Dấu hiệu pháp lý của Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng tại BLHS 2015

Chuyên mụcLuật hình sự Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại điều 360 Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 (sửa đổ, bổ sung năm 2017). Tương ứng với Điều 285 tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng BLHS 1999.

 

Các nội dung liên quan:

>>> Xem thêm: Các tội phạm về chức vụ

 

Điều 360. Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng

1. Người nào có chức vụ, quyền hạn vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao thuộc một trong các trường hợp sau đây, trừ trường hợp quy định tại các điều 179, 308 và 376 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm:

a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Làm chết 02 người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:

a) Làm chết 03 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

4. Người có chức vụ, quyền hạn vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, trừ trường hợp quy định tại các điều 179, 308 và 376 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

 

Bình luận Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng:

1. Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là gì?

Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng được hiểu là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao.

2. Các yếu tố cấu thành tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng

2.1. Mặt khách quan

– Mặt khách quan của tội này có dấu hiệu sau đây:

a) Về hành vi. Có một trong các hành vi sau:

– Có hành vi không thực hiện nhiệm vụ được giao. Được hiểu là không làm những công việc thuộc trách nhiệm của mình mà pháp luật quy định hoặc được giao ( dạng không hành động).

Ví dụ: Cán bộ có trách nhiệm của ngành giao thông không đặt biển báo ở nơi có giao lộ, trong khi đã có chỉ đạo, phân công cán bộ đó phải tiến hành đặt biển báo ở nơi đó.

– Có hành vi thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao. Được hiểu là thực hiện không đầy đủ, không kịp thời hoặc sai nội dung được giao thực hiện (chanwngr hạn giao cho làm việc này thì lại làm việc khác – dạng hành động.

Ví dụ 1: Người phụ trach theo dõi quản lí đèn báo hiệu ở trên sông không lắp đủ đèn hiệu theo quy định (chẳng hạn quy định phải lắp hai đèn thì chỉ lắp một đèn), dẫn đến phương tiện giao thông thủy bị nhầm lẫn tín hiệu đã gây ra tai nạn do không phân biệt được luồng lạch.

Ví dụ 2: Cán bộ ngành thủy lợi được giao thời hạn ba mươi ngày để hoàn thành đoạn đê chống lũ, nhưng đã không làm để kéo dài quá thời hạn nói trên vẫn chưa hoàn thành, khi lũ lụt xảy ra đã gây hậu quả nghiêm trọng.

Cần chú ý: Hành vi nêu trên phải không thuộc các trường hợp quy định tại các Điều 179 (tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp); Điều 308 (tội thiếu trách nhiệm trong việc giữ gìn vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, gây hậu quả nghiêm trọng); Điều 376 (tội thiếu trách nhiệm để người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù trốn.

b) Dấu hiệu khác có một trong các dấu hiệu sau đây:

– Làm chết người

– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%.

– Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng

2.2. Khách thể

– Hành vi nếu trên xâm phạm đến hoạt động bình thường của cơ quan quản lí nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức kinh tế của nhà nước. Ngoài ra còn gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác.

2.3. Mặt chủ quan

– Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

2.4. Chủ thể

– Chủ thể của tội này là chức vụ, quyền hạn.

3. Về hình phạt

– Mức hình phạt của tội phạm này được chai thành 05 khung, cụ thể như sau:

a) Khung một (Khoản 1)

– Có mức phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm.

b) Khung hai (Khoản 2):

– Có mức phạt từ 03 năm đến 7 năm.

c) Khung ba (Khoản 3):

–  Có mức phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.

4. Hình phạt bổ sung

Ngoài việc bị áp dụng một trong các hình phạt chính nếu trên, tùy từng trường  hợp cụ thể người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

(Nội dung được trích dẫn từ Bình luận khoa học phần các tội phạm Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi bổ sung năm 2017 của Luật gia Nguyễn Ngọc Điệp, từ trang 526 – 528).


Các tìm kiếm liên quan đến Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, điều 360. tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng bộ luật hình sự 2015, tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại điều 285 bộ luật hình sự năm 1999, thiếu trách nhiệm là gì, tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và tội vô ý làm chết người tội nào nặng hơn, điều 360 bộ luật hình sự 2015, bài bào chữa tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, thiếu trách nhiệm gây thất thoát

3/5 - (2 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền