Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam theo hiến pháp 2013

Chuyên mụcLuật hiến pháp, Lý luận nhà nước và pháp luật hien-phap-2013

Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam. Hiến pháp 2013 ra đời và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2014, theo đó, về cơ bản vẫn giữ nguyên hệ thống 3 cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Tuy nhiên, cơ cấu tổ chức có sự thay đổi so với trước.

Vì vậy, sau đây mình giới thiệu sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước theo Hiến pháp 2013 như sau:

 

Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam
Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam theo hiến pháp 2013 (Nguồn: danluat.vn)

 

Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân và quyền lực nhất của Nhà nước.

Chức năng chính của Quốc hội là làm, sửa đổi Luật và Hiến pháp, quyết định các chính sách, mục tiêu của đất nước, quyết định về các tổ chức hành chính, bầu Chủ tịch nước, bổ nhiệm thành viên chính phủ…

Ủy ban thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội hoạt động trong thời gian Quốc hội không họp.

Chủ tịch Quốc hội đứng đầu Uỷ ban thường vụ QH được các đại biểu QH bầu chọn (hiện tại là bà Nguyễn Thị Kim Ngân).

Chủ tịch nước (hiện tại là ông Trần Đại Quang) là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt Việt Nam trong đối nội và đối ngoại.

Chủ tịch nước có thể đề nghị Quốc hội bầu, miễn, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng, quyết định các chính sách đối nội và đối ngoại của Chính phủ…

Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của Việt Nam, thực hiện quyền thi hành pháp luật.

Chính phủ có nhiệm vụ tổ chức thi hành Hiến pháp, luật do Quốc hội ban hành, đề xuất, xây dựng chính sách trình Quốc hội, thống nhất quản lý hành chính quốc gia, bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội…

Thủ tướng (hiện tại là ông Nguyễn Xuân Phúc) là người đứng đầu và lãnh đạo điều hành các hoạt động của Chính phủ. Thủ tướng có các quyền hạn như lãnh đạo việc xây dựng chính sách và tổ chức thi hành pháp luật, đề nghị Quốc hội bổ nhiệm các Bộ và các cơ quan ngang Bộ, lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, bảo đảm tính thống nhất và thông suốt của nền hành chính quốc gia

Phó thủ tướng có nhiệm vụ giúp Thủ tướng  làm nhiệm vụ theo sự phân công và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng về nhiệm vụ được phân công.

Bộ và cơ quan ngang Bộ

Cơ quan hành chính Nhà nước ở cấp trung ương ngoài Chính phủ còn có 22 Bộ và cơ quan ngang Bộ bao gồm 18 Bộ và 4 cơ quan ngang Bộ.

Dưới Bộ là các cơ quan chuyên môn cho các ngành nghề thuộc Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh (không phải là cơ quan hành chính Nhà nước) là các Sở như Sở Tư pháp, Sở Tài chính v..v.. Sở có nhiệm vụ hỗ trợ hoạt động và thực hiện chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh về ngành nghề đó tại địa phương.

Dưới sở là các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban Nhân dân cấp huyện (không phải là cơ quan hành chính Nhà nước) là các Phòng như Phòng Giáo dục đào tạo, Phòng y tế…

Cơ quan hành chính tại cấp địa phương có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.

  • Hội đồng nhân dân cấp địa phương là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, do nhân dân địa phương bầu ra với nhiệm vụ quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương đó.
  • Ủy ban nhân dân ở cấp địa phương là do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu và là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân đó. Uỷ ban có nhiệm vụ tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.

Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp, có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

  • TAND tối cao
  • TAND cấp cao
  • TAND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
  • TAND cấp quận, huyện.
  • Ngoài ra, còn có hệ thống Tòa án quân sự.

Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.

  • Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
  • Viện kiểm sát nhân dân cấp cao.
  • Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh).
  • Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương (sau đây gọi là Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện).
  • Viện kiểm sát quân sự các cấp.
5/5 - (1 bình chọn)

Phản hồi

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền