So sánh trách nhiệm hình sự và trách nhiệm hành chính

Chuyên mụcLuật hành chính, Luật hình sự So sánh trách nhiệm hình sự và trách nhiệm hành chính

Trách nhiệm trách nhiệm pháp lý hình sự (còn gọi là hình phạt) và trách nhiệm hành chính (còn gọi là xử phạt) có những điểm giống và khác nhau cơ bản sau đây

 

Xem thêm:

 

  Trách nhiệm hình sự Trách nhiệm hành chính
Khái niệm Trách nhiệm hình sự là trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với các cá nhân, pháp nhân thương mại vi phạm pháp luật phải chịu những hậu quả pháp lý bất lợi về hành vi phạm tội của mình.. Trách nhiệm hành chính là loại trách nhiệm pháp lý đặt ra đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính hay nói cách khác trách nhiệm hành chính là trách nhiệm thi hành nghĩa vụ do pháp luật hành chính quy định và trách nhiệm phát sinh do vi phạm nghĩa vụ đó.
Tuổi chịu trách nhiệm – Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
– Người từ đủ 14 tuổi trở lên đến dưới 16 tuổi chịu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
– Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính do cố ý.
– Người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt đối với mọi hành vi vi phạm hành chính.
Tính chất Trách nhiệm hình sự được phản ánh qua bản án hay quyết định có hiệu lực của Tòa án. Trách nhiệm hành chính được thể hiện thông qua quyết định hành chính, hành vi hành chính hay quyết định kỷ luật của cá nhân, tổ chức có thẩm quyền.
Giống nhau: Đều là những hậu quả pháp lý bất lợi mà chủ thể phải gánh chịu khi vi phạm pháp luật.
Đặc điểm Là loại trách nhiệm pháp lý được áp dụng để xử lý các vi phạm hình sự do pháp luật hình sự quy định. Trách nhiệm hình sự có mức độ nghiêm khắc hơn trách nhiệm hành chính. Là loại trách nhiệm pháp lý được áp dụng để xử lý các vi phạm hành chính.
Giống nhau: Đều là trách nhiệm của chủ thể trong quan hệ pháp luật đối với Nhà nước.
Thẩm quyền áp dụng Tòa án nhân dân các cấp – Cá nhân:
+ Thủ trưởng, phó thủ trưởng, cán bộ công chức; hoặc
+ Cá nhân có thẩm quyền khác;
– Tổ chức:
+ Ủy ban nhân dân,
+ Tòa án,
+ Cơ quan công an hoặc cơ quan có thẩm quyền khác.
Giống nhau: Là các cá nhân, tổ chức, cơ quan trong bộ máy Nhà nước
Đối tượng áp dụng – Cá nhân;
(- Pháp nhân thương mại)
– Công dân Việt Nam,
– Công dân nước ngoài, người không quốc tịch.
– Tổ chức.
Hình thức xử lý Hình phạt cao nhất là tử hình. Từ cảnh cáo đến phạt tiền, mang tính chất nhẹ hơn với xử lý trách nhiệm hình sự.
Giống nhau:
– Đều có hình thức xử lý, gồm:
+ Hình phạt chính;
+ Hình phạt bổ sung cùng với các biện pháp khắc phục hậu quả, các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm.- Hệ thống chế tài của pháp luật hành chính và pháp luật hình sự đều rất đa dạng và phong phú các mức xử phạt áp dụng cho các mức vi phạm khác nhau.
Thủ tục áp dụng Thủ tục xử lý vi phạm hình sự được tiến hành theo trình tự đặc biệt theo quy định đặc biệt mà cơ quan phải thực hiện thường mất nhiều thời gian hơn nhiều so với thủ tục xử lý vi phạm hành chính.
Thời hạn ra quyết định xử phạt hành chính ngắn, đối với những vụ việc phức tạp là 30 ngày, nếu cần xác minh thêm cũng chỉ thêm 30 ngày.
Thời hạn ra quyết định hình sự lâu hơn nhiều tùy thuộc vào tình tiết vụ án.
Thủ tục xử lý vi phạm hành chính, gồm: Thủ tục đơn giản và thủ tục đầy đủ được tiến hành đa phần nhanh chóng có thể ngay khi vi phạm xảy ra.
Giống nhau:

Đều được tiến hành theo thủ tục nhất định do pháp luật quy định.

 

 

Căn cứ pháp lý:

  • Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
  • Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

 


Các tìm kiếm liên quan đến so sánh trách nhiệm hình sự và trách nhiệm hành chính: phân biệt trách nhiệm hình sự và trách nhiệm hành chính, sự khác nhau giữa trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự, so sánh trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự, so sánh trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự, so sánh trách nhiệm hành chính và trách nhiệm kỷ luật, so sánh các loại trách nhiệm pháp lý

5/5 - (1 bình chọn)

Phản hồi

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền