So sánh văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính

Chuyên mụcXây dựng văn bản pháp luật van-ban-hanh-chinh

So sánh văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) và văn bản hành chính để chỉ ra sự giống và khác nhau cơ bản giữa 02 loại văn bản này.

Các nội dung liên quan:

So sánh văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính

Văn bản luật

Điểm giống nhau giữa văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính

+ Đều được xác lập bằng ngôn ngữ viết nhằm đảm bảo trình bày đầy đủ, mạch lạc toàn bộ ý chí của các chủ thể ban hành về các vấn đề phát sinh trong quản lý nhà nước, giúp cho đối tượng thi hành biết, hiểu và thực hiện, đồng thời còn giúp chuyển tải, lưu trữ, khai thác thông tin phục vụ quản lý nhà nước nhanh chóng tiện lợi;

+ Đều được ban hành bởi chủ thể có thẩm quyền;

+ Đều có nội dung là ý chí của chủ thể ban hành nhằm đạt được mục tiêu quản lý;

+ Đều có hình thức do pháp luật qui định;

+ Đều được ban hành theo thủ tục do pháp luật qui định;

+ Đều là những văn bản được Nhà nước đảm bảo thực hiện.

Phân biệt văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính

  Văn bản quy phạm pháp luật Văn bản hành chính
Khái niệm Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định của Pháp luật (Điều 2 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015). Văn bản hành chính thông thường là những văn bản mang tính chất thông tin điều hành nhằm thực thi các văn bản quy phạm pháp luật hoặc dùng để giải quyết các công việc cụ thể, phản ánh tình hình giao dịch, trao đổi, ghi chép công việc của cơ quan.
Hiệu lực pháp lý Văn bản QPPL có hiệu lực pháp lý cao hơn còn văn bản hành chính thông thường, thường có nội dung để triển khai thực hiện các văn bản QPPL. Có hiệu lực thấp hơn văn bản quy phạm pháp luật
Nội dung Chứa những quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, được áp dụng nhiều lần đối với nhiều đối tượng. Nội dung chỉ mang tính chất thông tin để giải quyết các công việc cụ thể, trao đổi, ghi chép công việc…
Hình thức Nghị quyết của Hội đồng nhân dân; Quyết định và Chỉ thị của Ủy ban nhân dân. Quyết định, thông báo, công văn, kế hoạch, tờ trình, đề nghị…..
Thủ tục xây dựng, ban hành Phải được xây dựng theo đúng trình tự, thủ tục quy định tại Luật Ban hành văn bản QPPL của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân. Các cơ quan, đơn vị, cá nhân nào ban hành thì sẽ tự soạn thảo và phát hành mà không cần tuân theo trình tự, thủ tục luật định nào.
Thể thức trình bày Văn bản quy phạm pháp luật được trình bày theo quy định của Thông tư liên tịch 55/2005/TTLT-BNV-VPCP của liên Bộ Nội vụ – Văn phòng Chính phủ về thể thức trình bày văn bản. Văn bản hành chính thông thường được trình bày theo quy định tại Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 của Bộ Nội vụ về thể thức trình bày văn bản hành chính.

Bài viết có gì sai sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các bạn. Xin chân thành cảm ơn!

5/5 - (26365 bình chọn)

Phản hồi

  1. Phần thể thức trình bày bạn viện dẫn những căn cứ đã không còn hiệu lực ví dụ như 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền