Vì sao nói Hiến pháp là công cụ để đánh giá một nền dân chủ?

Chuyên mụcLuật hiến pháp, Thảo luận pháp luật Quyền bầu cử
Người dân thực hiện quyền bầu cử để cử đại diện cho mình tham gia quản lý nhà nước

Theo Patrick Henry [1]: “Hiến pháp không phải là một công cụ của chính phủ để đàn áp nhân dân, mà là một công cụ để nhân dân kiềm chế chính phủ …”. Câu nói này phản ánh một cách khái quát mối quan hệ giữa hiến pháp và dân chủ. Nó cũng có nghĩa là thông qua hiến pháp có thể bước đầu đánh giá được một nền dân chủ.

..

Những nội dung liên quan:

..

Vì sao nói Hiến pháp là công cụ để đánh giá một nền dân chủ?

Bản chất của hiến pháp là dân chủ, vì nó thể hiện quyền lực của nhân dân và phải được thông qua với sự đồng ý của nhân dân. Như vậy, hiến pháp phản ánh một nền dân chủ trước hết qua cách thức làm ra nó. Về khía cạnh này, khả năng, mức độ tham gia (thực chất) của người dân vào việc xây dựng và thông qua hiến pháp tỷ lệ thuận với tính dân chủ của một nhà nước.

Vì sao nói hiến pháp là công cụ để đánh giá một nền dân chủ
Vì sao nói hiến pháp là công cụ để đánh giá một nền dân chủ?

Ở một quốc gia càng dân chủ, nhà nước càng áp dụng nhiều biện pháp để người dân có thể tự do và thuận lợi đóng góp ý kiến vào việc xây dựng hiến pháp, cũng như vào việc bỏ phiếu trong các cuộc trưng cầu ý dân về hiến pháp. Thêm vào đó, ở một quốc gia dân chủ, quá trình trưng cầu ý dân và xin ý kiến nhân dân được thực hiện một cách trân trọng, minh bạch, dưới sự giám sát chặt chẽ của báo chí và các tổ chức xã hội dân sự. Điều này rất quan trọng vì hầu hết các nước thực hiện trưng cầu ý dân hoặc các hình thức xin ý kiến nhân dân về dự thảo hiến pháp, nhưng ở nhiều quốc gia quá trình này được tiến hành một cách hình thức, thiếu minh bạch hoặc đi kèm với sự đe doạ (công khai hay ngấm ngầm) của chính quyền khiến người dân không dám thể hiện quan điểm thật sự của mình.

>>> Xem thêm: Hiến pháp quan trọng như thế nào đối với mỗi người dân?

Tính chất, mức độ của một nền dân chủ cũng được thể hiện qua nội dung của hiến pháp. Về khía cạnh này, một hiến pháp càng có cơ chế giám sát quyền lực và bảo vệ quyền con người, quyền công dân tiến bộ thì càng thể hiện tính chất, mức độ dân chủ cao của nhà nước. Đó là bởi chỉ trong môi trường dân chủ, các vấn đề này mới được khẳng định trong hiến pháp. Đến lượt nó, một khi đã được ghi nhận trong hiến pháp, những vấn đề này sẽ là nền tảng để thúc đẩy nền dân chủ của quốc gia.

Tại sao nói Hiến pháp là công cụ giới hạn quyền lực nhà nước?

Cơ sở của sự phải kiểm soát quyền lực nhà nước xuất phát từ đặc điểm công khai, mang tính quyền lực công cộng làm cho Nhà nước có một sức mạnh ghê gớm. Cùng là một loại tội phạm, nhưng tội phạm cấu kết với các nhân viên tha hóa của Nhà nước bao giờ cũng có hậu quả nặng nề hơn và cũng rất khó phát hiện hơn…

>>> Xem thêm: Vì sao phải bảo vệ Hiến pháp?

Việc kiềm chế tiềm năng sử dụng và lạm quyền lực nhà nước là một thách thức đối với bất cứ Nhà nước nào. Điều khó khăn hơn nữa là làm việc này mà không làm cho các cơ quan nhà nước mất đi tính mềm dẻo cần phải có để tiến hành các công việc của Nhà nước. Việc sử dụng không đúng quyền lực nhà nước tạo ra những vấn đề nghiêm trọng của sự tín nhiệm Nhà nước của công chúng sẽ có tác động rất lâu dài trước công luận.

>>> Xem thêm: Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước có hiệu lực pháp lí cao nhất

Lý thuyết kiểm soát quyền lực nhà nước được thiết lập đầu tiên bởi các nhà tư tưởng chính trị – pháp lý, đó là của Aristotle, J. Locke, S.L. Montesquieu và J.J. Rousseau, tạo thành học thuyết được gọi là chủ nghĩa Hiến pháp, mà cái cốt lõi của nó là sự giới hạn quyền lực nhà nước nhằm chống lại chế độ chuyên chế phong kiến, và bảo vệ nhân quyền.

Vấn đề kiểm soát quyền lực và trách nhiệm của Nhà nước chỉ được giải quyết một cách triệt để hơn và bài bản hơn, vì mục đích của sự bảo đảm nhân quyền trong cách mạng tư sản. Càng ngày kiểm soát và trách nhiệm của quyền lực nhà nước càng trở nên gắn bó mật thiết với dân chủ và sự kiểm soát này được quy định thành luật, nhất là quy định của đạo luật có hiệu lực pháp lý tối cao để cho mọi chủ thể nắm quyền lực nhà nước phải chấp hành. Đó là Hiến pháp. Sự hiện diện của Hiến pháp là một căn cứ căn bản cho việc kiểm soát quyền lực của nhà nước, khác với Nhà nước phong kiến nơi không tồn tại hiến pháp.

>>> Xem thêm: Phân biệt hiến pháp và các đạo luật khác của quốc gia

Vì những lẽ đó, việc phải quy định về kiểm soát quyền lực Nhà nước như là một quy luật khách quan của sự phát triển xã hội, một khi mà xã hội cần đến Nhà nước. Sự hiện diện của những quy định trong Hiến pháp nhằm mục đích kiểm soát hay là kiểm soát quyền lực nhà nước là dấu hiệu của dân chủ, của tiến bộ xã hội. Có như vậy mới thể hiện được tính nhân bản và xã hội sâu sắc cần phải có của Hiến pháp.

———————————

[1] Patrick Henry (1736-1779) – thống đốc bang Virginia của Mỹ những năm 1770, một trong những người sáng lập ra nước Mỹ, thành viên của Hội nghị lập hiến 1787, nổi tiếng với tư  tưởng cách mạng và tinh thần kiên quyết chống tham nhũng.


Các tìm kiếm liên quan đến Vì sao nói hiến pháp là công cụ để đánh giá một nền dân chủ, hiến pháp là công cụ để nhân dân kiềm chế quyền lực nhà nước, tại sao nói hiến pháp là công cụ giới hạn quyền lực nhà nước, nền dân chủ là gì, trong một nền dân chủ thì nhân dân là ai, abc hiến pháp, vai trò của hiến pháp trong việc kiểm soát quyền lực nhà nước, vì sao cần có hiến pháp, tại sao phải bảo vệ hiến pháp

Tại sao nói Hiến pháp là công cụ giới hạn quyền lực nhà nước?

Lý thuyết kiểm soát quyền lực nhà nước được thiết lập đầu tiên bởi các nhà tư tưởng chính trị – pháp lý, đó là của Aristotle, J. Locke, S.L. Montesquieu và J.J. Rousseau, tạo thành học thuyết được gọi là chủ nghĩa Hiến pháp, mà cái cốt lõi của nó là sự giới hạn quyền lực nhà nước nhằm chống lại chế độ chuyên chế phong kiến, và bảo vệ nhân quyền.
Sự hiện diện của Hiến pháp là một căn cứ căn bản cho việc kiểm soát quyền lực của nhà nước, khác với Nhà nước phong kiến nơi không tồn tại hiến pháp.

Vi sao phải bảo vệ Hiến pháp?

Bảo vệ Hiến pháp chính là bảo vệ chủ quyền của nhân dân, vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, từ nền tảng pháp lý và những giá trị, cao quý nhất của xã hội. Thông qua đó, bảo đảm sự ổn định và phát triển bền vững chế độ chính trị của đất nước.

5/5 - (1676 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền