Quy định về thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản tại Bộ luật dân sự 2015

Pháp luật về tài sản

Thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự (BLDS) năm 2015.

 

Các nội dung liên quan:

  • Thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với tài sản BLDS 2015,
  • Nguyên tắc xác lập quyền sở hữu
  • Căn cứ xác lập quyền sở hữu theo quy định của BLDS 2015,
  • Thời điểm xác lập quyền sử dụng

 

Điều 161. Thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản

1. Thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản thực hiện theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan; trường hợp luật không có quy định thì thực hiện theo thỏa thuận của các bên; trường hợp luật không quy định và các bên không có thỏa thuận thì thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là thời điểm tài sản được chuyển giao.

Thời điểm tài sản được chuyển giao là thời điểm bên có quyền hoặc người đại diện hợp pháp của họ chiếm hữu tài sản.

2. Trường hợp tài sản chưa được chuyển giao mà phát sinh hoa lợi, lợi tức thì hoa lợi, lợi tức thuộc về bên có tài sản chuyển giao, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

 

Bình luận:

Điều luật có nêu ba thời đểm xác lập quyền sở hưu theo các thứ tự xác định như sau:

  1. Theo quy định luật đối với các trường cụ thể
  2.  Nếu không có quy định cụ thể của luật về thời điểm xác lập quyền thì thời điểm này do các chủ thể thỏa thuận
  3.  Nếu các chủ thể không thỏa thuận thì đó là thời điểm chuyển giao

Và thời điểm chuyển giao được giải thích là thời điểm chủ thể có quyền hoặc người đại diện hợp pháp của họ chiếm hữu tài sản. Đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu thì có 2 thời điểm thường được lựa chọn để xác định thời điểm các lập quyền sở hữu là thời điểm chuyển giao về mặt pháp lý (là thời điểm sang tên chử sở hữu) hoặc thời điểm chuyển giao về mặt thực tế (là thời điểm trực tiếp nắm giữ tài sản). Khoản 3 điều 188 Luật đất đai 2013 lựa chọn thời điểm xác lập quyền trong chuyển giao quyền là thời điểm sang tên, là thời điểm bên bên có quyền được ghi vào sổ địa chính thì mới được xác lập quyền; còn Điều 12 Luật nhà ở năm 2014 thì chọn thời đểm các bên đã thực hiện xong các nghĩa vụ cơ bản của hợp đồng mua bán là thời điểm hoàn tất việc thanh toán tiềnvà bàn giao nhà, trừ trường hợp các bên có thảo thuận khác.

Như vậy, đối với các trường hợp còn lại thì thời điểm xác lập quyền là thời điểm chuyển giao thực tế đối với tài sản nếu các bên không có thảo thuận khác. Trong trường hợp pháp không có quy định, Điều này có thể dẫn đến một số bất cập:

  1. Tài sản chưa đăng ký sang tên nhưng đã chuyển giao tài sản thì bên có quyền vẫn sở hữu đối với tài sản, ví dụ: mua bán ô tô mà chưa sang tên nhưng đã chuyển giao xe thì được coi là bên mua đã có quyền của chủ sở hữu đối với tài sản
  2. Tài sản đã đăng ký sang tên nhưng chưa chuyển giao thực tế tài sản thì coi như bên mua cũng chưa có quyền sở hữu ngay cả khi đã thanh toán xong tiền, trừ khi có thỏa thuận khác.

Nhà làm luật đã lựa chọn thời điểm chuyển giao thực tế tài sản để khẳng định thời điểm xác lập quyền. Việc nắm giữ tài sản trong tay thông qua việc chuyển giao hợp pháp là chứng cư quan trọng thể hiện quyền sở hữu tài sản đã chuyển giao. Trong bộ luật này có nhưng quy định chưa cụ thể về thời điểm xác lập quyền sở hữu thông qua hợp đồng mua bán và thông qua thừa kế. Khoản 2 Điều 441 của bộ Luật này quy định: ”2. Đối với hợp đồng mua bán tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải đăng ký quyền sở hữu thì bên bán chịu rủi ro cho đến khi hoàn thành thủ tục đăng ký, bên mua chịu rủi ro kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký, trừ trường hợp có thoả thuận khác.” Đây là quy định về thời điểm chịu rủi ro về tài sản thuộc sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác (khoản 1 Điều 162).

Từ quy định của khoản 1 Điều 162 thì có thể suy ra: Nếu tài sản mua bán chưa chuyển giao thực tế nhưng đã hoàn tất thủ tục sang tên thì coi như đã chuyển giao quyền sở hữu và hệ quả này sẽ không bảo đảm tính thống nhất với quy định của Điển 161 này. Bởi nếu bên bán vẫn còn giữ tài sản chưa chuyển giao cho bên mua (mặc dù bên bán không còn là chủ sở hữu tài sản) thì vẫn phải chịu rủi ro xảy ra đối với tài sản trừ khi có thỏa thuận khác. Hệ quả này có thể dẫn đến 2 cách hiểu: quy định này mâu thuẫn với nguyên tắc chịu rủi ro nói chung hoặc đây là trường hợp có quy định khác về thời điểm chịu rủi ro: Đó là cho dù không phải chủ sở hữu tài sản nhưng do chưa giao tài sản (do chưa đến thời điểm giao theo như thỏa thuận của hai bên) nên vẫn phải chịu rủi ro. Cách quy định của Bộ luật mới này vô hình chung làm phức tạp vấn đề vì dẫn ra nhiều trường hợp thuộc quy đinh khác của luật. Trong khi đó, nguyên tắc chung là ai là chủ sở hữu thì phải chịu rủi ro, còn bên bán chỉ chịu rủi ro khi không còn là chủ sở hữu khi có lỗi chậm giao tài sản; còn quy định của khoản 2 Điều 441 không phân biệt có lỗi hay không có lỗi trong việc giao chậm tài sản.

Tiếp theo đến thời điểm xác lập quyền sở hữu thông qua thừa kế thì vẫn thiếu vắng trong Bộ luật này. Điều 641 của Bộ luật này quy định: ”Kể từ thời điểm mở thừa kế, nhưng người thừa kế có các quyền và nghĩa vụ tài sản do người chết để lại’‘.

Thời điểm điểm có quyền và nghĩa vụ tài người chết để lại có được hiểu là thời đểm xác lập quyền sở hữu di sản thừakế cho người thừa kế không? Câu trả lời chung ta không tìm thấy trong các quy định khac của Bộ luật này. Nêu quay về nguyên tắc của Điều 161 thì chỉ khi nào người thừa kế được chuyển giao, được chiếm hữu di sản thừa kế thì mới được lập quyền sở hữu của bất cứ ai, bởi ngời quản lý di sản thừa kế chỉ có quyền quản lý chứ không có quyền sở hữu.

Khoản 2 Điều 161 quy định về hoa lơi, lợi tức được xác lập cho ai khi tài sản chưa được chuyển giao, đó là xác lập cho bên có tài sản chuyển giao. Ở khoản 1, nhà làm luật đưa ra 3 thời điểm xác lập quyền sở hữu: do luật quy định, do thỏa thuận do chuyển giao và về nguyên tắc chung thì hoa lợi, lợi tức thuộc về chủ sở hữu của tài sản nhưng đến khoản 2 thì nhà làm luật lạichủ chọn hai thời đểm: chuyển giao và theo thỏa thuận để xác định quyền sở hữu đối vơi hoa lợi, lợi tức.


Các tìm kiếm liên quan đến Thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản, thời điểm xác lập quyền sở hữu trong hợp đồng mua bán tài sản, xác định thời điểm xác lập quyền khác đối với tài sản, thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với tài sản blds 2015, quy định về thời điểm xác lập quyền sở hữu, nguyên tắc xác lập quyền sở hữu, căn cứ xác lập quyền sở hữu 2015, thời điểm xác lập quyền sử dụng, câu hỏi về căn cứ xác lập quyền sở hữu

5/5 - (1 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền