Tổng hợp đề thi môn Luật tố tụng hình sự – ĐH luật TP.HCM

Chuyên mụcĐề thi Luật, Luật tố tụng hình sự

[Hocluat.vn] Tổng hợp đề thi môn Luật tố tụng hình sự – Trường Đại học luật TP Hồ Chí Minh năm học 2018 – 2019 để các bạn sinh viên tham khảo.

 

Đề mục:

 

ĐỀ THI MÔN LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ

LỚP: DS41

Thời gian làm bài: 75 phút

(Sinh viên được sử dụng văn bản pháp luật)

Đề thi 01 môn Luật tố tụng hình sự - Trường ĐH luật TP HCM
ĐỀ THI MÔN LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ – LỚP: DS41

Câu 1: Nêu ý nghĩa của việc quy định những biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015? (2 điểm)

Câu 2: Những nhận định sau đây đúng hay sai? tại sao (4 điểm)

a) Trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự, Tòa án có trách nhiệm bảo quản vật chứng.

b) Biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự có thể được áp dụng đối với người chưa bị khởi tố về hình sự.

c) Tòa án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự có thể không phải là tòa án nơi tội phạm được thực hiện.

d) Thẩm quyền giám đốc thẩm thuộc về tòa án cấp trên trực tiếp của Tòa án đã ra bản án quyết định có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị.

Câu 3: Tình huống giả định (4 điểm)

theo hồ sơ bị cáo L và em M ( sinh năm 2000) nhà ở gần nhau. ngày 05/10/2015, Phòng gặp M tại tiệm internet rủ đi chơi và M đồng ý. Trên đường đi M hỏi đi đâu thì L Trả lời vô nhà nghỉ, M không đồng ý đòi nhảy xuống xe máy. L không dừng xe mà dọa nếu nhảy xuống xe thì sẽ báo công an bắt đưa đi vào trường giáo dưỡng Vì trước đó cũng có bỏ nhà đi. sau đó L trào phụ đến nhà nghỉ. tại đây L sinh M cho quan hệ nhưng M không đồng ý. Bị cáo dùng M lực để thực hiện hành vi giao cấu với M.

Để làm rõ hành vi của bị cáo là hiếp dâm hay giao cấu, Tại phiên tòa sơ thẩm, Hội đồng xét xử có nhiều câu hỏi với nhân chứng của vụ án là nhân viên nhà nghỉ. người này khẳng định có việc L chở em M đến nhà nghỉ thuê phòng. nhưng chỉ mang nước vào phòng sau đó người này không nghe thấy tiếng la hét, kêu cứu của M. khi thấy người lạ, M cũng không có phản ứng mang tính cầu cứu cho thấy mình bị ép vào nhà nghỉ. từ lời khai này, đại diện Viện kiểm sát giữ quyền công tố tại tòa cho rằng anh bị cáo L không có hành vi dùng M lực để ép em M quan hệ mà là có sự đồng tình. từ đó Viện kiểm sát đề nghị tòa án chuyển từ tội hiếp dâm trẻ em sang tội giao cấu với trẻ em đối với bị cáo và đề nghị tòa tuyên phạt bị cáo 2 đến 4 năm tù.

Hỏi:

a) Theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 Viện kiểm sát có quyền đổi tụ doanh nhẹ hơn đối với bị cáo Tại phiên tòa sơ thẩm không? Nêu cơ sở pháp lý.

Tình tiết bổ sung

Giả sử L sau đó có kháng cáo kêu oan vì cho rằng mình không thực hiện hành vi giao cấu với M. Việc bị cáo nhận tội là do bị điều tra viên đánh đập ép cung. HĐXX phúc thẩm còn phát hiện điều tra viên x là cha nuôi của M.

b) Nêu cách giải quyết của Hội đồng xét xử phúc thẩm trong trường hợp Nêu? Nêu cơ sở pháp lý?

 

Còn nữa…

5/5 - (2848 bình chọn)

Phản hồi

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền