Các yếu tố cấu thành Tội đưa hối lộ – Điều 364 Bộ luật Hình sự 2015

Chuyên mụcLuật hình sự Nhận hối lộ

Tội đưa hối lộ quy định tại Điều 364 Bộ luật hình sự (BLHS) năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Tương ứng với Điều … BLHS 1999.

 

Các nội dung liên quan:

>>> Xem thêm: Các tội phạm về chức vụ

 

Điều 364: Tội đưa hối lộ

1. Người nào môi giới hối lộ mà của hối lộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

b) Lợi ích phi vật chất.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;

c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

d) Biết của hối lộ là tài sản của Nhà nước;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

e) Phạm tội 02 lần trở lên;

g) Của hối lộ trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc trường hợp của hối lộ trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

4. Phạm tội thuộc trường hợp của hối lộ trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.

6. Người môi giới hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

7. Người nào môi giới hối lộ trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước cũng bị xử lý theo quy định tại Điều này.

 

Bình luận Tội đưa hối lộ:

1. Đưa hối lộ là gì?

Đưa hối lộ là hành vi dùng tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác hoặc lợi ích phi vật chất trực tiếp hoặc qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn, hoặc người khác hoặc tổ chức khác để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.

2. Dấu hiệu pháp lý (các yếu tố cấu thành) tội đưa hối lộ

2.1. Các dấu hiệu thuộc khách thể của tội đưa hối lộ

– Là xâm phạm sự hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức.

2.2. Các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội đưa hối lộ

– Là hành vi đưa hối lộ cho người có chức vụ quyền hạn.

– Một hành vi bị coi là hối lộ khi giá trị hối lộ từ 2.000.000 đồng trở lên hoặc các loại giá trị phi vật chất khác (như tình dục, vị trí, việc làm,…). Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi đã loại bỏ tình tiết định tội “từ hai triệu đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần”. Như vậy, theo Luật hình sự mới, mọi hành vi đưa của hối lộ có trị giá dưới 2.000.000 đồng bất luận gây hậu quả gì hoặc được thực hiện nhiều lần cũng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hối lộ.

– Hành vi ở đây được thể hiện dưới hình thức: đã đưa hoặc sẽ đưa trực tiếp hoặc qua trung gian. Như vậy, hành vi hối lộ cần phải được xác định trước hết bởi hai yếu tố: chủ thể “đưa của hối lộ” và “của hối lộ” của ai. Một điểm mới của Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi so với Bộ luật hình sự năm 1999, đó là đã đưa ra định nghĩa cụ thể cho hành vi đưa hối lộ. Tuy nhiên, việc quy định hành vi hối lộ bao gồm cả hành vi “sẽ đưa” có thể sẽ gây khó khăn cho quá trình điều tra, truy tố tội phạm liên quan đến xác định chứng cứ và thời điểm hoàn thành tội phạm này.

– Cũng cần phân biệt giữa hành vi đưa hối lộ với hành vi môi giới hối lộ.

2.3. Các dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội đưa hối lộ

Mặt chủ quan của tội phạm là lỗi cố ý trực tiếp.

– Nếu người đưa hối lộ đưa nhầm cho người không có chức vụ quyền hạn thì vẫn cấu thành tội đưa hối lộ, nếu người nhận biết đưa nhầm mình là người có chức vụ quyền hạn mà vẫn nhận của hối lộ thì người nhận sẽ bị xử lý về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

– Tội đưa hối lộ có động cơ vụ lợi. Mục đích là để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặ theo yêu cầu của người đưa hối lộ. Tuy nhiên, động cơ không phải là dấu hiệu cấu thành bắt buộc của loại tội phạm này.

Tình tiết tăng nặng:

+ Có tổ chức;

+ Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

+ Dùng tài sản của Nhà nước để đưa hối lộ;

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

+ Phạm tội 02 lần trở lên;

+ Của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên.

2.4. Các dấu hiệu về chủ thể của tội đưa hối lộ

Bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm chịu trách nhiệm hình sự và đến một độ tuổi theo quy định của Bộ luật hình sự thì đều có thể trở thành chủ thể của tội phạm này.

3. Về hình phạt tội đưa hối lộ

– Nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng về tăng cường tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội, giảm khả năng áp dụng hình phạt tù, mở rộng khả năng áp dụng các hình phạt không tước tự do, tạo điều kiện thuận lợi cho Tòa án linh hoạt xem xét áp dụng hình phạt phù hợp đối với một số trường hợp phạm tội chức vụ ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng, Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi đã bổ sung hình phạt cải tạo không giam giữ và quy định phạt tiền là hình phạt chính đối với tội đưa hối lộ (khoản 1 điều 364). Đồng thời, khung hình phạt cũng được điều chỉnh xuống mức thấp hơn so với Bộ luật hình sự 1999.

– Khung cơ bản: phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

– Khung tăng nặng: so với Bộ luật hình sự năm 1999, khung tăng nặng đối với tội đưa hối lộ của Bộ luật hình sự năm 2015 cũng có sự điều chỉnh theo xu hướng giảm nhẹ hơn.

– Cụ thể:

+ Khung tăng nặng thứ nhất: phạt tù từ 02 đến 07 năm;

+ Khung tăng nặng thứ hai: phạt tù từ 07 năm đến 12 năm;

+ Khung tăng nặng thứ ba: phạt tù từ 12 năm đến 20 năm;

+ Như vậy mức khung “trần” cho tội đưa hối lộ theo Bộ luật hình sự năm 2015 là 20 năm.

Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

4. Các trường hợp miễn trách nhiệm hình sự tội đối với tội đưa hối lộ

Người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.

Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.

(Nội dung được trích dẫn tại trang 567, 568 “Bình luận khoa học bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 của TS. Trần Văn Biên và TS. Đinh Thế Hưng).


Các tìm kiếm liên quan đến Tội đưa hối lộ, chủ thể của tội đưa hối lộ, cấu thành tội đưa hối lộ bộ luật hình sự 2015, tội nhận hối lộ bị phạt như thế nào, tội hối lộ 2015, tội môi giới hối lộ 2015, tội nhận hối lộ 2017, chủ thể tội đưa hối lộ, điều 279 tội nhận hối lộ

5/5 - (1 bình chọn)

Phản hồi

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền