So sánh chứng cứ trong tố tụng dân sự và tố tụng hình sự

Chuyên mụcLuật tố tụng dân sự, Luật tố tụng hình sự chung-cu

Khái niệm chứng cứ nói chung

Chứng cứ được hiểu là những gì có thật được thu theo những trình tự thủ tục luật định, phản ánh sự thật khách quan, là bằng chứng nhằm mục đích chứng minh, làm rõ và giải quyết vụ việc khi có xảy ra tranh chấp, vụ án khi phát sinh phải truy cứu trách nhiệm hình sự.

 

Các nội dung liên quan:

 

Tuy nhiên, dưới góc độ pháp lý, chứng cứ trong dân sự và chứng cứ trong hình sự có nhiều điểm khác nhau, về vai trò chứng minh, những gì được xem là chứng cứ, nguồn chứng cứ…

So sánh chứng cứ trong dân sự và trong hình sự

Bảng so sánh dưới đây sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quan về chứng cứ trong lĩnh vực dân sự và chứng cứ trong lĩnh vực hình sự.

Chứng cứ trong tố tụng dân sự

Chứng cứ trong tố tụng hình sự

Khái niệm Là những gì có thật được đương sự và cá nhân, cơ quan, tổ chức khác giao nộp cho Toà án hoặc do Toà án thu thập được theo trình tự, thủ tục quy định mà Toà án dùng làm căn cứ để xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp hay không cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự. Là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục quy định mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án
Bản chất

Đều là những gì có thật, phản ánh đúng sự thật khách quan.

Đặc điểm – Tính khách quan.

– Tính liên quan.

– Tính hợp pháp

Chứng cứ được xác định bằng – Các tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được.

– Các vật chứng.

– Lời khai của đương sự, người làm chứng.

– Kết luận giám định.

– Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ.

– Tập quán.

– Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản.

– Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.

– Vật chứng.

– Lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.

– Kết luận giám định.

– Biên bản về hoạt động điều tra, xét xử và các tài liệu, đồ vật khác.

 

 

 

=> Như vậy, phạm vi nguồn chứng cứ trong hình sự hẹp hơn so với trong dân sự, trong hình sự, không thừa nhận các tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được.

Vai trò chứng minh – Đương sự có yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc.

– Đương sự phản đối yêu cầu của người khác.

– Cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích Nhà nước hoặc yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác

– Cơ quan điều tra.

– Viện kiểm sát.

– Toà án.

Quyền đưa ra chứng cứ Có quyền đưa ra tài liệu, đồ vật và trình bày những vấn đề có liên quan đến vụ án:

– Những người tham gia tố tụng.

– Cơ quan, tổ chức hoặc bất cứ cá nhân nào.

Hậu quả pháp lý nếu không đưa ra chứng cứ, chứng cứ không đầy đủ Đương sự phải chịu trách nhiệm về hậu quả nếu không cung cấp chứng cứ, hoặc chứng cứ không đầy đủ.

– Đương sự đã áp dụng các biện pháp cần thiết để thu thập chứng cứ mà vẫn không thể tự mình thu thập được thì có thể yêu cầu Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ.

Đương sự yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ phải làm đơn ghi rõ vấn đề cần chứng minh; chứng cứ cần thu thập; lý do vì sao tự mình không thu thập được; họ, tên, địa chỉ của cá nhân, tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu trữ chứng cứ cần thu thập đó.

– Tòa án, Viện kiểm sát có thể trực tiếp hoặc bằng văn bản yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ cung cấp cho mình chứng cứ.

Cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ chứng cứ có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án, Viện kiểm sát trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu.

Trường hợp không cung cấp đầy đủ, kịp thời chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án, Viện kiểm sát thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Các cơ quan tiến hành tố tụng phải chịu trách nhiệm về việc không cung cấp chứng cứ, hoặc chứng cứ không đầy đủ.

Việc khởi tố, truy tố, xét xử vụ án không khách quan, dễ dẫn đến oan sai.

 

Căn cứ pháp lý – Bộ luật tố tụng dân sự 2015. – Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

 

Các tìm kiếm liên quan đến So sánh chứng cứ trong tố tụng dân sự và tố tụng hình sự, so sánh sự khác biệt giữa tố tụng dân sự và tố tụng hình sự, so sánh luật dân sự và luật tố tụng dân sự, sự khác nhau giữa tố tụng hình sự và tố tụng dân sự, so sanh hoat dong to tung hinh su va luat to tung hinh su, tố tụng dân sự là gì, sự khác nhau giữa luật hình sự và luật tố tụng hình sự, dân sự và hình sự, sự khác nhau giữa tố tụng hình sự và luật tố tụng hình sự

đánh giá bài viết

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền