội đều là tội phạm đúng hay sai? Đó là câu hỏi nhận định môn Luật hình sự phần chung mà sinh viên luật nào đã học qua môn này cũng từng ít nhất một lần trả lời.
..
Những nội dung liên quan:
- Khái niệm, bản chất và các đặc điểm của tội phạm
- Dấu hiệu quan trọng nhất của tội phạm?
- Phân tích các yếu tố cấu thành tội phạm – Lấy ví dụ minh họa
- Ví dụ về các loại tội phạm trong Bộ luật Hình sự
..
Những câu hỏi nhận định môn Luật hình sự phần chung thường gặp
Mọi hành vi nguy hiểm cho xã hội đều coi là tội phạm?
=> Đây là nhận định Sai. Bởi vì Khoản 1 Điều 8 Bộ luật Hình sự năm 2015 có quy định:
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.
Căn cứ vào khái niệm trên, có thể thấy: Tội phạm không chỉ là (*)hành vi nguy hiểm cho xã hội mà còn phải (**)được quy định trong Bộ luật hình sự, (***)do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện, (****)một cách cố ý hoặc vô ý, (*****)xâm phạm tới các quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ.
Nếu không thỏa mãn được các đặc điểm trên thì hành vi nguy hiểm cho xã hội vẫn chưa thể xem là “Tội phạm” theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015.
Mọi hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm khi hành vi đó gây ra những thiệt hại đáng kể?
=> Đây là nhận định Sai. Vì có hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng không bị coi là tội phạm mặc dù hành vi đó gây ra những thiệt hại đáng kể.
Ví dụ: Người phạm tội không có năng lực trách nhiệm hình sự, phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết.
Trong mọi trường hợp một tội phạm chỉ được coi là thực hiện tại Việt Nam nếu tội phạm đó bắt đầu và kết thúc trên lãnh thổ Việt Nam?
=> Đây là nhận định Sai. Tội phạm được xem là thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam khi tội phạm ấy có một giai đoạn được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam. Nghĩa là tội phạm đó có thể được thực hiện trọn vẹn trên lãnh thổ Việt Nam, hoặc bắt đầu hoặc diễn ra hoặc kết thúc trên lãnh thổ Việt Nam.
Tội phạm có cấu thành hình thức là loại tội phạm không có giai đoạn phạm tội chưa đạt?
=> Đây là nhận định Sai. Căn cứ vào Điều 15 Bộ luật Hình sự năm 2015 thì:
Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.
Theo đó, đối với những tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức mà hành vi khách quan bao gồm nhiều hành vi, nếu người phạm tội chưa thực hiện hết tất cả các hành vi mà dừng lại do nguyên nhân khách quan thì được coi là phạm tội chưa đạt.
Ví dụ: Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169 Bộ luật Hình sự năm 2015) là tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức về mặt khách quan bao gồm: hành vi bắt cóc con tin, hành vi đe dọa chỉ tài sản nhằm chiếm đoạt tài sản. Nếu người phạm tội chỉ mới thực hiện hành vi bắt cóc con tin mà đã bị bắt giữ thì trường hợp này ở giai đoạn phạm tội chưa đạt.
Hành vi tấn công – cơ sở của phòng vệ chính đáng luôn là một tội phạm?
=> Đây là nhận định Sai. Vì hành vi tấn công là cơ sở của phòng vệ chính đáng phải có tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội, có thể có dấu hiệu cấu thành tội phạm, nhưng luật hình sự không bắt buộc phải như vậy. bởi thực tế có những hành vi nguy hiểm cho xã hội không phải là tội phạm. VD: Hành vi người điên dùng dao tấn công người khác là cơ sở của phòng vệ chính đáng và hành vi này không phải là hành vi của tội phạm.
Tình tiết loại trừ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi là tình tiết loại trừ tính chất phạm tội?
=> Đây là nhận định Đúng. Vì tình tiết loại trừ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi là một trong 2 dạng tình tiết loại trừ tính chất phạm tội (cùng với tình tiết loại trừ tính có lỗi của hành vi). Tình tiết loại trừ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi là cơ sở pháp lí quan trọng để phân định tội phạm và các hành vi không phải là tội phạm.
Cơ sở pháp lý: Từ Điều 20 đến Điều 26 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Tài liệu ôn tập môn Luật hình sự phần chung
- 102 câu hỏi nhận định đúng sai môn Luật hình sự (có đáp án)
- Tổng hợp câu hỏi ôn tập môn Luật hình sự phần chung (có đáp án)
- Đề cương ôn tập môn Luật hình sự phần chung
- Tổng hợp 100 câu hỏi trắc nghiệm môn Luật hình sự
[PDF] Tài liệu ôn tập môn Luật hình sự phần chung
Nếu quá trình download tài liệu bị gián đoạn do đường truyền không ổn định, vui lòng để lại Email nhận tài liệu Tài liệu ôn tập môn Luật hình sự phần chung PDF ở phần bình luận dưới bài. Chúng tôi vô cùng xin lỗi vì sự bất tiện này!
Tìm kiếm có liên quan: Người có hành vi gây nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm thì phải, Hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm được quy định trong, Hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm, Theo quy định của pháp luật người có hành vi gây nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm thì phải, Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng không phải chịu trách nhiệm hình sự là, Tội phạm là gì, Vi phạm hình sự là hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là
=> Đây là nhận định Đúng. Vì tình tiết loại trừ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi là một trong 2 dạng tình tiết loại trừ tính chất phạm tội (cùng với tình tiết loại trừ tính có lỗi của hành vi). Tình tiết loại trừ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi là cơ sở pháp lí quan trọng để phân định tội phạm và các hành vi không phải là tội phạm.
Cơ sở pháp lý: Từ Điều 20 đến Điều 26 Bộ luật Hình sự năm 2015.
=> Đây là nhận định Sai. Vì có hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng không bị coi là tội phạm do hành vi đó gây ra những thiệt hại đáng kể.
Ví dụ: Người phạm tội không có năng lực trách nhiệm hình sự, phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết.
em k tải được mong được nhận bài học ở gmail
cảm ơn trang nhiều ạ