Trình bày các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định trong Hiến pháp năm 2013.
Những nội dung liên quan:
- Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam theo hiến pháp 2013
- Những hình thức chính thể từng được xác định trong các hiến pháp Việt Nam?
- Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước đơn nhất
- Nguyên thủ quốc gia là ai? Có vị trí như thế nào trong bộ máy nhà nước?
- Bàn về vấn đề tinh giản cấp phòng trong bộ máy hành chính nhà nước
1. Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp 2013 là gì?
Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là những phương hướng mang tính chỉ đạo trong quá trình tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được xác định trong Hiến pháp.
2. Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp 2013
Những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp 2013 bao gồm:
- Đảng cộng sản lãnh đạo Nhà nước và xã hội;
- Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về Nhân dân;
- Bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ giữa các dân tộc;
- Tập trung dân chủ;
- Pháp chế xã hội chủ nghĩa.
a) Thứ nhất, nguyên tắc Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Khoản 1 Điều 4 Hiến pháp 2013 khẳng định “1. Đảng Cộng sản Việt Nam – Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình. 3. Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.”.
Nội dung của điều này được sửa đổi, bổ sung trên cơ sở Điều 4 của Hiến pháp 1992. Theo đó, ngoài quy định “Đảng Cộng sản Việt Nam – Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” còn bổ sung quy định “Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình”. Đồng thời, cũng tại điều này còn bổ sung quy định “Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”.
Đây chính là cà cơ sở pháp lý quan trọng để ban hành văn bản pháp luật quy định trách nhiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân. Đồng thời tạo cơ chế để nhân dân giám sát hoạt động của Đảng về những quyết định của Đảng. Và chính vì vậy mà nhân dân ta ngày càng tin tưởng vào vai trò, vị trí của Đảng trong đời sống của dân tộc.
Sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước là một tất yếu khách quan, là sự bảo đảm cho Nhà nước ta thực sự là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
b) Thứ hai, nguyên tắc tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về Nhân dân.
Điều 2 Hiến pháp 2013 quy định “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”. Nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Quốc hội và Hội đồng nhân dân bao gồm các đại biểu của Nhân dân do Nhân dân bầu ra, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân, thay mặt Nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước, quyết định những vấn đề quan trọng nhất của đất nước và ở địa phương.
Ngoài ra Nhân dân còn trực tiếp thực hiện quyền lực Nhà nước bằng nhiều cách khác nhau như: Nhân dân trực tiếp tham gia vào công việc quản lý Nhà nước; tham gia thảo luận Hiến pháp và luật; trực tiếp bầu ra các đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân, giám sát hoạt động của các đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân, bãi nhiệm các đại biểu này khi họ không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của Nhân dân; bỏ phiếu trưng cầu ý dân về những vấn đề quan trọng thuộc nhiệm vụ quyền hạn của Nhà nước.
c) Thứ ba, nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ giữa các dân tộc.
Điều 5 Hiến pháp 2013 quy định “1. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam; 2. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc.” Nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển về mọi mọi mặt, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số”.
Thực hiện nguyên tắc này trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước đòi hỏi, tất cả các dân tộc phải có đại diện của mình trong các cơ quan Nhà nước đặc biệt trong Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Các cơ quan Nhà nước phải xuất phát từ lợi ích của Nhân dân, của các dân tộc, bảo đảm sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa các dân tộc. Nhà nước có chính sách ưu tiên giúp đỡ để các dân tộc ít người mau đuổi kịp trình độ phát triển chung của toàn xã hội.
Bên cạnh đó, Nhà nước nghiêm trị những hành vi miệt thị gây chia rẽ, hằn thù giữa các dân tộc cũng như bất cứ hành vi nào lợi dụng chính sách dân tộc để phá hoại an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng, Nhà nước ta.
d) Thứ tư, nguyên tắc tập trung dân chủ.
Điều 6 Hiến pháp 2013 quy định “Nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước.” cùng với đố khoản 1 Điều 8 cũng có quy định: “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.”
Bản chất của nguyên tắc này thể hiện sự thống nhất biện chứng giữa chế độ tập trung lợi ích của Nhà nước, sự trực thuộc, phục tùng của các cơ quan Nhà nước cấp dưới trước các cơ quan Nhà nước cấp trên và chế độ dân chủ, tạo điều kiện cho việc phát triển sự sáng tạo, chủ động và quyền tự quản của các cơ quan Nhà nước cấp dưới.
Tập trung và dân chủ là hai mặt của một thể thống nhất kết hợp hài hòa với nhau. Nếu chỉ chú trọng sự tập trung thì dễ dẫn đến chuyên quyền, độc đoán, mất dân chủ, nhưng nếu chỉ chú trọng phát triển dân chủ mà không bảo đảm sự tập trung thì dễ dẫn đến tình trạng vô chính phủ, cục bộ địa phương. Để bảo đảm thực hiện tốt nguyên tắc này đòi hỏi trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
Thứ nhất, bộ máy Nhà nước phải do Nhân dân xây dựng nên. Nhân dân thông qua bầu cử để lựa chọn những đại biểu xứng đáng, thay mặt Nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước, chịu trách nhiệm trước Nhân dân và phục vụ lợi ích của Nhân dân.
Thứ hai, quyết định của cấp trên, của trung ương buộc cấp dưới, địa phương phải thực hiện. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, cấp dưới, địa phương có quyền phản ánh những kiến nghị của mình đối với cấp trên, trung ương, có quyền sáng kiến trong quá trình thực hiện cho phù hợp với tình hình, đặc điểm của đơn vị, địa phương.
Thứ ba, những vấn đề quan trọng của cơ quan Nhà nước phải được đưa ra thảo luận tập thể và quyết định theo đa số.
e) Thứ năm, nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Điều 8 Hiến pháp 2013 quy định “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.”. Nguyên tắc này đòi hỏi:
- Thứ nhất, Nhà nước phải xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn thiện. Đây là cơ sở pháp lý hết sức cần thiết để thực hiện nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước.
- Thứ hai, việc tổ chức và hoạt động của các cơ quan Nhà nước phải được tiến hành theo đúng pháp luật. Tất cả các cơ quan Nhà nước, cán bộ, công chức phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật một cách nghiêm túc.
- Thứ ba, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện Hiến pháp và pháp luật, xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật. Bất cứ mọi hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cá nhân nhân, tổ chức nào cũng phải được xử lý ngiêm minh theo đúng quy định của pháp luật.
- Thứ tư, các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục pháp luật để nâng cao ý thức pháp luật của mọi công dân để mọi công dân hiểu biết pháp luật, tôn trọng pháp luật nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và tích cực đấu tranh với mọi hành vi vi phạm pháp luật.
Các tìm kiếm liên quan đến nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định trong Hiến pháp 2013, nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước theo hiến pháp 2013, bộ máy nhà nước việt nam theo hiến pháp 2013, sơ đồ bộ máy nhà nước việt nam 2017, 5 nguyên tắc tổ chức nhà nước, nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước việt nam, ở việt nam hiện nay, quyền lực nhà nước tập trung vào cơ quan nào?, cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam là gì, nha nuoc to chuc va hoat dong theo hien phap va phap luat
cho em hỏi ví dụ thực tiễn của những nguyên tắc trên ạ?
cho em hỏi hoạt động của bộ máy nhà nước Việt Nam?
Bài này có bản word không ạ? Cho em xin với, em đang cần gấp lắm ạ
Làm phiền em vào đây copy bài dùm Ad nha, Ad đang đi công tác https://hocluat.vn/cac-nguyen-tac-to-chuc-va-hoat-dong-cua-bo-may-nha-nuoc-cong-hoa-xa-hoi-chu-nghia-viet-nam-trong-hien-phap-2013/amp