Thừa phát lại là gì? Tìm hiểu về nghề Thừa phát lại

Chuyên mụcBạn có biết?, Cafe Dân Luật Văn phòng thừa phát lại
Văn phòng thừa phát lại quận Thủ Đức

Thừa phát lại là gì?

Thừa phát lại người được Nhà nước bổ nhiệm để làm các công việc về thi hành án dân sự, tống đạt giấy tờ, lập vi bằng và một số công việc khác.

Dù được thừa nhận là một nghề mới trong xã hội, được pháp luật bảo vệ và bảo đảm thực hiện, thế nhưng trên thực tế, những người hành nghề Thừa phát lại (TPL) gặp phải nhiều khó khăn, vất vả khi thực hiện nhiệm vụ.

 

Các nội dung liên quan được tìm kiếm:

 

Tiêu chuẩn bổ nhiệm thừa phát lại

  • Là công dân Việt Nam, có sức khỏe, có phẩm chất đạo đức tốt;
  • Không có tiền án;
  • Có bằng cử nhân luật;
  • Đã công tác trong ngành pháp luật trên 05 năm hoặc đã từng là thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư; chấp hành viên, công chứng viên, điều tra viên từ trung cấp trở lên;
  • Có chứng chỉ hoàn thành lớp tập huấn về nghề thừa phát lại do Bộ Tư pháp tổ chức;
  • Không kiêm nhiệm hành nghề công chứng, luật sư và những công việc khác theo quy định của pháp luật.

Quyền và các chức năng của Thừa phát lại là gì?

So với thi hành anh, Thừa phát lại có chức năng rộng hơn thi hành án, trong đó có chức năng lập vi bằng, giúp cho người dân sử dụng vi bằng đó để chủ động làm chứng cứ bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Như vậy, chỉ với một chức năng này thôi của thừa phát lại, nó đã xác lập được một kênh mới trong việc tạo lập chứng cứ, nó vừa giúp cho người dân vừa làm phong phú nguồn chứng cứ cho tòa án, cho cơ quan nhà nước khi xem xét các vụ việc có tranh chấp. Như thế cũng tăng sự chủ động, giúp cho người dân chủ động bảo vệ quyền lợi của mình. Chỉ riêng ý này đã thể hiện giá trị khá lớn của thừa phát lại.

Theo quy định tại Nghị định 61/2009/NĐ-CP ngày 24.7.2009 của Chính phủ, thì thừa phát lại hiện nay có các quyền: thực hiện việc tống đạt theo yêu cầu của tòa án hoặc cơ quan thi hành án dân sự; lập vi bằng (lập các biên bản có giá trị pháp lý như: biên bản xác minh tài sản, biên bản hiện trạng nhà…); xác minh điều kiện thi hành án; trực tiếp tổ chức thi hành các bản án, quyết định của tòa án theo yêu cầu của đương sự (trừ các bản án, quyết định liên quan đến thu tiền, tài sản cho ngân sách nhà nước).

Trong các quyền của thừa phát lại, vi bằng là một công việc tương đối mới và gần giống với hoạt động công chứng, nhưng rộng hơn. Nếu công chứng chỉ chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch… bằng văn bản, thì lập vi bằng là việc thừa phát lại lập văn bản trong đó ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác.

Giá trị thứ hai của thừa phát lại là thừa phát lại được giao chức năng tống đạt các văn bản của tòa án, đây cũng là tạo sự khác biệt và tạo nên nề nếp, tạo sự tin cậy, xác tín trong việc chuyển các văn bản của tòa án tới đương sự. Hiện nay, việc tống đạt các văn bản của tòa án thường gửi qua bưu điện hoặc trong trường hợp cần thiết là do thư ký tòa án đi tống đạt trực tiếp cho đương sự. Trong khi đó, việc tống đạt các văn bản của tòa tới các đương sự có giá trị và ý nghĩa rất lớn. Nhiều trường hợp, nếu văn bản của tòa án không biết có tới được đương sự hay không gây nên việc phải hoãn xét xử, hoãn phiên tòa. Còn việc giao cho thừa phát lại tống đạt các văn bản của tòa án là thực hiện theo những thủ tục được quy định chặt chẽ, có các biểu mẫu cụ thể và có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp (thư ký nghiệp vụ của thừa phát lại) để đem đến tận nơi cho đương sự. Do vậy, việc giao cho thừa phát lại thực hiện tống đạt các văn bản của tòa tới đương sự vừa tạo lập sự tin cậy, tạo lập nề nếp, có ý nghĩa rất lớn, khác với việc gửi qua bưu điện và đây cũng là ý nghĩa rất lớn của thừa phát lại.

Văn phòng thừa phát lại là gì?

Thừa phát lại hành nghề thông qua Văn phòng Thừa phát lại được thành lập hoạt động theo mô hình doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty hợp danh (nếu có từ hai TPL trở lên). Khác với Cơ quan thi hành án dân sự, Văn phòng Thừa phát lại là do tổ chức, cá nhân tự lập ra khi đáp ứng các điều kiện theo quy định của Điều 16 Nghị định 61/2009 về điều kiện cơ sở vật chất và cơ cấu tổ chức bộ máy. Văn phòng Thừa phát lại có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính. Đặc biệt, Văn phòng Thừa phát lại phải ký quỹ 100 triệu đồng cho mỗi Thừa phát lại hoặc có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp. Việc ký quỹ được thực hiện tại tổ chức tín dụng trên địa bàn TP.HCM.

Cũng theo quy định tại Nghị định 61/ 2009, Thừa phát lại có chức năng thực hiện các công việc sau đây:

  • Thực hiện việc tống đạt theo yêu cầu của Tòa án hoặc Cơ quan Thi hành án dân sự;
  • Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chứ. Trong các quyền của Thừa phát lại, lập vi bằng là một công việc tương đối mới và gần giống với hoạt động Công chứng, nhưng rộng hơn. Nếu Công chứng chỉ chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch… bằng văn bản, thì lập vi bằng là việc Thừa phát lại lập văn bản trong đó ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác.
  • Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự;
  • Trực tiếp tổ chức thi hành án các Bản án, Quyết định đã có hiệu lực của Tòa án theo yêu cầu của đương sự (Trừ những Bản án, Quyết định thuộc diện Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành án).

Như vậy, với phạm vi công việc này, chức năng của Thừa phát lại mở rộng hơn so với Thi hành án hiện nay (thi hành án chỉ xác minh, tổ chức thi hành án).

Việc thành lập Văn phòng thừa phát lại phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Trụ sở Văn phòng thừa phát lại có diện tích bảo đảm cho hoạt động, cho việc lưu trữ tài liệu và thuận tiện cho khách hàng; có các điều kiện vật chất cần thiết khác để hoạt động.
  • Tổ chức bộ máy theo quy định tại Nghị định số 135/2013/NĐ-CP ngày 18/10/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại thực hiện thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Điều kiện đăng ký hoạt động Văn phòng thừa phát lại:

  • Phải mở tài khoản và đăng ký mã số thuế;
  • Phải ký quỹ 100 triệu đồng cho mỗi thừa phát lại hoặc có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp. Việc ký quỹ được thực hiện tại tổ chức tín dụng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;
  • Các tài liệu chứng minh điều kiện thành lập hoạt động của Văn phòng thừa phát lại.

 


Các tìm kiếm liên quan đến Thừa phát lại, quy định về thừa phát lại, văn phòng thừa phát lại có chức năng gì, lập vi bằng thừa phát lại là gì, nhà thừa phát lại là gì, văn phòng thừa phát lại tại hà nội, thừa phát lại tuyển dụng, thừa phát lại nhà đất, chế định thừa phát lại

3/5 - (2 bình chọn)

Phản hồi

    • TPL là người hoạt động tự do, không phải người Nhà nước mặc dù được Nhà nước chọn và bổ nhiệm, giao quyền để làm về thi hành án dân sự, tống đạt giấy tờ, lập vi bằng và một số công việc khác.

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền