Các yếu tố cấu thành tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi

Chuyên mụcLuật hình sự Lạm quyền trong khi thi hành công vụ

Tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi quy định tại Điều 366 Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Tương ứng với Điều 291 BLHS 1999.

 

Các nội dung liên quan:

 

Điều 366. Tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi

1Người nào trực tiếp hoặc qua trung gian nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây để dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm của họ hoặc làm một việc không được phép làm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

b) Lợi ích phi vật chất.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Phạm tội 02 lần tr lên;

b) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

c) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội trong trường hợp tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

 

Bình luận Tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi:

1. Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi là gì?

Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi là hành vi (của người không có chức vụ, quyền hạn) trực tiếp hoặc qua trung gian để nhận tiền, tài sản hoặc bất kỳ lợi ích nào dưới bất kỳ hình thức nào để dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm của họ, hoặc làm một việc không được phép làm.

2. Các yếu tố cấu thành tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường thủy

2.1. Mặt khách quan

Mặt khách quan của tội phạm này có các dấu hiệu sau:

a) Về hành vi.

– Có hành vi dùng ảnh hưởng của mình thông qua các mối quan hệ nhất định, thường là đã có trước đó đối với người có chức vụ, quyền hạn ( như vợ, chồng, con, ân nhân, là bà con thân thuộc của người… của người có chức vụ, quyền hạn) để thúc đẩy họ làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm của họ hoặc là làm một việc không được phép làm.

– Việc nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích khác (gồm cả lợi ích vật chất hoặc phi vật chất) có thể trực tiếp nhưng cũng có thể qua trung gian mô giới.

– Thời điểm hoàn thành tội phạm này tính từ lúc người phạm tội nhận tiền, tài sản, lợi ích khác (đây cũng là điểm khác với tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi).

b) Dấu hiệu khác: Có một trong các dấu hiệu sau đây:

– Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

– Lợi ịch phi vật chất.

2.2. Khách thể

– Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạn đến hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức kinh tế của Nhà nước.

2.3. Mặt khách quan

– Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

2.4 Chủ thể

– Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và thường có mối quan hệ nhất định với người có chức vụ, quyền hạn (như vợ, chồng, con, bà con thân thuộc, bạn thân…) và bản thận họ không phải là người có chức vụ, quyền hạn.

3. Về hình phạt

Mức hình phạt của tội phạm này được chai thành 03 khung, cụ thể như sau:

a) Khung một (Khoản 1)

Có mức phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

b) Khung hai (Khoản 2):

Có mức phạt từ 02 năm đến 07 năm.

c) Khung ba (Khoản 3):

Có mức phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

4. Hình phạt bổ sung

Ngoài việc bị áp dụng một trong các hình phạt chính nếu trên, tùy từng trường  hợp cụ thể người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

(Nội dung được trích dẫn từ Bình luận khoa học phần các tội phạm Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi bổ sung năm 2017 của Luật gia Nguyễn Ngọc Điệp).

5/5 - (1 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền