Các đặc điểm của Trách nhiệm hình sự

Chuyên mụcLuật hình sự Trách nhiêm hình sự

Trách nhiệm hình sự là gì?

Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm, là một dạng trách nhiệm nghiêm khắc nhất trong các trách nhiệm pháp lý, được xác định bằng trình tự đặc biệt được quy định trong luật tố tụng hình sự, phản ánh trong bản án hoặc quyết định có hiệu lực của Tòa án.

 

Các nội dung liên quan:

 

Các đặc điểm của Trách nhiệm hình sự

1. Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm

Xuất phát từ nguyên tắc có luật, có tội và trách nhiệm hình sự, nên Trách nhiệm hình sự chỉ đặt ra khi có một tội phạm được thực hiện. Điều 2 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định: “Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật Hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự.”.

Chính việc thực hiện tội phạm là sự kiện pháp lý làm phát sinh Trách nhiệm hình sự. Do vậy, Trách nhiệm hình sự phát sinh và tồn tại khách quan kể từ khi tội phạm được thực hiện không phụ thuộc vào việc cơ quan có thẩm quyền đã phát hiện được tội phạm và người phạm tội chưa.

2. Trách nhiệm hình sự là một dạng trách nhiệm nghiêm khắc nhất trong các trách nhiệm pháp lý

Trách nhiệm pháp lý gồm nhiều loại:

Tính chất nghiêm khắc vượt trội của Trách nhiệm hình sự thể hiện ở chổ người phạm tội bị Tòa án kết án, phải chịu hình phạt và các biện pháp tư pháp và mang án tích,

Hình phạt, biện pháp tư pháp và án tích vừa là nội dung của Trách nhiệm hình sự vừa là hình thức thực hiện Trách nhiệm hình sự

Bằng việc ra bản án kết tội đối với một người, tòa án nhân danh nhà nước chính thức lên án người phạm tội. Hình phạt là biện pháp cưỡng chế chủ yếu của luật hình sự không chỉ hạn chế quyền tự do, quyền tài sản, quyền chính trị mà thậm chí có thể tước bỏ cả quyền sống của người phạm tội.

Ngoài ra, người bị kết án phải chấp hành các biện pháp tư phap như bị tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm, trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại, buộc công khai xin lỗi, bắt buộc chữa bệnh, giáo dục tại phường xã thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng.

Án tích là một tình trạnh pháp lý bất lợi về hình sự đối với người phạm tội thể hiện ở chổ án tích là dấu hiệu định tội dối với một số trường hợp được quy định tại Phần các tội phạm BLHS. Án tích cũng là điều kiện để xác định tái phạm, tái phạm nguy hiểm trong vụ án hình sự. Người phạm tội bị mang án tích kể từ khi bị kết án cho đến khi được xóa án hoặc miễn Trách nhiệm hình sự.

3. Trách nhiệm hình sự là trách nhiệm cá nhân của người phạm tội trước nhà nước.

Đặc điểm này xuất phát từ quan hệ pháp luật hình sự là quan hệ giữa Nhà nước và người phạm tội và hàm chứa hai nội dung.

Trách nhiệm hình sự là trách nhiệm cá nhân của người phạm tội. Những người thân thích của họ không phải cùng chịu Trách nhiệm hình sự. Một người khi phạm tội đã gây nguy hiểm cho xã hội thì cá nhân họ phải chịu TN về việc phạm tội.

Với ý nghĩa là phản ứng của Nhà nước trước tội phạm nên Trách nhiệm hình sự mang tính công công. Nghĩa là chỉ có Nhà nước mới có thẩm quyền truy cứu Trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Người phạm tội không chịu Trách nhiệm hình sự trước cá nhân hoặc tổ chức đã bị tội phạm trực tiếp gây thiệt hại.

4. Trách nhiệm hình sự được xác định bằng trình tự đặc biệt được quy định trong luật tố tụng hình sự

Chỉ có những cơ quan tiến hành tố tụng mới có thẩm quyền xác định Trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Việc xác định Trách nhiệm hình sự đó không được tùy tiện mà phải tuân thủ trình tự, thủ tục tố tụng chặt chẽ để tránh oan sai, bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự.

5. Trách nhiệm hình sự được phản ánh trong bản án hoặc quyết định có hiệu lực của Tòa án

Quyết định về Trách nhiệm hình sự chỉ có thể được thể hiện trong bản án hoặc quyết định của Tòa án, Kết quả của việc xác định Trách nhiệm hình sự theo luật tố tụng hình sự phải được phản ánh trong phán quyết kết tội của tòa án thể hiện bản án hoặc quyết định của Tòa án.

Trách nhiệm hình sự phát sinh khi một tội phạm được thực hiện. Trách nhiệm hình sự được thực hiện kể từ khi bản án kết tội có hiệu lực và được đưa ra thi hành. Trách nhiệm hình sự chấm dứt thì không còn những tác động pháp lý về hình sự bất lợi đối với người phạm tội. Trong thực tiễn, Trách nhiệm hình sự chấm dứt khi người phạm tội được miễn Trách nhiệm hình sự hoặc được xóa án tích.

 


Các tìm kiếm liên quan đến Các đặc điểm của Trách nhiệm hình sự: các hình thức của trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hình sự chấm dứt khi nào, trách nhiệm hình sự và hình phạt, khái niệm và đặc điểm của trách nhiệm hình sự, cơ sở của trách nhiệm hình sự, các loại trách nhiệm hình sự, ví dụ về trách nhiệm hình sự, truy cứu trách nhiệm hình sự là gì

5/5 - (1 bình chọn)

Phản hồi

  1. xin chào, thích học luật… hiện tại tôi đang làm một bài viết, tôi có thể xin tên tác giả để trích nguồn khi viết bài được không? cảm ơn

    • Chào bạn!
      Tác giả của bài này là Nguyễn Văn Thoáng, bạn có thể để nguồn là “Chuyên trang học luật trực tuyến (hocluat.vn)”!

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền