Sinh viên thực tập ở tòa án sẽ làm những công việc gì?

Chuyên mụcCafe Dân Luật toa-an

Nhiều sinh viên luật luôn mang trong mình tâm lý “ngại va chạm”, “không tự tin vào năng lực của bạn thân” nên chẳng bao giờ dám nhắc đến hai từ “thực tập” khi đang là sinh viên năm 2, năm 3. Chính vì vậy mà cái thực tế phũ phàng đó là lần thực tập bắt buộc đối với sinh viên năm cuối cũng là lần đầu tiên và duy nhất của thời sinh viên.

 

Các nội dung liên quan được tìm kiếm:

 

Bên cạnh những sinh viên “ngại va chạm” cũng có một bộ phận các bạn sinh viên dù mới chỉ năm 2 nhưng dám dẫn thân lao mình, chạy đến Tòa án thăm dò và xin thực tập. Không phải bạn nào xin cũng được nhận nhưng đôi lúc một chút tự tin cộng một chút may mắn lại “vô tình” đưa đẩy, tạo điều kiện cho chúng ta được tiếp xúc với môi trường pháp lý thực tiễn đầy sắc màu để ta có cơ hội phát triển vượt trội hơn bao bạn bè cùng trường lớp. Và đây là câu hỏi của một bạn sinh viên năm 2 vừa được Tòa án tỉnh nọ cho phép thực tập mà tôi vừa đọc được trên Diễn đàn Lawnet.

 

Xin chào các anh, chị! Em đang là sinh viên năm 2 và chuẩn bị đi thực tập. Em xin được ở 1 Tòa Án tỉnh, nhưng lại vừa mừng, lại vừa lo. Có anh, chị nào đã từng thực tập ở Tòa Án có thể chia sẻ cho em một số kinh nghiệm được không ạ? Thường ở Tòa Án mình được giao những công việc gì? Mình nên chủ động tìm và làm những việc gì? Vì mới năm 2, nên em cũng chưa được học nhiều, kiến thức vẫn chưa vững lắm, kỹ năng thì chưa được rèn nhiều. Mong các anh chị giúp em với ạ. Em cảm ơn!

 

Ngay sau đó, câu hỏi này đã được một bạn có nick name “tangoctram1101” đã chia sẻ:

 

Hi em, mới năm 2 mà em có ý thức như vậy là quá tốt luôn í. Về cơ bản, thực tập tại Tòa án chúng ta sẽ học được các kinh nghiệm liên quan đến mảng tố tụng là nhiều nhất. Đồng thời qua tiếp xúc với thái độ muôn hình vạn trạng của các đương sự, bản thân em sẽ được tích lũy vốn kha khá về “giao tiếp ứng xử”, bản thân tự dưng bản lĩnh hơn đó.

Về câu hỏi: Sinh viên thực tập ở tòa án sẽ làm những công việc gì? Mình xin liệt kê một số công việc như sau:

  • Nghiên cứu hồ sơ các vụ án đã hoặc sẽ đưa ra xét xử thông qua việc “sắp xếp hồ sơ”.
  • Theo chân các anh chị đi xác minh, thẩm định tại chỗ, định giá tài sản…
  • Tham dự các phiên toà: Hình sự, Dân sự, Lao động, Hôn nhân gia đình để nắm vững thủ tục tố tụng đối với từng loại án; cách thức thẩm vấn của Hội đồng xét xử, cách thức bào chữa của Luật sư, kết luận của Viện kiểm sát.
  • Tập ghi biên bản phiên toà đối với từng loại vụ án.
  • Tập viết các quyết định, bản án của Toà án đối với từng vụ việc, vụ án cụ thể.
  • Nếu được phép có thể tham gia hoà giải, tham gia tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Điều quan trọng, để được các anh chị trong Tòa án giao việc, cá nhân bạn cần giữ thái độ nhiệt tình, bất kỳ công việc của ai nhờ đều khéo léo nhận hết (hạn chế từ chối nhé, vì nếu từ chối, lần sau có thể các anh chị sẽ ngại khi muốn nhờ về sau), nếu trong thời gian bạn đang thực tập mà Tòa có các hoạt động giao lưu thể thao, văn nghệ thì bạn cũng nên đăng ký tham gia, để thân thiết hơn với mọi người. À, lâu lâu nếu thấy văn phòng hơi bẩn thì bạn nhớ chủ động quét dọn xíu nhé, chỉ mất 5 phút thôi, nhưng đó cũng sẽ là một điểm cộng của bạn trong mắt mọi người.

Hi vọng, những chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn nhé! Chúc bạn thực tập thật tốt và có được nhiều kinh nghiệm thực tế.

 

Như vậy, có thể thấy rằng có những công việc ở Tòa án mà một sinh viên luật năm 2, 3 có thể hoàn đáp ứng được, không quá đòi hỏi nhiều về trình độ chuyên môn, học thuật và những văn phòng luật sư,… yêu cầu cũng không có sự chênh lệch là mấy. Những kỹ năng, kinh nghiệm là những thứ phải trải qua quá trình đúc rút, học hỏi và chúng ta sẽ có được chúng dám một lần nhấc mông đi đến một nơi nào đó có đủ các yếu tố cần thiết để ta xin vào thực tập như bạn sinh viên năm 2 đã đề cập ở trên.

5/5 - (1 bình chọn)

Phản hồi

  1. hi mọi người , mọi người cho mình hỏi sinh viên đi thực tập ở phòng tư pháp sẽ làm những công việc gì nhỉ , để mình chuẩn bị và làm việc hết mình … mong mọi người giúp với

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền