Vì sao nói hiến pháp là công cụ để phòng, chống tham nhũng?

Chuyên mụcLuật hiến pháp, Thảo luận pháp luật Chống tham nhũng

Vì sao nói hiến pháp là công cụ để phòng, chống tham nhũng? Vì hiến pháp là đa quy định cách thức giám sát, kiểm soát quyền lực trong nội bộ các cơ quan nhà nước (mà đặc trưng là cơ chế tam quyền phân lập) và giám sát, kiểm soát của nhân dân từ bên ngoài với bộ máy nhà nước.

 

Những nội dung liên quan:

 

Vì sao nói hiến pháp là công cụ để phòng, chống tham nhũng?

Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế: “Tham nhũng là lạm dụng quyền lực được giao để thu lợi riêng”. Từ định nghĩa này, có thể thấy bản chất của tham nhũng chính là sự tha hoá của quyền lực – một quá trình mang tính quy luật mà đã được John Acton (1834-1902) vạch ra từ năm 1887: “Quyền lực dẫn tới sự tha hóa. Quyền lực tuyệt đối dẫn tới sự tha hóa một cách tuyệt đối”.

Để ngăn ngừa tham nhũng cần phải kiểm soát và chế ước những chủ thể nắm giữ quyền lực. Đây là một trong những chức năng cơ bản của hiến pháp. Tuỳ theo từng quốc gia, hiến pháp quy định những cách thức giám sát, kiểm soát quyền lực khác nhau, song đều triển khai theo cả hai phương diện: giám sát, kiểm soát trong nội bộ các cơ quan nhà nước (mà đặc trưng là cơ chế tam quyền phân lập) và giám sát, kiểm soát của nhân dân từ bên ngoài với bộ máy nhà nước.

Xem thêm:

Ngoài những quy định về kiềm chế đối trọng giữa ba nhánh lập pháp, hành pháp, tư pháp, hiến pháp của một số quốc gia, ví dụ như Thái Lan, còn quy định nhiều cơ chế và thiết chế giám sát quyền lực khác bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau, cụ thể như: chế độ bất khả kiêm (cấm các quan chức nhà nước không đồng thời giữ hai chức vụ hay có vai trò trong các đảng chính trị); chế độ công khai, minh bạch tài sản và thu nhập (của các quan chức nhà nước); các quy định chống xung đột lợi ích (cấm các quan chức và người thân trực tiếp hay gián tiếp tham gia các doanh nghiệp nhà nước hay cung cấp dịch vụ công); mở rộng các quyền dân sự chính trị, đặc biệt là tự do thông tin, để người dân dễ dàng giám sát chính phủ; thành lập các thiết chế hiến định độc lập để giám sát, xử lý các quan chức tham nhũng, cụ thể như toà án hiến pháp (thậm chí cả toà án hình sự riêng để xét xử những người giữ chức vụ chính trị cao), Uỷ ban chống tham nhũng quốc gia, cơ quan Thanh tra Quốc hội, Hội đồng Kiểm toán quốc gia, Uỷ ban Nhân quyền quốc gia, Hội đồng bầu cử quốc gia…

5/5 - (1175 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền