Nội dung cơ bản môn xây dựng văn bản pháp luật

Chuyên mụcĐề cương ôn tập, Xây dựng văn bản pháp luật Xây dựng văn bản pháp luật

Dưới đây là nội dung cơ bản môn xây dựng văn bản pháp luật kèm theo một số câu hỏi thường gặp, xin chia sẻ để bạn tham khảo, ôn tập.

 

Những nội dung liên quan:

 

Nội dung cơ bản môn Kỹ thuật xây dựng văn bản pháp luật

Nội dung môn học

..

CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT VỀ XÂY DỰNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT

I. KHÁI NIỆM VỀ XÂY DỰNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT

1. Khái niệm, đặc điểm văn bản pháp luật

1.1 Văn bản quy phạm pháp luật
1.2 Văn bản áp dụng quy phạm pháp luật

2. Khái niệm hoạt động xây dựng văn bản pháp luật
3. Đối tượng nghiên cứu của môn học

II. TÍNH CHẤT VÀ Ý NGHĨA CỦA HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT

1. Tính chất của hoạt động xây dựng văn bản pháp luật
2. Ý nghĩa của hoạt động xây dựng văn bản pháp luật

CHƯƠNG 2. HỆ THỐNG VĂN BẢN NHÀ NƯỚC

I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

1. Thẩm quyền ban hành văn bản van bản quy phạm pháp luật

1.1. Văn bản quy phạm pháp luật do các chủ thể có thẩm quyền ở Trung ương ban hành:

1.1.1.Văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành

+ Hiến pháp
+ Luật

1.1.2. Văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành

+ Pháp lệnh
+ Nghị quyết

1.1.3. Văn bản quy phạm pháp luật do Chủ tịch nước ban hành

+ Lệnh
+ Quyết định

1.1.4. Văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành

+ Nghị định của Chính phủ
+ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

1.1.5. Văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành
1.1.6. Văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao,  Chánh án Toà án nhân dân tối cao ban hành

+ Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao
+ Thông tư của Chánh án Toà án nhân dân tối cao

1.1.7. Văn bản quy phạm pháp luật do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
1.1.8. Văn bản quy phạm pháp luật do Tổng kiểm toán nhà nước ban hành
1.1.9. Văn bản quy phạm pháp luật liên tịch

1.2. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND).

+ Nghị quyết của HĐND các cấp
+ Quyết định, chỉ thị của UBND các cấp

2. Đổi mới quy định pháp luật về thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật

II. VĂN BẢN HÀNH CHÍNH

III. VĂN BẢN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT

CHƯƠNG 3. THỂ THỨC CHUNG VÀ KỸ THUẬT TRÌNH BÀY VĂN BẢN NHÀ NƯỚC

  1. Quốc hiệu
  2. Tên cơ quan, tổ chức, chức danh  ban hành văn bản
  3. Số và ký hiệu của văn bản
  4. Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản
  5. Tên loại và trích yếu nội dung của văn bản nhà nước
  6. Nội dung văn bản
  7. Dấu của cơ quan, tổ chức
  8. Nơi nhận

CHƯƠNG 4. NGÔN NGỮ TRONG VĂN BẢN PHÁP LUẬT. XÂY DỰNG VÀ TRÌNH BÀY QUY PHẠM PHÁP LUẬT

I. NGÔN NGỮ TRONG VĂN BẢN PHÁP LUẬT

1. Khái niệm, đặc điểm của ngôn ngữ trong văn bản pháp luật.

1.1 Khái niệm.
1.2 Đặc điểm

1.2. 1.Tính chính xác
1.2. 2. Tính dễ hiểu
1.2. 3. Tính khách quan.
1.2. 4 Tính văn minh, lịch sự
1.2. 5 Tính khuôn mẫu

2. Ngữ pháp trong văn bản pháp luật

2. 1 Cách sử dụng từ ngữ

2. 1.1 Lựa chọn và sử dụng từ đúng ngữ nghĩa.
2. 1.2 Sử dụng từ đúng văn phong pháp lý.
2. 1.3. Sử dụng từ đúng chính tả tiếng Việt.

2. 2 Câu và dấu câu trong văn bản pháp luật

II. XÂY DỰNG VÀ TRÌNH BÀY QPPL

1. Định nghĩa QPPL, các yếu tố cấu thành

1.1 Định nghĩa
1.2. Cơ cấu của quy phạm pháp luật

– Giả định
– Quy định
– Chế tài

2. Phương pháp trình bày QPPL trong văn bản

– Phương pháp trình bày trực tiếp
– Phương pháp trình bày viện dẫn
– Phương pháp kết hợp nhiều QPPL trong một điều luật
– Phương pháp trình bày so le

3. Cách diễn đạt QPPL trong văn bản:

4. Bố cục trình bày dự thảo văn bản

CHƯƠNG 5. QUY TRÌNH XÂY DỰNG VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

I. QUY TRÌNH CHUNG CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

1. Khái niệm quy trình xây dựng và ban hành văn bản QPPL.
2. Đặc điểm quy trình xây dựng và ban hành văn bản QPPL.
3. Nguyên tắc xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

II. QUY TRÌNH XÂY DỰNG VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN QPPL CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC Ở TW

1. Quy trình xây dựng và ban hành văn bản QPPL của Quốc hội, UBTVQH
2. Quy trình xây dựng văn bản QPPL của Chủ tịch
3. Quy trình xây dựng VBQPPL của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ.
4. Quy trình xây dựng và ban hành văn bản QPPL của TANDTC, VKSNDTC
5. Quy trình xây dựng Quyết định của Tổng kiểm toán nhà nước

III. QUY TRÌNH XÂY DỰNG VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN QPPL CỦA HĐND CÁC CẤP

1. Xây dựng và ban hành Nghị quyết của HĐND cấp tỉnh
2. Xây dựng và ban hành Nghị quyết của HĐND  cấp
3. Xây dựng và ban hành Nghị quyết của HĐND cấp xã

IV. QUY TRÌNH XÂY DỰNG VĂN BẢN QPPL CỦA UBND CÁC CẤP (TRÌNH BÀY CỤ THỂ)

1. Xây dựng và ban hành Quyết định, chỉ thị của UBND cấp tỉnh
2. Xây dựng và ban hành Quyết định, Chỉ thị của UBND cấp huyện
3. Xây dựng và ban hành Quyết định, Chỉ thị của UBND các cấp Xã
4. Xây dựng và ban hành VBQPPL của UBND các cấp trong trường hợp đột xuất, khẩn cấp

CHƯƠNG 6. KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

I. KIỂM TRA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

1. Khái niệm
2. Đặc điểm
3. Mục đích và ý nghĩa của hoạt động kiểm tra
4. Nguyên tắc kiểm tra
5. Phương thức kiểm tra
6. Nội dung kiểm tra
7. Thẩm quyền kiểm tra văn bản
8. Thủ tục kiểm tra văn bản
9. Quyền và nghĩa vụ của cơ quan, người có văn bản được kiểm tra

II. XỬ LÝ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

1. Khái niệm
2. Nguyên tắc xử lý
3. Hình thức xử lý
4. Các hình thức xử lý văn bản trái pháp luật.
5. Xử lý văn bản không phù hợp với pháp luật hiện hành.
6. Thẩm quyền xử lý
7. Các biện pháp xử lý đối với cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản trái pháp luật

CHƯƠNG 7. HIỆU LỰC VÀ NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

I. HIỆU LỰC CỦA VĂN BẢN QPPL

1. Hiệu lực theo thời gian

1.1 Thời điểm phát sinh hiệu lực

1.1.1 Đối với văn bản của cơ quan Nhà nước ở Trung ương
1.1.2 Văn bản của cơ quan nhà nước ở địa phương

1.2 Thời điểm kết thúc hiệu lực

1.3. Hiệu lực trở về trước

2.  Hiệu lực về không gian và đối tượng áp dụng.

2. 1 Hiệu lực về không gian của văn bản quy phạm pháp luật
2. 2  Hiệu lực về đối tượng thi hành

3. Trường hợp ngưng hiệu lực của văn bản.
4. Những trường hợp văn bản hết hiệu lực.

II. NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG VĂN BẢN QPPL

1. Những nguyên tắc chung
2. Nguyên tắc áp dụng văn bản QPPL của chính quyền địa phương trong trường hợp điều chỉnh địa giới hành chính

CHƯƠNG 8. SOẠN THẢO MỘT SỐ VĂN BẢN NHÀ NƯỚC

I. SOẠN THẢO NGHỊ QUYẾT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP

1. Tư cách sử dụng văn bản nghị quyết của HDND
2. Thể thức nghị quyết
3. Bố cục nội dung của nghị quyết
4. Phương pháp trình bày và mẫu nghị quyết

II. SOẠN THẢO QUYẾT ĐỊNH

1. Về tư cách sử dụng quyết định
2. Thể thức văn bản quyết định
3. Bố cục nội dung quyết định
4. Phương pháp trình bày quyết định và mẫu quyết định

III. SOẠN THẢO CHỈ THỊ

1. Về tư cách sử dụng
2. Thể thức chỉ thị
3. Bố cục nội dung của chỉ thị
4. Phương pháp trình bày chỉ thị và mẫu chỉ thị

IV. SOẠN THẢO CÔNG VĂN HÀNH CHÍNH

1. Thể thức công văn hành chính
2. Bố cục nội dung của công văn hành chính

2. 1.Soạn thảo công văn mời họp, mời dự hội thảo, hội nghị
2. 2. Soạn thảo công văn hỏi
2. 3. Soạn thảo công văn trả lời (công văn phúc đáp)
2. 4. Soạn thảo công văn đề nghị
2. 5. Soạn thảo công văn đôn đốc, nhắc nhở

3. Phương pháp trình bày và mẫu công văn hành chính

IV. SOẠN THẢO BÁO CÁO

1. Thể thức của báo cáo
2. Về công tác chuẩn bị viết báo cáo
3. Bố cục nội dung của báo cáo
4.  Phương pháp trình bày báo cáo và mẫu báo cáo

V. CÁCH VIẾT BIÊN BẢN HỘI NGHỊ

1. Thể thức biên bản
2. Cách ghi nội dung biên bản Hội nghị.
3. Phương pháp trình bày và mẫu biên bản

VI. CÁCH VIẾT TỜ TRÌNH

1. Thể thức của tờ trình
2. Nội dung chính của tờ trình

Giáo trình Xây dựng văn bản pháp luật - Đại học Luật Hà Nội

Những kiến thức cần năm vững của môn Kỹ thuật xây dựng văn bản pháp luật

I. Phần lý thuyết cần nắm vững

1. Trình bày tiêu chuẩn, yêu cầu để cho Văn bản pháp luật có chất lượng!

2. Các dạng văn bản áp dung pháp luật và văn bản hành chính khiếm khuyết

3. Phân biệt VB quy phạm PL và VB áp dụng PL

II. Phần soạn thảo văn bản (bao gồm soạn thảo quyết định và chỉ thị)

I. LÝ THUYẾT

1. Trình bày tiêu chuẩn, yêu cầu để cho Văn bản pháp luật có chất lượng!

Khái niệm: Văn bản pháp luật là văn bản do các chủ thể có thẩm quyền ban hành theo hình thức và thủ tục luật định, có nội dung chứa đựng ý chí của chủ thể ban hành luôn mang tính bắt buộc và được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh của nhà nước. Yêu cầu:

1.1. Tiêu chuẩn về chính trị (đảm bảo tính khả thi)

Văn bản pháp luật phải có nội dung phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng.

+ Văn bản pháp luật là phương tiện công cụ hữu hiệu nhất của Đảng, Nhà nước thực hiện chức năng quản lí xã hội của mình, cũng đồng thời là phương tiện truyền tải đường lối, chủ trương của Đảng vào thực tiễn cuộc sống thông qua cơ quan hành pháp. Nhà nước quản lí xã hội trên cơ sở đường lối chủ trương của Đảng nên cần phải có nội dung phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng như vậy mới đảm bảo được yếu tố chính trị. Đối với văn bản quy phạm pháp luật: sự nhất quán trong việc đưa ra các QĐ phù hợp với đường lối phát triển đất nước của Đảng, thể chế hóa đường lối, chủ trương đó thành QĐ chung thống nhất trên phạm vi toàn quốc hoặc địa phương. Đối với Văn bản áp dụng pháp luật: VB đó phải kịp thời tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị trong từng thời kì, giai đoạn cách mạng cụ thể của cơ quan nhà nước.

+ Văn bản pháp luật nếu như không đáp ứng đầy đủ về mặt chính trị sẽ phải bị hủy bỏ.

+ Văn bản pháp luật phải có nội dung phản ánh nguyện vọng, ý chí của nhân dân lao động: Trực tiếp tác động đến nhân dân lao động, nhân dân lao động vừa là chủ thể vừa là đối tượng của quyền lục nhà nước chịu sự tác động của việc tổ chức thực hiện Văn bản pháp luật của cơ quan hành pháp. Nhân dân thể hiện ý chí của mình qua việc đóng góp ý kiến và thảo luận các vấn đề kinh tế xã hội. Từ đó thực thi pháp luật bảo đảm lợi ích hài hòa giữa Nhà nước và nhân dân. Mục đích của Văn bản pháp luật là điều chỉnh trực tiếp mối quan hệ giữa Nhà nước và nhân dân bằng phương pháp mệnh lênh phục tùng nhưng nó vẫn phải đảm bảo ý chí và nhiệm vụ của nhân dân.

Ví dụ: Năm 2009, UBND TP Hà Nội QĐ về việc quản lí, vận chuyển, giết mổ gia cầm: cấm vận chuyển gia súc, gia cầm vào nội thành, đô thị, cấm vận chuyển bằng ôtô, xe máy và phương tiện thô sơ khác. Quyết định 51/2009 này không đảm bảo tính hợp pháp, hợp hiến, hợp lí nên bị bãi bỏ.

1.2. Tiêu chuẩn pháp lý (nhằm đảm bảo tính hợp pháp của Văn bản pháp luật)

+ Ban hành đúng thẩm quyền về hình thức Không phải chủ thể nào cũng có quyền ban hành Văn bản pháp luật. Các loại VB phong phú về mặt hình thức. Mỗi chủ thể theo QĐ của Quốc hội chỉ có thẩm quyền ban hành một số văn bản để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Ví dụ: pháp lệnh do UBTVQH ban hành, nhiệm vụ giải thích pl QĐ, chỉ thị, thông tư, do Bộ, cơ quan ngang Bộ ban hành được qui định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND…..

+ Văn bản pháp luật phải có nội dung hợp pháp: Văn bản pháp luật không phải tồn tại một cách biệt lập mà có quan hệ chặt chẽ mật thiết với nhau. Khi xem xét nội dung hợp pháp của Văn bản pháp luật cần xét tới mối quan hệ giữa các VB trong hệ thống Văn bản pháp luật, cần đối chiếu với những văn bản đang soạn thảo với nội dung của những văn bản có liên quan để đánh giá về sự phù hợp thống nhất giữa các văn bản. Đối với văn bản quy phạm pháp luật: vb của cấp dưới phải phù hợp với nội dung của vb do cấp trên ban hành Đánh giá nội dung hợp pháp của văn bản quy phạm pháp luật do UBND tỉnh ban hành đối chiếu vb trong mối quan hệ với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan TW và HĐND cùng cấp đã ban hành trước đó. Đối với Văn bản áp dụng pháp luật – Văn bản hành chính: các mệnh lệnh cá biệt đưa ra phải phù hợp với các QPPL hiện hành về nội dung và mục đích điều chỉnh. Bên cạnh đó Văn bản hành chính còn chứa đựng thêm quy phạm mệnh lệnh cá biệt chứa đựng trong văn bản quy phạm pháp luật của cấp dưới ban hành phải phù hợp với nội dung của các Văn bản áp dụng pháp luật có liên quan trực tiếp đến Văn bản hành chính đó.

Ví dụ: QH ban hành luật cán bộ công chức 2008, các NĐ, NQ được ban hành về nội dung có liên quan đến cán bộ, công chức thì phải tuân theo luật cán bộ công chức. QĐ xử phạt vi phạm hành chính khi được ban hành trước tiên phải tuân thủ qui định về quy phạm xử lí vi phạm hành chính. Thông báo cưỡng chế (hành chính) thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính có nội dung cá biệt được coi là hợp pháp khi phù hợp với các QPPL trong Luật Xử lý vi phạm hành chính và các mệnh lệnh trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

+ Văn bản pháp luật ban hành phải đúng thủ tục.

+ Văn bản pháp luật ban hành phải đúng thể thức, trình tự, thủ tục (tên gọi và thể thức)

1.Quốc hiệu
2. Cơ quan ban hành
3. Địa danh và thời gian ban hành
4. Tên gọi
5. Trích yếu
6. Dấu trong Văn bản pháp luật(đóng dấu)
7. Nơi nhận
8. Ký

+ Văn bản pháp luật phải có nội dung tương thích với những Điều ước VN đã kí kết với quốc tế chủ yếu đặt ra với văn bản quy phạm pháp luật Yêu cầu phù hợp, tương thích các chuẩn mực, thông lệ (yếu tố bình đẳng), các nguyên tắc pháp luật quốc tế…. thể hiện tính minh bạch, rõ ràng, khả thi trong văn bản quy phạm pháp luật mà liên trực tiếp. Ví dụ: Văn bản pháp luật liên quan đến quyền trẻ em, VN đã bỏ sót rất nhiều yêu cầu khi tham gia, gia nhập công ước trẻ em năm 1989. “ Công ước quyền trẻ em 1989 phê chuẩn 1990, luật quốc tế qui định trẻ em “dưới 10 tuổi” còn VN qui định trẻ em dưới 18 tuổi”. Không tương thích với điều ước quốc tế.

1.3. Tiêu chuẩn về khoa học

Nội dung phải phù hợp với thực tiễn, thực trạng kinh tế xã hội; phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp của dân tộc; đảm bảo về mặt kĩ thuật pháp lý (kỹ năng chuyên môn); ngôn ngữ; lôgic; tính khoa học;…

2. Các dạng văn bản áp dung pháp luật và văn bản hành chính khiếm khuyết

Thứ nhất, văn bản áp dụng pháp luật, văn bản hành chính thông dụng không đáp ứng yêu cầu về chính trị:

Văn bản áp dụng pháp luật, văn bản hành chính thông dụng được ban hành nhưng có nội dung không phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng bị coi là khiếm khuyết và buộc cơ quan có thẩm quyền tiến hành xử lý. Bên cạnh đó, văn bản có nội dung không phù hợp với ý chí của nhân dân cũng bị coi là khiếm khuyết về chính trị.

Thứ hai, văn bản áp dụng pháp luật, văn bản hành chính thông dụng không đáp ứng yêu cầu về pháp lí.

Đối với văn bản Áp dụng pháp luật, văn bản Hành chính thông dụng không đáp ứng yêu cầu về pháp lý được biểu hiện như sau: văn bản vi phạm thẩm quyền ban hành, văn bản có nội dung trái với QĐ của pháp luật, văn bản có sự vi phạm các QĐ về thể thức và thủ tục ban hành.

Một là văn bản Áp dụng pháp luật, văn bản Hành chính thông dụng vi phạm thẩm quyền ban hành

Văn bản Áp dụng pháp luật, văn bản Hành chính thông dụng vi phạm thẩm quyền bao gồm vi phạm thẩm quyền về hình thức và vi phạm thẩm quyền về nội dung

Văn bản pháp luật vi phạm thẩm quyền về hình thức là văn bản có tên gọi không đúng theo QĐ của pháp luật hiện hành.

Văn bản pháp luật vi phạm thẩm quyền về hình thức thường được biểu hiện thông qua các hoạt động như: Cơ quan ban hành văn bản sử dụng hình thức văn bản pháp luật thuộc thẩm quyền sử dụng của chủ thể khác, ví dụ: Hội đồng nhân dân ban hành quyết định; Sử dụng không đúng vai trò của văn bản đối với công việc được giải quyết, ví dụ sử dụng công văn, thông báo để đặt ra các quy phạm pháp luật;

Văn bản pháp luật vi phạm thẩm quyền về nội dung là văn bản mà chủ thể ban hành sử dụng để giải quyết công việc không thuộc thẩm quyền của mình theo QĐ của pháp luật.

Biểu hiện của sự vi phạm thẩm quyền về nội dung được thể hiện như sau: Cơ quan ban hành văn bản pháp luật giải quyết công việc hoàn toàn không thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của mình; Chủ thể ban hành văn bản để giải quyết công việc vượt thẩm quyền mà pháp luật QĐ đối với chủ thể đó, ví dụ Chánh án tòa án nhân dân cấp huyện phạt tiền đến 10. 000. 000 triệu đồng ( theo Luật xử lí vi phạm hành chính, mức phạt tiền tối đa của Chánh án tòa án nhân dân cấp huyện có quyền được áp dụng là 7. 500. 000) [4, Điều 48].

Hai là văn bản Áp dụng pháp luật, văn bản Hành chính thông dụng có nội dung trái với QĐ của pháp luật.

Văn bản Áp dụng pháp luật, văn bản Hành chính thông dụng là văn bản có nội dung trái với những quy phạm hoặc những mệnh lệnh không đúng với pháp luật hiện hành.

Biểủ hiện: Không viện dẫn hoặc viện dẫn không đúng những văn bản làm cơ sở pháp lí của văn bản đó; Nội dung của văn bản áp dụng pháp luật, văn bản hành chính thông dụng trái với QĐ của văn bản quy phạm pháp luật; văn bản hành chính có các QĐ mang tính quy phạm trái với các quy phạm pháp luật hiện hành; Các mệnh lệnh trong văn bản hành chính không đúng với những mệnh lệnh trong văn bản áp dụng pháp luật mà nó tổ chức thực hiện.

Ba là văn bản Áp dụng pháp luật, văn bản Hành chính thông dụng có sự vi phạm các QĐ các QĐ về thể thức và thủ tục ban hành.

Văn bản pháp luật có thể thức không đúng QĐ của pháp luật biểu hiện ở việc thiếu những đề mục cần thiết hoặc các đề mục được trình bày không đúng theo QĐ của pháp luật. Ví dụ: Văn bản áp dụng pháp luật không có trích yếu.

Văn bản pháp luật có thể có sự vi phạm về thủ tục. Ví dụ chủ thể ban hành văn bản không thực hiện những thủ tục được coi là cơ sở để xác định tính hợp pháp cho văn bản áp dụng pháp luật. Ví dụ: Không lập biên bản trước khi ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Thứ 3, Văn bản áp dụng pháp luật, văn bản Hành chính thông dụng không đáp ứng yêu cầu về khoa học.

Một là văn bản áp dụng pháp luật, văn bản Hành chính thông dụng có nội dung không phù hợp với thực trạng và quy luật vận động của đời sống xã hội. Đó là những văn bản pháp luật trong đó có các QĐ cao hơn hoặc thấp hơn thực trạng kinh tế – xã hội, phản ánh không chính xác, không kịp thời hiện thực xã hội nên những văn bản này thường không có tính khả thi. Bên cạnh đó, văn bản pháp luật có nội dung không phù hợp với đạo đức, phong tục tập quán tốt đẹp cũng là một dạng khiếm khuyết của văn bản pháp luật cần được chủ thể có thẩm quyền xem xét trong quá trình tiến hành xử lý văn bản pháp luật khiếm khuyết.

Hai là văn bản áp dụng pháp luật, văn bản Hành chính thông dụng khiếm khuyết về kĩ thuật pháp lí

Kĩ thuật pháp lí là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên một văn bản pháp luật có chất lượng. Tính logic, chặt chẽ về nội dung, đúng quy tắc về ngôn ngữ, phân chia sắp xếp hợp lí chính là những yêu cầu cơ bản của kĩ thuật pháp lí. Sự khiếm khuyết về kĩ thuật pháp lí của văn bản pháp luật biểu hiện ở việc nội dung không đủ để hoàn thiện chủ đề của văn bản; nội dung không tập trung, thống nhất; sắp xếp nội dung văn bản không logic, không rõ ràng; sử dụng ngôn ngữ không chuẩn mực.

Phân biệt văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật

 Khái niệm

– Theo Điều 1, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 QĐ: “văn bản quy phạm pháp luật là VB do Cq NN ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thq, hình thức, trình tự, thủ tục được QĐ trong Luật này hoặc trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được NN bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các Qhe xh”.

– VB áp dụng PL là VB do chủ thể có thq ban hành, theo hình thức và thủ tục PL QĐ, có Nd chứa đựng các mệnh lệnh nhằm GQ những công việc xác định, với những đối tượng cụ thể và được thực hiện một lần trong thực tế.

 Thẩm quyền

– Chủ thể có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật được QĐ tại Điều 1, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.

– Chủ thể có thẩm quyền ban hành VB áp dụng nhiều hơn chủ thể có thq ban hành văn bản quy phạm pháp luật, bao gồm các Cq NN; Thủ trưởng các Cq NN; CB, CC khi thi hành công vụ; cá nhân (người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển rời sân bay, bến cảng).

 Nội dung

– Nội dung của văn bản quy phạm pháp luật là chứa đựng quy tắc xử sự chung, đặt ra hành vi ứng xử mang tính khuôn mẫu.

– Nội dung của VB áp dụng PL là mệnh lệnh cụ thể, dựa trên cơ sở các QPPL để đặt ra các mệnh lệnh áp dụng GQ công việc phát sinh.

 Hình thức

– VB QP PL: Luật, văn bản dưới luật.

– VB AD PL: Bản án, quyết định…

 Về đối tượng thi hành

– Với văn bản quy phạm pháp luật, đối tượng thi hành luôn luôn chung chung, trừu tượng (người nào, mọi người, tổ chức nào, …)

– Với VB áp dụng PL đối tượng thi hành luôn cụ thể, xác định (có các dấu hiệu nhân thân nếu là cá nhân, tên gọi, địa chỉ nếu là tổ chức).

II. SOẠN THẢO

Khuyến cáo sử dụng bằng máy tính hoặc bản in nếu muốn xem hình thức chuẩn của bản thảo

1.Bổ nhiệm ông Nguyễn Văn A, sinh ngày … tháng… năm…, hiện là Trưởng phòng Tổ chức cán bộ giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở Tư pháp trong thời hạn 5 năm.

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 Số: … /QĐ-CTUBND Nghệ An, ngày. . . tháng. . . năm 20.. . . . .

QUYẾT ĐỊNH

Về việc bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở Tư pháp

CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH

– Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 ;

– Căn cứ Luật Cán bộ công chức năm 2008;

– Căn cứ Nghị định số 24/2010/NĐ-CP, ngày 15/3/2010 của Chính phủ, QĐ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;

– Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.Bổ nhiệm ông Nguyễn Văn A, sinh ngày … tháng … năm …….. , hiện là Trưởng phòng Tổ chức cán bộ giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở Tư pháp trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày … tháng … năm ……..

Điều 2. Ông Nguyễn Văn A có trách nhiệm bàn giao công việc đang đảm nhiệm và tiếp nhận công việc mới chậm nhất đến ngày … tháng … năm ……..

Điều 3. Ông Nguyễn Văn A được hưởng phụ cấp chức vụ bằng 0, 7 mức lương tối thiểu và các khoản phụ cấp khác (nếu có) theo QĐ của pháp luật hiện hành.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Tư pháp, Giám đốc Sở Tài chính, trưởng các đơn vị khác có liên quan và ông Nguyễn Văn A chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Điều 5. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Nơi nhận: TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
– Như Điều 4;
– Lưu: VP, SNV.
CHỦ TỊCH

2. Điều động ông Nguyễn Văn K, sinh ngày … tháng… năm…, hiện là chuyên viên Phòng Trung học phổ thông sang công tác tại Phòng Giáo dục thường xuyên của Sở GD DT tinh Nghệ An

UBND TỈNH NGHỆ AN
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: … /QĐ – SGDĐT Nghệ An, ngày. . . tháng. . . năm 20.. . . . .

QUYẾT ĐỊNH

Về việc điều động công chức

GIÁM ĐỐC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

– Căn cứ Quyết định số…/…/QĐ-UBND, ngày … tháng … năm … của UBND Tỉnh Nghệ An QĐ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo;

– Căn cứ Luật Cán bộ công chức năm 2008;

– Căn cứ Nghị định số 24/2010/NĐ-CP, ngày 15/3/2010 của Chính phủ, QĐ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức;

– Xét đề nghị của Trưởng Phòng Tổ chức cán bộ.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.Điều động ông Nguyễn Văn K, sinh ngày … tháng … năm…, hiện là chuyên viên Phòng Trung học phổ thông sang công tác tại Phòng Giáo dục thường xuyên của Sở, kể từ ngày … tháng … năm …

Điều 2. Ông Nguyễn Văn K có trách nhiệm bàn giao công việc đang đảm nhiệm và nhận nhiệm vụ mới chậm nhất đến ngày … tháng. năm ……..

Điều 3. Trưởng Phòng Hành chính tổng hợp, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ, Trưởng phòng Tài vụ, trưởng các đơn vị khác có liên quan và ông Nguyễn Văn K chịu trách nhiệm thi hành quyết định này. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Nơi nhận: GIÁM ĐỐC
– Như Điều 3;
– Lưu: VT, TCCB.
 (Chữ ký, đóng dấu)

3. Bầu các thành viên Ủy ban nhân dân thành phố K, Tỉnh H nhiệm kỳ 2011 – 2016

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ VINH 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số …/NQ-HĐND Nghệ An, ngày. . . . . tháng. . . . . năm 20.. . . . .

NGHỊ QUYẾT

Về việc bầu các thành viên UBND Nhiệm kì 2010 – 2015

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ VINH

Khoá… Kỳ họp thứ… từ ngày…tháng … năm …đến ngày…tháng … năm…

– Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 ;

– Căn cứ Nghị định 107/2004/NĐ – CP, ngày 01 tháng 4 năm 2004 của Chính Phủ về việc QĐ số lượng Phó Chủ tịch và cơ cấu thành viên ủy ban nhân dân các cấp;

– Theo Biên bản kiểm phiếu bầu các thành viên UBND thành phố Vinh, nhiệm kì 2011-2016.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1.Bầu các ông, bà có tên sau đây là thành viên UBND thành phố Vinh, nhiệm kì 2011-2016:

1.Ông Nguyễn Phú A.

2. Ông Hoàng Văn B

3. Bà Trần Thị C 4. Bà Lê Thị D

Điều 2. Thường trực HĐND, Chánh văn phòng HĐND, Trưởng Ban pháp chế và các ông, bà có tên tại điều 1 chịu trách nhiệm thi hành nghị quyết này.

Điều 3. Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân Thành phố Vinh, khóa…, kì họp thứ … thông qua ngày …tháng… năm ….

Nơi nhận: CHỦ TỊCH
– Như Điều 2;
– Lưu: VP, BPC.
 (Chữ ký, đóng dấu)

4. Chỉ đạo công tác tăng cường đảm bảo an toàn giao thông

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: …/CT-UBND  Hà Nội, ngày. . . tháng. . . năm 20.. . . . .

CHỈ THỊ

Về việc tăng cường công tác đảm bảo an toàn giao thông

Sau một thời gian triển khai thực hiện Luật Giao thông đường bộ và Chỉ thị số 05/CT-TTg, ngày 15 tháng 5 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc đề ra các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông. Thời gian vừa qua công tác an toàn giao thông trên đại bàn đã có những chuyển biến tich cực với sự cố gắng, nỗ lực của các cấp, các ngành, các đơn vị; sự tham gia ủng hộ, đồng thuận của nhân dân bước đầu tạo được nề nếp ở nhiều khu vực, nhiều tuyến phố. Tuy nhiên, đảm bảo an toàn giao thông tại một số quận, huyện và thị xã vẫn còn bộc lộ một số tồn tại, số vụ vi phạm về trật tự xây dựng và an toàn giao thông còn nhiều, vệ sinh môi trường còn nhiều vấn đề bất cập, ý thức của một bộ phận nhân dân còn hạn chế.. .

Để tiếp tục duy trì và phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế và để nâng cao ý thức trách nhiệm, tăng cường sự chỉ đạo, điều hành của các quận, huyện, thị xã, các phường, xã, thị trấn, các sở, ban, ngành Thành phố trong công tác trật tự an toàn giao thông; Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu:

1.Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã: Theo chức năng, nhiệm vụ được giao phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố về quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn; Chỉ đạo tăng cường công tác đảm bảo trật tự, tăng cường kiểm tra, kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm

2. Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Giám đốc Công an Thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã: Chỉ đạo tăng cường công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn; tăng cường kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm trật tự xây dựng và an toàn giao thông là nguyên nhân trực tiếp gây ra tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông, như: xây dựng, chỉnh trang các hạng mục công trình trên đường, hè phố không tuân thủ quy trình thi công đã được phê duyệt, các phương tiện chở quá tải trọng, quá số người cho phép; phương tiện không đảm bảo điều kiện kỹ thuật an toàn; điều khiển phương tiện phóng nhanh, vượt ẩu, đi không đúng làn đường, phần đường QĐ; lạng lách, đánh võng, đua xe trái phép; đỗ, dừng phương tiện không đúng QĐ; đi xe máy không đội mũ bảo hiểm; phương tiện hoạt động tại các tuyến đường, khu vực, thời gian cấm hoạt động; đón trả khách không đúng nơi QĐ; vận chuyển vật liệu, đất cát, phế thải không đảm bảo điều kiện về vệ sinh môi trường, làm rơi vãi trên đường phố.. .

3. Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã: Chỉ đạo thường xuyên kiểm tra, kiên quyết xử lý các hành vi lấn chiếm hè phố, lòng đường để bán hàng rong, kinh doanh dịch vụ, để vật liệu xây dựng, trông giữ xe, lợp mái che, mái vẩy, quảng cáo không đúng QĐ làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị. Rà soát, tổ chức giải tỏa các chợ tạm, chợ “cóc” ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường.

4. Giám đốc Sở Giao thông Vận tải: Chỉ đạo tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc thi công đào hè, đường, tránh tình trạng cấp phép đào hè đường tràn lan; giám sát đảm bảo thực hiện đúng QĐ và hoàn trả đảm bảo chất lượng, kịp thời, không ảnh hưởng đến trật tự giao thông. Chỉ đạo các đơn vị duy tu, duy trì giao thông chủ động kiểm tra, sửa chữa những đoạn đường, tuyển đường có mặt đường, hố ga bị hỏng, “ổ gà”, các điểm thường xuyên bị úng ngập cục bộ, xử lý ”điểm đen”.. . , đảm bảo an toàn giao thông.

5. Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch: Chỉ đạo các cơ quan thông tin, tuyên truyền, các quận, huyện, thị xã, các phường, xã, thị trấn tăng cường công tác tuyên truyền để nâng cao ý thức, nhận thức của các tầng lớp nhân dân Thủ đô đối với việc ủng hộ, tham gia công tác đảm bảo an toàn giao thông và vệ sinh môi trường trên địa bàn Thành phố. /.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc phải báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền để kịp thời giải quyết.

Nơi nhận: CHỦ TỊCH
– TTTU, TT HĐND TP;
– Các Sở, ban, ngành TP;
– UBND các quận, huyện, thị xã;
– Lưu: VP
 (Chữ ký, đóng dấu)

5. Chỉ thị quy phạm pháp luật của UBND thành phố T về việc phòng và chống tệ nạn xã hội trên địa bàn.

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: /…/CT-UBND T, ngày. . . tháng. . . năm 20.. .

CHỈ THỊ

Về việc phòng và chống tệ nạn xã hội trên địa bàn Thành phố T

Trong những năm qua, với nỗ lực của các cấp, các ngành cùng với Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể hoạt động văn hóa trên địa bàn TP đã có những bước phát triển khá tốt, góp phần đáp ứng nhu cầu nâng cao đời sống văn hóa của các tầng lớp nhân dân TP. Tuy nhiên, gần đây một số hiện tượng không lành mạnh trong các hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa xã hội đã gây tác hại xấu trong xã hội, bị dư luận xã hội lên án gay gắt. Có những tổ chức, cá nhân lợi dụng hoạt động dịch vụ văn hóa- xã hội đẻ dung túng, chứa chấp, tiếp tay cho các loại tệ nạn xã hội nhằm thu lợi bất chính. Một số hoạt động văn hóa bị bị lợi dụng biến thành các hoạt động phản văn hóa, tiêu cực, ma túy, mại dâm, cờ bạc,… diễn ra dưới nhiều hình thức trong các vũ trường, quán bar, điểm karaoke, nhà hàng, khách sạn,…

Tình trạng trên do nhiều nguyên nhân song trước tiên là do cơ quan chức năng, các cấp chính quyền buông lỏng trong quản, thiếu sự chỉ đạo, kiểm tra và xử lí kiên quyết kịp thời đối với các hành vi vi phạm pháp luật của các tổ chức và cá nhân. Để chấn chỉnh và làm lành mạnh hóa các hoạt động văn hóa xã hội, tăng cường quản lí nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ văn hóa xã hội góp phần thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu 3 năm – giảm ma túy – giảm tệ nạn mại dâm và giảm tội phạm theo Nghị Quyết Đại hội Đảng bộ thành phố, thực hiện chỉ đạo của thủ tướng chính phủ tại công điện số 358/CP- VX ngày 15/6/2011, UBND thành phố chỉ thị:

1.Thủ trưởng các sở ngành thành phố và Chủ tịch UBND các quận, huyện thực hiện những công việc sau: – Tăng cường việc cấp mới giấy phép hành nghề và đăng kí kinh doanh hoạt động karaoke, vũ trường, CLB khiêu vũ, masage, quán bar, … trên địa bàn thành phố cho đến khi có chỉ đạo mới của UBND TP. – Đối với những cơ sở, dịch vụ hiện có phải cam kết thực hiện đúng qui định của Nhà nước, tăng cường kiểm tra thường xuyên và xử lí nghiêm đối với các trường hợp vi phạm theo qui định của pháp luật.

2. Công an TP, Sở kế hoạch và đầu tư, Sở văn hóa thông tin, Sở Lao động thương binh và xã hội, Sở Thương mại, Sở Du lịch, Sở y tế phối hợp với UBND các quận huyện tập trung triển khai việc kiểm tra, xử lí nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh, dịch vụ nói trên.

3. Chủ tịch UBND và Trưởng công an quận huyện, phường, thị xã, thị trấn cần có kế hoạch và biện pháp cụ thể thực hiện yêu cầu, nắm chắc tình hình, quản lí chặt chẽ địa bàn dân cư và phải chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước cấp trên về những hoạt động tiêu cực, tệ nạn xã hội xảy ra trên địa bàn mình phụ trách.

4. Các ngành, các cấp có kế hoạch đồng bộ và biện pháp hóa cụ thể để đẩy mạnh phòng, chống các tệ nạn xã hội, trước mắt thực hiện ngay các biện pháp cấp bách để ngăn chặn tệ nạn ma túy, mại dâm thực hiện tốt chương trình mục tiêu 3 giảm năm 2011 của UBND TP.

5. Giao Sở Văn hóa- thông tin chủ trì phối hợp với Sở Tư pháp,, Sở kế hoạch và đầu tư, Sở văn hóa thông tin, Sở Lao động thương binh và xã hội, Sở Thương mại, Công an TP thực hiện ngay việc rà soát lại các QĐ hiện hành và đề xuất các QĐ tạm thời trong việc quản lí hoạt động của các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa xã hội, vũ trường, điểm karaoke, quán bar, …. trình UBND TP xem xét ban hành.

6. Đề nghị Ủy ban mặt trận tổ quốc và các Đoàn thể Tp tiếp tục đẩy mạnh phong trào phòng chống tệ nạn xã hội, vận động phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng khu phố văn hóa, đời sống văn hóa.

7. Yêu cầu thủ trưởng các Sở, ngành, ban Tp ; UBND các quận, huyện, thị xã, có trách nhiệm tổ chức thi hành Chỉ thị này.

Trong quá trình thực hiên, nếu có vướng mắc, khó khăn gì yêu cầu các đơn vị báo cáo về văn phòng UBND để kịp thời giải quyết. Chỉ thị này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký ban hành.

Nơi nhận:  CHỦ TỊCH
– Như mục 7;
-. . . . . . . . . . . . . ;
– Lưu: VPUB.
(Chữ ký, đóng dấu)

6. Chỉ thị tăng cường chỉ đạo chương trình xóa đói giam nghèo trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: /…/CT- CT UBND Thanh Hóa, ngày.. . tháng.. . năm 20…

CHỈ THỊ

Về việc tăng cường chỉ đạo chương trình xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Trong những năm qua, dưới sự chỉ đạo của các cấp ủy chính quyền, sự hỗ trợ của đoàn thể, phong trào xóa đói giảm nghèo và việc triển khai chương trình 135 và Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của chính phủ có chỉ ra một số mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo, trên địa bàn tỉnh phát động sâu rộng đã giúp được nhiều hộ vượt qua đói nghèo, một số vươn lên khá giả. Tuy nhiên, đến Nghệ An trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều hộ đói nghèo tập trung chủ yếu ở nông thôn và miền núi. Sự phân hóa giàu nghèo tăng lên. Ngoài nguyên nhân khách quan do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, thiếu đất canh tác, còn nhiều nguyên nhân chủ quan: công tác thực hiện không hiệu quả, ý thức người dân kém,…
Để thực hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo, chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ban, ngành, cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND huyện tập trung chỉ đạo thực hiện tốt một số công việc sau:

1.Phát huy sâu rộng phong trào tiết kiệm để tập trung nguồn lực cho công tác xóa đói giảm nghèo. Nhưng tiết kiệm không đồng nghĩa giảm chi phí, cần thiết xây dựng cơ sở hạ tầng, thiết bị, máy móc phục vụ cho nền kinh tế.

2. Khai hoang, phục hóa thêm quỹ đất. Thực hiện thâm canh, tăng vụ tạo hiệu quả, nâng cao năng suất trong nông nghiệp, đổi mới cơ cấu cây trồng phù hợp với từng loại đất, từng mùa vụ. Sử dụng đất nông nghiệp để xây dựng theo công nghiệp, giao thông, đô thị phải trên cơ sở giải quyết việc làm và thu nhập cho nông dân. Việc giao đất trồng rừng, bảo vệ rừng bảo đảm cho người dân sống được bằng nghề rừng.

3. Có chính sách và cơ chế để khôi phục và phát triển ngành nghề truyền thống ở nông thôn, mở mang tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ. Đưa công nghiệp nhỏ vào nông thôn như công nghiệp chế biến nông – lâm – thủy sản, sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu để tạo thêm việc làm và thu nhập hộ nghèo.

4. Tổ chức giúp đỡ và vận động các hộ nông dân nghèo đến vùng kinh tế mới tránh tập trung hộ nghèo trên địa bàn. Hoặc hỗ trợ vay vốn mua sắm tư liệu sản xuất, hỗ trợ đào tạo nhiều ngành nghề nhằm giải quyết việc làm, tăng thêm thu nhập.

5. Mở rộng hình thức tín dụng cho hộ nghèo vay với cơ chế phối hợp… huy động nguồn vốn ít tổ chức xã hội tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế.

6. Từng bước thực hiện chính sách miễn giảm học phí và cấp học bổng cho con em các hộ nghèo, nhất là con em đồng bào thiểu số, đào tạo nghề miễn phí. Thực hiện chính sách miễn giảm học phí chữa bệnh cho hộ nghèo, từng bước mở rộng hình thức cấp miến phí thẻ bảo hiểm y tế cho hộ nghèo.

7. Yêu cầu các sở, ban, ngành trong tỉnh, Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn có trách nhiệm tính toán định kì kết quả xóa đói giảm nghèo để kịp thời kiến nghị sửa đổi cơ chế, chính sách cho phù hợp, có trách nhiệm phối hợp với ban lãnh đạo các cấp thực hiện tốt chương trình xóa đói giảm nghèo và trực tiếp chỉ đạo công tác này. Nếu có khó khăn, vướng mắc gì phải báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền để kịp thời giải quyết.

8. Chỉ thị này có hiệu lực kể từ ngày kí.

Nơi nhận: CHỦ TỊCH 
– Như mục 7 ;
– Lưu: VT, VPUB.
(Ký tên, đóng dấu)

7. Chỉ thị về công tác bảo vệ môi trường

THỦ TƯỚNG
CHÍNH PH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: /…/CT- TTg .. . , ngày. . . tháng. . . năm 20…

CHỈ THỊ

Về việc triển khai công tác bảo vệ môi trường năm 2009 trên địa bàn TP

Căn cứ Quyết định số 34/2005/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước;

Trong năm qua, công tác bảo vệ môi trường ở TP có nhiều tiến bộ. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục về môi trường được chú ý hơn.

Nhận thức của toàn xã hội về tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường đã được nâng lên. Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đã được tăng cường; môi trường ở đô thị, nông thôn, khu vực sản xuất, chế biến và dịch vụ ngày càng được cải thiện; công tác bảo vệ, phát triển và khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên được chỉ đạo cụ thể. Tuy nhiên, môi trường trên địa bàn TP gần đây bị suy thoái do tác động tiêu cực của con người diễn ra ngày càng rõ rệt. Đó là tình trạng xả rác thải bừa bãi, nước thải trong các khu dân cư, khí thải, dầu nhớt chưa đúng nơi QĐ; việc lạm dụng phân bón, hoá chất gây ô nhiễm môi trường vẫn còn xảy ra khá phổ biến, nhưng chậm khắc phục, làm ảnh hưởng đến môi trường, cảnh quan và sức khoẻ của người dân. Tình trạng khai thác rừng, tài nguyên nước, khoáng sản trái phép vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi. Nguồn lực đầu tư của Nhà nước, của các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư cho bảo vệ môi trường còn rất hạn chế. Điều kiện đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, cung cấp nước sạch ở đô thị, nông thôn còn thấp.

Để triển khai thực hiện có hiệu quả công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện, Uỷ ban nhân dân (UBND) TP HCM Chỉ thị:

1.Thủ trưởng các phòng, ban, ngành, trường học và Chủ tịch UBND các quận, huyện, phường trên địa bàn TP tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, Kế hoạch của Tỉnh uỷ tới cán bộ, công chức, viên chức, học sinh và nhân dân thuộc lĩnh vực, địa bàn quản lý, nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường.

2. Giao Phòng Tài nguyên và Môi trường triển khai các nhiệm vụ sau:

– Tham mưu UBND huyện ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các QĐ, chương trình, kế hoạch bảo vệ môi trường;

– Chủ trì phối hợp Phòng Tư pháp tham mưu UBND TP kế hoạch tập huấn Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đến các ban, ngành, đoàn thể, trạm, trại, UBND các quận, huyện, phường trên địa bàn TP;

3. Phòng Nội vụ có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND các quận, huyện, phường tham mưu cho UBND TP tăng cường nhân lực bộ máy quản lý nhà nước về môi trường cấp quận, huyện và cấp phường để đáp ứng nhu cầu của nhiệm vụ quản lý Nhà nước về môi trường.

4. Phòng Tài chính kế hoạch chủ trì phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường; UBND các quận, huyện, phường trong việc bảo đảm nguồn ngân sách tài chính theo QĐ của TP, quận, huyện chi cho các hoạt động bảo vệ môi trường trên địa bàn TP.

5. Phòng Văn hoá thông tin, Phòng Tư pháp tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp với Đài Truyền thanh – Truyền hình huyện tổ chức thường xuyên các nội dung tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường.

6. Thanh tra huyện, đội Cảnh sát môi trường huyện phối hợp với phòng Tài nguyên và Môi trường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về môi trường theo QĐ của pháp luật;

7. Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo, hiệu trưởng các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông quán triệt sâu rộng trong toàn thể giáo viên, học sinh phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường tại trường học, đường phố và nơi công cộng.

8. Đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP và các tổ chức chính trị – xã hội trong TP tổ chức tuyên truyền, vận động các thành viên của tổ chức và nhân dân tham gia bảo vệ môi trường, giám sát việc thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường.

9. Uỷ ban nhân dân các quận, huyện, phường có trách nhiệm xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý. Tổ chức hướng dẫn mỗi gia đình, cá nhân có trách nhiệm thực hiện việc bảo vệ môi trường khu dân cư, nơi công cộng như sau:

– Không vứt rác bừa bãi. Phải thu gom, chuyển chất thải sinh hoạt đúng nơi QĐ;

– Không được phát tán khí thải, gây tiếng ồn vượt qua tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, sinh hoạt của cộng đồng dân cư xung quanh;

– Không đổ nước thải ra đường, các nơi công cộng. Mỗi gia đình phải thu gom nước thải vào hệ thống bể tự hoại, hầm chứa hoặc cho vào hệ thống thoát nước công cộng;

– Sử dụng hố xí hợp vệ sinh;

– Trồng cây xanh góp phần giảm ô nhiễm môi trường, tạo cảnh quan;

– Tự giác chấp hành các QĐ về bảo vệ môi trường của chính quyền địa phương, xây dựng gia đình văn hoá;

– Đóng góp đầy đủ lệ phí thu dọn vệ sinh;

– Vận động mọi người cùng tham gia việc bảo vệ môi trường. Yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và Chủ tịch UBND các quận, huyện, phường, xã, thị trấn triển khai thực hiện Chỉ thị này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh vướng mắc, thông qua Phòng Tài nguyên và Môi trường báo cáo UBND TP xem xét, chỉ đạo. Giao trách nhiệm cho Phòng Tài nguyên và Môi trường theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện Chỉ thị này. Chỉ thị này có hiệu lực sau 7 ngày, kể từ ngày ký. /.

Nơi nhận: THỦ TƯỚNG
– UBND TP;
– Sở Tài nguyên và Môi trường;
– Sở Tư pháp;
– Thường trực HĐND TP;
– Quyền chủ tịch, các UBND quận, huyện, phường, xã, thị trấn;
– Các cơ quan, đơn vị trên địa bàn TP ;
– UBND các quận, huyện, phường, xã, thị trấn;
– Lưu: VT.
.. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Các tìm kiếm liên quan đến đề cương môn Xây dựng văn bản pháp luật, đề thi môn xây dựng văn bản pháp luật trường đại học luật hà nội, bài tập thực hành môn xây dựng văn bản pháp luật, nhận định đúng sai môn xây dựng văn bản pháp luật, bài tập tình huống xây dựng văn bản pháp luật, bài tập môn xây dựng văn bản pháp luật có đáp án, giáo trình xây dựng văn bản pháp luật, trắc nghiệm môn xây dựng văn bản pháp luật, giáo trình xây dựng văn bản pháp luật pdf

Nội dung cơ bản môn Kỹ thuật xây dựng văn bản pháp luật?

Nội dung cơ bản môn Kỹ thuật xây dựng văn bản pháp luật:
Chương 1: Khái quát về xây dựng văn bản pháp luật
Chương 2: Hệ thống văn bản nhà nước
Chương 3: Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản nhà nước
Chương 4: Ngôn ngữ trong văn bản pháp luật. Xây dựng và trình bày QPPL
Chương 5: Quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Chương 6: Kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật
Chương 7: Hiệu lực và nguyên tắc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật
Chương 8: Soạn thảo một số văn bản nhà nước

Tiêu chuẩn, yêu cầu để cho văn bản pháp luật có chất lượng?

Văn bản pháp luật là văn bản do các chủ thể có thẩm quyền ban hành theo hình thức và thủ tục luật định, có nội dung chứa đựng ý chí của chủ thể ban hành luôn mang tính bắt buộc và được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh của nhà nước. Yêu cầu:
– Tiêu chuẩn về chính trị (đảm bảo tính khả thi);
– Tiêu chuẩn pháp lý (nhằm đảm bảo tính hợp pháp của Văn bản pháp luật);
– Tiêu chuẩn về khoa học.

5/5 - (2 bình chọn)

Phản hồi

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền