Phân biệt tội phạm và các vi phạm pháp luật khác

Chuyên mụcLuật hình sự, Thảo luận pháp luật Tội phạm học

Phân biệt tội phạm và các vi phạm pháp luật khác để chi ra điểm giốngkhác nhau cơ bản giữa hai loại hành vi này.

 

Những nội dung liên quan:

 

1. So sánh tội phạm và các vi phạm pháp luật khác

a) Sự giống nhau tội phạm và các vi phạm pháp luật khác

Tội phạm và các vi phạm pháp luật khác đều là những hành vi có tính nguy hiểm cho xã hội và vi phạm pháp luật.

b) Sự khác nhau giữa tội phạm và vi phạm pháp luật khác

Căn cứ để phân biệt Tội phạm Vi phạm pháp luật khác
Về mặt nội dung chính trị – xã hội Tội phạm là những hành vi có tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội (*) Vi phạm pháp luật khác là những hành vi có tính nguy hiểm chưa đáng kể cho xã hội.
Về mặt hình thức pháp lý Quy định trong BLHS Quy định trong các văn bản của các ngành luật khác.
Về mặt hậu quả pháp lý Bị xử lý bằng hình phạt và để lại án tích Bị xử lý bằng các biện pháp cưỡng chế nhà nước ít nghiêm khắc hơn và không để lại an tích.

(*) Lưu ý: Ranh giới giữa “Nguy hiểm đáng kể” và “Nguy hiểm chưa đáng kể” là ranh giới cần được xác định khi xây dựng luật cũng như khi giải thích và áp dụng luật hình sự.

Có những điều luật xác định ranh giới dứt khoát: Hành vi được quy định trong BLHS chỉ có thể là tội phạm mà không thể là vi phạm pháp luật khác.

Ví dụ: Hành vi giết người (Điều 123);

Giết người

 Có những điều luật xác định không dứt khoát: Hành vi được quy định trong BLHS có thể là tội phạm trong trường hợp này nhưng ở trong trường hợp khác chỉ là vi phạm pháp luật khác khác.

Ví dụ: Hành vi buôn bán trái phép hàng hoá qua biên giới có giá trị 90 triệu đồng.

-> Người thực hiện hành vi này đã bị xử phạt hành chính thì chỉ có thể là tội phạm.

-> Người thực hiện hành vi này lần đầu thì chỉ có thể bị xử lý hành chính.

Vi phạm pháp luật

2. Các tiêu chuẩn phân biệt giữa tội phạm và vi phạm pháp luật khác

– Đối với nhà làm luật: Dựa vào tính nguy hiểm cho xã hội để phân biệt tội phạm và vi phạm pháp luật khác.

Tội phạm là hành vi có đặc điểm nguy hiểm đáng kể cho xã hội; để đánh giá hành vi có nguy hiểm đáng kể hay không, phải đánh giá tổng hợp các tình tiết có liên quan; trong đó đặc biệt là các tình tiết sau: Tính chất của quan hệ xã hội bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm hại; tính chất và mức độ thiệt hại gây ra hoặc đe bị xâm hại; tính chất và mức độ lỗi…

– Đối với nhà giải thích pháp luật: Dựa vào đặc điểm nguy hiểm cho xã hội để phân biệt.

– Đối với nhà áp dụng pháp luật: Dựa vào đặc điểm trái pháp luật hình sự và đặc điểm nguy hiểm cho xã hội để phân biệt.

Nhà áp dụng pháp luật trước hết căn cứ vào đặc điểm có được quy định trong luật hình sự hay không; đã được giải thích cụ thể hay chưa; nếu chưa được quy định hoặc giải thích cụ thể thì nhà áp dụng pháp luật phải tự xác định hành vi có nguy hiểm đáng kể hay không và phải căn cứ vào các tình tiết sau: Tính chất và mức độ thiệt hại; tính chất của phương pháp, thủ đoạn, công cụ, phương tiện phạm tội; tính chất của động cơ, mức độ lỗi; nhân thân của người có hành vi phạm tội…


Các tìm kiếm liên quan đến Phân biệt tội phạm và các vi phạm pháp luật khác, so sánh tội phạm với vi phạm hành chính, so sánh sự giống và khác nhau giữa tội phạm và phạm tội, sự giống và khác nhau giữa vi phạm hình sự và vi phạm hành chính, phân biệt vi phạm hành chính với các loại vi phạm khác, kẻ bảng so sánh vi phạm hành chính và vi phạm hình sự, so sánh vi phạm dân sự và vi phạm kỷ luật, so sánh hình phạt với các loại chế tài pháp luật khác, những hành vi được coi là tội phạm

5/5 - (15998 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền